kể lại sự tích đền Tiên La
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+)
Đền Tiên La là ngôi đền thờ Bát Nàn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân, có nơi gọi là "bát nạn" hay "bát não") Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43), một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định.
Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.
+) Sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, Thục Nương lớn lên không chỉ đẹp người, đẹp nết, văn võ song toàn mà còn giàu lòng nhân ái. Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương, quận trưởng Nam Chân. Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai hoạ ập đến.
Vào thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc, do viên quan thái thú nhà Hán có tên Tô Định cai trị. Hắn vốn tham tiền, hám sắc, lại tàn bạo. Biết tin Thục Nương là cô gái tài sắc vẹn toàn, Tô Định cho lính bắt phụ thân và chồng chưa cưới vào dinh, ép buộc phải gả nhường Thục Nương cho hắn. Bị cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha Thục Nương và Phạm Danh Hương, sau đó cho quân về lùng bắt Thục Nương. Hay tin dữ, Thục Nương giả vờ chấp lệnh lên kiệu, bất ngờ dùng đôi kiếm bạc phá vòng vây mở đường ra bến sông, chèo thuyền mải miết một ngày đêm về tới hương Đa Cương, vào chùa Tiên La nương nhờ cửa Phật.
Nợ nước thù nhà, Thục Nương chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa mang bốn chữ vàng “Bát Nạn tướng quân”, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bắc. Nghĩa quân do Bà chỉ huy ngày càng lớn mạnh và làm tổn thất rất nhiều quân địch. Sau hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại Hát Môn, Thục Nương đem quân hợp sức với quân của Hai Bà Trưng, được phong “Đông Nhung Đại Tướng Quân”. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành toàn thắng vào mùa xuân năm 40.
Bị thất bại nặng nề, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta. Thế giặc rất mạnh, quân ta phải rút lui dần... Cuối năm 43, cuộc chiến chống xâm lược của Hai Bà Trưng thất bại, nữ tướng Bát Nạn và nghĩa quân Đa Cương phải về Tiên La cố thủ. Quân Hán tiếp tục vây ép, căn cứ Tiên La bị phá. Trong trận chiến cuối cùng, Bát Nạn tướng quân cùng quân sỹ của mình đã hy sinh ở gò Kim Quy vào ngày 17/3/43. Nhân dân vô cùng thương tiếc, đã lập Đền Tiên La, tưởng nhớ công đức của Bà.
Đền Tiên La là di tích lịch sử tâm linh, ngôi đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân - có nơi gọi là Bát Nàn hay Bát Não) Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ danh tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định, được phong: “Đông Nhung Đại Tướng Quân” có từ gần hai ngàn năm nay. Đền tọa lạc giữa thôn Tiên La (trước đây là gò Kim Quy), xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước đền hướng ra con sông Tiên Hưng gần ngã ba đổ ra sông Luộc, là nơi tương truyền Bà đã tuẫn tiết.
Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền, giếng ngọc…. Toàn bộ ngôi đền làm theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” đúng cấu trúc, theo đúng dáng vóc kiểu cổ từ cột, kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Qua cổng (Tam quan ngoại), vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu. Bước lên tòa Tiền Tế gồm năm gian, du khách sẽ bắt gặp những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và phẩm hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nàn. Tòa điện Bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long- lân- quy- phượng xen lẫn với thông- cúc- trúc- mai rất tinh xảo.
Tòa điện Trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chồng diêm cố các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều được làm bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá…tòa điện được xây bằng mười sáu cột đá lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đều được chạm khắc rất công phu và kỹ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân, tám xà chạm thông- cúc- trúc- mai xen lẫn long- ly- quy- phượng..
