K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2018

lên mạng mà tra

3 tháng 1 2018

Danh từ chỉ sự vật , người ,đồ vật, con vật ,cây cối

Động từ chỉ trạng thái ,hoạt động ,...

Nêu một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái.

Trả lời :

Điểm giống: Có đầy đủ các bộ phận cơ thể: chân, tay, mặt, mũi,..

Khác nhau:

Bạn gái thường để tóc dài, con trai thường để tóc ngắn;

Con gái mặc váy đồng phục còn bạn trai mặc quần đồng phục,..



 

tham khảo

Điểm giống: Có đầy đủ các bộ phận cơ thể: chân, tay, mặt, mũi,..

Khác nhau:

Bạn gái thường để tóc dài, con trai thường để tóc ngắn;

Con gái mặc váy đồng phục còn bạn trai mặc quần đồng phục,..

k cho mk với!


 

12 tháng 12 2017
Truyền thuyếtTruyện cổ tích

- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Có cốt lõi lịch sử

- Thái độ và cách đánh giá của nhân dân

- Có yếu tố hoang đường

- Có chi tiết tưởng tượng

- Ước mơ về chiến thắng giữa điều tốt với điều xấu

12 tháng 12 2017

 Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

15 tháng 2 2017

50 cái vì sao?

vì mỗi đội 5 bạn , mỗi bạn được bắt tay 5 cái vơi những bạn đội bên kia , như thế 5 bạn bắt tay được 25 cái

vì có 2 đội nên 25 nhân 2 bằng 50 

nhớ k cho tớ đấy nhé

15 tháng 2 2017

cho các bạn lớp 5c là a;b;c;d;e

còn các bạn lớp 5b là l;m;n;p;q

bạn a có thể bắt tay với l;m;n;p;q             bạn b có thể bắt tay với l;m;n;p;q

mỗi bạn có thể bắt tay 5 lần với đội còn lại

vậy số lần bắt tay là: 5x5=25

9 tháng 3 2017

vậy 1 giờ cả hai xe đi là 42 :2 = 21 

xe A là (21 + 3) : 2 = 12 km / h

xe B là 21 - 12 = 9 km/h

31 tháng 12 2016

Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

31 tháng 12 2016

Giống nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:

-đều là loại truyện dân gian

-đều có yếu tố tưởng tưởng kì ảo

Khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:

 
Truyền thuyếtTruyện cổ tích
kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thòi quá khứKể về cuộc đời số phận của một số kiểu nhan vật
thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kểthể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự kiện lịch sửGiàu yếu tố hoang đường, tính tưởng tưởng bay bổng
 
  

Giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:đều có chi tiết gây cười

Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Mượn chuyện về loài vật để nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sốngNhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
  
24 tháng 11 2017

 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích. 
a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
b) Sự khác nhau:

Truyền thuyết

-  Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).

Truyện cổ tích
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
2a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
- Có yếu tố gây cười.

b) Sự khác nhau:
-Mục đích:

Ngụ ngôn

+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Sử dụng cách nói ẩn dụ, ngụ ý.
Mục đích:

Truyện cười

+ Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.Sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp.

28 tháng 11 2017

bùi khánh huy trả lời rồi sao cậu ko chọn câu trả lời này

13 tháng 5 2021

DỄ ỢT ĐỒ CON BÒ ÓC BÃ ĐẬU NHÀ LM ĐẬU AK 

17 tháng 12 2016

Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: cụm danh từ Thảo Cầm Viên.

17 tháng 12 2016

1. Cụm từ
1.1. Khái niệm chung

– Khi các từ được kết hợp với nhau theo những quan hệ khác nhau ta sẽ thu được các đơn vị cú pháp. Đơn vị cú pháp nhỏ nhất là cụm từ. Đó là những tổ hợp từ gồm từ hai từ trở lên, trong đó có ít nhất là một thực từ. Ví dụ :
tôi và anh
đẹp nhưng lười
thành phố bên sông

– Trong ngôn ngữ, có hai loại cụm từ : cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ cố định (thành ngữ và quán ngữ) là đơn vị từ vựng, còn cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp. Do vậy, ở đây chúng ta chỉ nói về cụm từ tự do mà thôi.

– Cụm từ tự do có vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo câu vì các cụm từ tự do đảm đương chức năng của các thành phần câu. Ví dụ, trong câu :
« Gió to đã làm đổ những cây cổ thụ. »,
có ba cụm từ :
gió to/ đã làm đổ/ những cây cổ thụ.
‘Gió to’ là chủ ngữ; ‘đã làm đổ’ là vị ngữ, và ‘những cây cổ thụ’ là bổ ngữ.

– Mỗi ngôn ngữ có những cách thức khác nhau để cấu tạo các cụm từ, vì vậy không nắm vững các nguyên tắc cấu tạo cụm từ trong tiếng Việt sẽ dẫn đến việc tạo ra những câu không đúng ngữ pháp.

– Cần phân biệt cụm từ với giới ngữ : Cụm từ không bao giờ bắt đầu bằng giới từ. So sánh :
về việc này (giới ngữ)
tin mới về việc này (cụm từ)

– Trong các nghiên cứu ngữ pháp, người ta phân biệt ba loại cụm từ : cụm liên hợp, cụm chính phụcụm chủ-vị. Ví dụ :
đắt nhưng bền (cụm liên hợp)
thời buổi khó khăn (cụm chính phụ)
cái bảng treo (cụm chủ-vị)

– Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến các cụm từ chính phụ là loại cụm từ mang nhiều đặc trưng cú pháp của tiếng Việt.
Cụm chính phụ được chia thành: cụm danh từ, cụm động từ, và cụm tính từ.

1.2. Cụm danh từ

– Cụm danh từ là loại cụm từ, trong đó thành tố trung tâm là danh từ còn các thành tố phụ là những từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đó.

– Cụm danh từ gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

phần phụ trước + danh từ trung tâm + phần phụ sau

Phần phụ trước có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ1 + Đ2 + Đ3

+ Đ3 là định tố đứng ngay trước danh từ trung tâm. Đó có thể là:

* danh từ loại thể : cái, con, chiếc, quả, tấm, bức, ngài, vị… Ví dụ :

con voi; cái vườn; bức tường.

Thành phần này có thể mở rộng bằng cách kết hợp danh từ loại thể cái với các danh từ loại thể khác (trừ danh từ chiếc) để nhấn mạnh hoặc thể hiện những thái độ khác nhau của người nói. Ví dụ :
1) Cái con mèo này chỉ hay ăn vụng.
2) Cái tấm rèm kia hợp hơn với màu cửa sổ;
3) Ai cũng kêu cái vị lãnh đạo bất tài đó.

* danh từ chỉ đơn vị đo lường, ví dụ : thước, lít, cân, ngụm, nắm… Ví dụ :
1) Cho tôi mua ba thước vải!
2) Mỗi ngày nó uống hết một lít sữa.
3) Ngày nào ông ấy cũng phải uống vài ngụm rượu.

+ Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng. Đó có thể là :

* định từ chỉ số lượng như: những, các, mọi, mỗi, một, từng. Ví dụ :

1) Những con lạc đà này giúp người dân Sahara đi qua sa mạc.
2) Cảnh sát kiểm tra từng ngôi nhà.

* số từ chỉ số lượng như: năm, vài, dăm, mươi… Ví dụ :

1) Nhà tôi nuôi năm con mèo.
2) Dưới chân núi chỉ có vài nóc nhà.

+ Đ1 là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả… Ví dụ :

1) Mùa đông, tất cả những con thiên nga này sẽ bay xuống miền nam.
2) Đói quá, nó ăn hết cả một ổ bánh mì.

– Trên đây là cấu trúc tối đa của thành phần phụ trước danh từ trung tâm. Trong thực tế, cụm danh từ có thể thiếu một hoặc hai định tố. Ví dụ : tất cả những đêm sáng trăng (không có Đ3); có những đêm không ngủ (không có Đ1Đ3) ; cái đêm ấy (không có Đ1Đ2).

Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ4 + Đ5 +Đ6

+ Đ4 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định. Đó có thể là :

* tính từ. Ví dụ :
1) Đó là những sinh viên nghèo.
2) Bốn người đi trên một chiếc thuyền độc mộc.

* danh từ hoặc giới ngữ. Ví dụ :

1) Học sinh đang chơi trên sân trường.
2) Tôi đã đến thăm quê hương của Sôpanh.
3) Đây là loại máy bay do Mỹ sản xuất.

* động từ. Ví dụ :

Phòng làm việc này thiếu ánh sáng.

+ Đ5 cũng là định tố đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa hạn định. Điểm khác nhau giữa Đ4Đ5 là: Đ4 nêu đặc trưng thường xuyên, cònĐ5 biểu thị đặc trưng không thường xuyên. Ví dụ:

Chiếc máy ảnh kĩ thuật số mới mua chụp rất nét.
(Đ4) (Đ5)

+ Đ6 là định tố biểu thị sự chỉ định về không/thời gian đối với danh từ trung tâm, do vậy ở vị trí này luôn là các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó… Ví dụ:
Những buổi học lịch sử khô khan đó không mang lại hiệu quả.
Mọi người vẫn nhớ những năm tháng khó khăn đó.

Ghi chú: Nếu đổi chỗ Đ4/Đ5 và Đ6 thì cụm danh từ có thể trở thành câu. Ví dụ, so sánh:

bài hát hay ấy / Bài hát ấy hay.
bài hát hay do Hoàng Vân sáng tác ấy/
Bài hát hay ấy do Hoàng Vân sáng tác.

1.3. Cụm động từ

– Cụm động từ (còn gọi là động ngữ) là loại cụm chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm đó.