Tòa cuối của đền là Hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của Bà. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đề bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán. Gian giữa Hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ và quân lính của bà. Gian bên tráI thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà nghiên cứu về chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trần và Hậu Lê. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông…
Bát Nàn công chúa (Có sách chép là Bát Nạn hay Bát Não) theo các truyền thuyết và thần tích cũ của làng Tiên La, Hưng Hà, Thái Bình, thần tích Đền Rẫy, Đền Buộm xã Tân Tiến – Hưng hà - Thái Bình cùng thần tích thờ thần miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, (Thần tích do danh thần thời Hậu Lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn) nay thuộc Vĩnh Phúc. Thục Nương sinh ra tại quê ngoại vùng Hương Đa Cương (Nay thuộc xã Tân Tiến – Hưng Hà - Thái Bình), lớn lên tại quê cha (Phượng Lâu – Vĩnh Phúc), là người con gái xinh đẹp đoan trang có lòng yêu nước, thương nòi lại ưa binh đao, võ nghệ, cha là Võ Công Chất và mẹ là Hoàng Thị Mầu. Thân phụ là Hào trưởng ở Phượng Lâu nên khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là Thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, nên tục gọi là Thục Nương. Cha mẹ bà có đính hôn ước bà với Phạm Danh Hương (Có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang – huyện Lập Thạch), vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ, nước ta đang bị nhà Hán cai trị, nước ta gồm các Quận Giao Chỉ, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Với âm mưu đồng hóa nên nhà Hán cho Thái Thú Tô Định cai quản và lập hệ thống Lạc hầu, hào mục từ trung ương xuống các địa phương, mua chuộc các tên gian tham làm tay sai cho chúng. Nơi Bà sinh sống có tên hào mục là Trần, vì căm tức không cưới được Thục Nương, nên đã ngầm thông mưu với Thái Thú Tô Định, vu cho Phạm Danh Hương làm phản. Năm Kỷ Hợi 39, khi Đặng Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị giết ở Châu Diên thì chồng bà cũng bị giết ở Diên Hà. Khi đó, quân Tô Định vây chặt dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm song đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.
Tháng ba năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà theo về giúp và cùng nữ tướng Lê Chân (quê Hải Phòng); nữ tướng Xuân Nương (quê Tam Nông-Phú Thọ) thống lãnh quân tiên phong.
Nghĩa quân của Thục Nương đã sát cánh với các cánh quân khác, tả xung hữu đột chiến thắng giòn giã. Năm 41, đất nước hoàn toàn giải phóng. Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, đất nước vang tiếng khải hoàn ca. Trong đó có công lao to lớn của bà. Trưng Vương phong Bà làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục Công Chúa, Uy viễn đại tướng quân, Đông Nhung đại tướng quân. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở về chùa làng Tiên La, lập trang ấp sinh sống.
Để phục thù, năm Quý Mão 43, nhà Hán sai Phục Ba Mã Viện, một viên tướng già lão luyện và gian ngoan trong chiến trận, đem 20 vạn quân sang phục thù, Bà đem đội nghĩa binh của mình đến chi viện cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng anh dũng chiến đấu, nhưng vì lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh trên dòng sông Hát trong ngày 6 tháng 2. Còn cánh quân của Đông Nhung đại tướng quân, vì lực lượng quân địch đông và hung bạo, bọn giặc lại gian ngoan, thấy đội nữ binh của bà, chúng bảo nhau dùng kế khoả thân bao vây để bắt sống bà nộp cho chủ tướng giặc. Bà cùng một số nghĩa binh mở đường máu thoát vây chạy về trú ngụ tại chùa Tiên La tính kế lâu dài. Song bọn giặc đã đuổi tới. Bà chiến đấu anh dũng, rồi rút gươm tự vẫn, không chịu để quân giặc làm nhục. Hôm đó là ngày 16/3 năm Quý Mão. Theo truyền thuyết kể lại: Khi bà tuẫn tiết, bọn giặc đã lập trại trông xác bà bên gốc quế để hôm sau chúng treo xác bà để thị uy, nhưng chỉ 1 đêm đến sáng hôm sau bên cạnh gốc cây quế có 1 đống đất do mối xông phủ hết xác bà. Khi quân giặc quay lại tìm thấy đống đất mối xông như hình người, biết bà linh hiển, chúng không dám đụng chạm tới xác bà nữa. Từ đó người dân Tiên La gom góp vật liệu xây dựng ngôi đền nhỏ thờ Bà và hương khói, hàng ngàn năm nay không bao giờ tắt và tổ chức mở hội để ghi nhớ công đức của Bà vẫn theo nếp: mở cổng đền vào ngày mồng 10 và 3 ngày hội chính là 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Vì khi cầm binh khí đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, Bà thường cai quản 18 cửa ngàn, nên tục gọi Bà là chúa Thượng ngàn. Và ngôi chùa Bà ở tu khi xưa, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên sách cũ cũng có chép Bà là sư nữ Nam Liên.