– Giống như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

phần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau
(B1 + T + B2)

Trung tâm (T) của động ngữ có thể là một động từ nhưng cũng có thể là một vài động từ (kể cả động từ không độc lập), ví dụ:

1) Tất cả mọi người đều biết anh ấy.
2) Một số người già thích đi học nhảy.
3) Chị ấy không dám đi một mình.

hoặc là một kết cấu đặc trưng của tiếng Việt (gọi là kết cấu khứ hồi), ví dụ :
1) Họ vừa đi làm về.
2) Cậu ấy vừa đi nước ngoài về

Cũng có khi, thành phần trung tâm là một phó từ lâm thời chuyển thành động từ. Ví dụ :
Thứ đã xong.
bị rồi.

phần phụ trước + danh từ trung tâm + phần phụ sau

Phần phụ trước có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ1 + Đ2 + Đ3

+ Đ3 là định tố đứng ngay trước danh từ trung tâm. Đó có thể là:

* danh từ loại thể : cái, con, chiếc, quả, tấm, bức, ngài, vị… Ví dụ :

con voi; cái vườn; bức tường.

Thành phần này có thể mở rộng bằng cách kết hợp danh từ loại thể cái với các danh từ loại thể khác (trừ danh từ chiếc) để nhấn mạnh hoặc thể hiện những thái độ khác nhau của người nói. Ví dụ :
1) Cái con mèo này chỉ hay ăn vụng.
2) Cái tấm rèm kia hợp hơn với màu cửa sổ;
3) Ai cũng kêu cái vị lãnh đạo bất tài đó.

* danh từ chỉ đơn vị đo lường, ví dụ : thước, lít, cân, ngụm, nắm… Ví dụ :
1) Cho tôi mua ba thước vải!
2) Mỗi ngày nó uống hết một lít sữa.
3) Ngày nào ông ấy cũng phải uống vài ngụm rượu.

+ Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng. Đó có thể là :

* định từ chỉ số lượng như: những, các, mọi, mỗi, một, từng. Ví dụ :

1) Những con lạc đà này giúp người dân Sahara đi qua sa mạc.
2) Cảnh sát kiểm tra từng ngôi nhà.

* số từ chỉ số lượng như: năm, vài, dăm, mươi… Ví dụ :

1) Nhà tôi nuôi năm con mèo.
2) Dưới chân núi chỉ có vài nóc nhà.

+ Đ1 là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả… Ví dụ :

1) Mùa đông, tất cả những con thiên nga này sẽ bay xuống miền nam.
2) Đói quá, nó ăn hết cả một ổ bánh mì.

– Trên đây là cấu trúc tối đa của thành phần phụ trước danh từ trung tâm. Trong thực tế, cụm danh từ có thể thiếu một hoặc hai định tố. Ví dụ : tất cả những đêm sáng trăng (không có Đ3); có những đêm không ngủ (không có Đ1Đ3) ; cái đêm ấy (không có Đ1Đ2).

Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ4 + Đ5 +Đ6

+ Đ4 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định. Đó có thể là :

* tính từ. Ví dụ :
1) Đó là những sinh viên nghèo.
2) Bốn người đi trên một chiếc thuyền độc mộc.

* danh từ hoặc giới ngữ. Ví dụ :

1) Học sinh đang chơi trên sân trường.
2) Tôi đã đến thăm quê hương của Sôpanh.
3) Đây là loại máy bay do Mỹ sản xuất.

* động từ. Ví dụ :

Phòng làm việc này thiếu ánh sáng.

+ Đ5 cũng là định tố đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa hạn định. Điểm khác nhau giữa Đ4Đ5 là: Đ4 nêu đặc trưng thường xuyên, cònĐ5 biểu thị đặc trưng không thường xuyên. Ví dụ:

Chiếc máy ảnh kĩ thuật số mới mua chụp rất nét.
(Đ4) (Đ5)

+ Đ6 là định tố biểu thị sự chỉ định về không/thời gian đối với danh từ trung tâm, do vậy ở vị trí này luôn là các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó… Ví dụ:
Những buổi học lịch sử khô khan đó không mang lại hiệu quả.
Mọi người vẫn nhớ những năm tháng khó khăn đó.

Ghi chú: Nếu đổi chỗ Đ4/Đ5 và Đ6 thì cụm danh từ có thể trở thành câu. Ví dụ, so sánh:

bài hát hay ấy / Bài hát ấy hay.
bài hát hay do Hoàng Vân sáng tác ấy/
Bài hát hay ấy do Hoàng Vân sáng tác.

1.3. Cụm động từ

– Cụm động từ (còn gọi là động ngữ) là loại cụm chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm đó.

– Giống như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

phần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau
(B1 + T + B2)

Trung tâm (T) của động ngữ có thể là một động từ nhưng cũng có thể là một vài động từ (kể cả động từ không độc lập), ví dụ:

1) Tất cả mọi người đều biết anh ấy.
2) Một số người già thích đi học nhảy.
3) Chị ấy không dám đi một mình.

hoặc là một kết cấu đặc trưng của tiếng Việt (gọi là kết cấu khứ hồi), ví dụ :
1) Họ vừa đi làm về.
2) Cậu ấy vừa đi nước ngoài về

Cũng có khi, thành phần trung tâm là một phó từ lâm thời chuyển thành động từ. Ví dụ :
Thứ đã xong.
bị rồi.