Sau khi đọc trong sự tích đền Tiên La, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Vũ Thục Nương. Nàng sinh ra trong gia đình bốc thuốc cứu người, vừa đẹp người đẹp nết, văn võ song toàn đã làm quận trưởng Phạm Danh Hương si mê. Đôi trai tài gái sắc ấy ngỡ sẽ có một cuộc sống viên mãn nhưng sóng gió lại ập tới khiến Thục Nương tan cửa nát nhà. Nhưng cô gái ấy vẫn giữ cho mình nghị lực sống kiên cường nhất định phải trả nợ nước thù nhà. Thục Nương đã chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bác - điều mà một người phụ nữ sống trong thời đại phong kiến không mấy ai có đủ dũng cảm và tài chí để làm được như nàng. Nhưng đáng tiếc tài chí của người con gái ấy không gặp thời, thế giặc rất mạnh không đủ sức chống trả nên nàng đã hi sinh cùng quân sỹ của mình tại Kim Quy. Thời gian đã trôi qua hàng nghìn năm song câu chuyện về Vũ Thục Nương - người con gái dũng cảm và tài năng ấy chưa bao giờ bị lãng quên mà luôn sống mãi cùng đất nước muôn đời.
Ta tên là Ngô Tử Văn, tính ta vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực.
Không giấu gì các người, ta là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền. Bởi trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn ta tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược. Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh. Sau khi đốt đền thì ta “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân.
Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong ta không suy nghĩ quá nhiều. Lúc đó tình thế của ta lại bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dung trả đền nhưng là một nguwoif ko tin vào ma quỷ, ta vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm, ta không lam j sai, cớ sao phải sợ? Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến ta ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”. Khi thổ công kể rõ sự tình thì bản thân ta lại muốn kiện Diêm Vương. Vẫn là sự tin tưởng vào công lí và chính nghĩa.
Là một người cương trực nên ta không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn ta đốt đền. Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng ta không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì cũng may Tử Văn ta rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh. Và cuối cùng công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho ta. Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp ta không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sử đền Tản Viên.
tham khảo
Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) (Nguồn: Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Thái Nguyên) Ngày xưa có một gia đình nghèo khổ. Hai vợ chồng chỉ sinh được một người con trai. Khi người con mới lên hai tuổi thì người bố qua đời. Hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Trên núi Đuổm ngày ấy có một bầy tiên nữ xuống đánh cờ. Chàng trai nhà nghèo lớn lên cũng làm cái nghề của bố, ngày ngày chàng lên rừng lấy củi về bán, lấy tiền nuôi mẹ già. Chàng trai còn là người có tư chất thông minh, tuấn tú, hiếu học nên chàng chỉ tự học mà đã tinh thông các ban võ nghệ, lại giỏi văn chương thơ phú. Tương truyền có lần chàng đã giết được một con hổ thọt thành tinh chuyên ăn thịt người trên núi Cấm, trừ hoạ cho mọi người nên dân trong vùng ai nấy đều mến phục. Đương khi thấy dân làng nghèo khổ mà chàng chưa nghĩ được kế giúp người già, con trẻ thì tình cờ một hôm lên núi Đuổm, chàng gặp bảy nàng tiên. Sau khi hỏi han trò chuyện về gia cảnh, chàng được nàng tiên thứ bảy đem lòng yêu mến. Một hôm nàng nghe chàng kể về ý muốn cứu dân, nàng bèn cởi tấm áo đang mặc trên mình trao cho chàng trai và dặn rằng: "Chàng hãy mặc áo này vào thì mọi người sẽ không còn nhìn thấy chàng, chàng có thể vào kho báu của nhà vua lấy vàng bạc về cho mọi người". 21 Từ đó, chàng nghèo khổ nọ đã nhiều lần lấy được của cải nhà vua phân phát cho người nghèo. Kho báu của nhà vua ngày càng vơi. Nhà vua tra khảo lính canh thì bọn họ dập đầu kêu oan. Trong bọn có người nói: ngày ngày anh ta chỉ thấy có mỗi một con bướm bay ra, bay vào nhà kho, chứ tuyệt nhiên không thấy bóng một người qua lại. Nhà vua bày kế bắt con bướm. Thế là chàng trai mồ côi tốt bụng bị nhốt vào cũi, giải về kinh đô. Tại sao lại có chuyện con bướm bay vào bay ra và con bướm đó lại là chàng trai? Có người chưa hiểu cho là áo ma. Thật ra đó chính là vì chàng trai mặc chiếc áo tàng hình của nàng tiên thứ bảy cho. Số là vì có một hôm chàng đi rừng lấy măng, đốn củi, bị vướng cây nhọn rách một miếng nhỏ. Mẹ chàng không hay biết, bèn đem vải thường vá vào một miếng nhỏ vừa bằng hai cánh bướm. Hình ảnh con bướm ấy chính là miếng vải trần gian. Thuở ấy, khi chàng trai đang bị giam cầm trong ngục tối, có lính canh giữ cẩn thận để chờ ngày xét xử, thì nước ta có giặc ngoại xâm. Thế giặc mạnh như vũ bão, người người bị chết, nhà nhà đau khổ, cả một vùng biên ải tan hoang. Trước tin tức tới cấp báo về kinh đô, nhà vua chưa biết ứng phó ra sao thì từ trong ngục tối, chàng trai tính được vận nước, ngỏ lời xin được nhà vua cho đi giết giặc lập công. Nhà vua cả mừng, lập tức đồng ý. Chàng trai ra trận như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt, đầu chít khăn đầu rìu màu xanh, vận võ phục màu xanh. Nhân dân nghe tin, theo chàng đi đánh giặc rất đông. Nghe nói giặc có nhiều phép thuật, gươm chặt, giáo đâm không chết nhưng cũng bị đạo quân của chàng đánh cho tan tác. Giặc tan, đất nước thanh bình, chàng trai lại đem đoàn quân của mình lên vùng núi Đuổm lập trang trại để sinh sống. Chàng không cần chức tước, bổng lộc, ơn huệ của nhà vua. Khi vị tướng đã trở về già, ông làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân. Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm. Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ mà lập đền thờ trên núi Đuổm. […] Ngày nay, đền Đuổm đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nhưng nền móng xưa vẫn còn in dấu tích nhắc nhở về người xưa cảnh cũ. Đền đã được xây dựng lại nhiều lần. Ở đền chính, trên hai cột gian giữa còn đắp nổi một đôi câu đối: Quan Triều hiển thánh thiên thu tại, Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh. (Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó, Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát).
3. kể về danh nhân dương tự minh
4. quê ở : làng quan triều , phủ phú lương , tỉnh thái nguyên ( nay là phường quan triều , TP. thái nguyên )
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất "cờ lau dẹp loạn" này bao giờ.
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, trên là núi, dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.
Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột dé làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng uy quyền của vua chúa. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng em dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không đủ thời gian để leo núi nên chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều người lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp em suốt những ngày sau đó.
Đền Tiên La là di tích lịch sử tâm linh, ngôi đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân - có nơi gọi là Bát Nàn hay Bát Não) Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ danh tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định, được phong: “Đông Nhung Đại Tướng Quân” có từ gần hai ngàn năm nay. Đền tọa lạc giữa thôn Tiên La (trước đây là gò Kim Quy), xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước đền hướng ra con sông Tiên Hưng gần ngã ba đổ ra sông Luộc, là nơi tương truyền Bà đã tuẫn tiết.
Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền, giếng ngọc…. Toàn bộ ngôi đền làm theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” đúng cấu trúc, theo đúng dáng vóc kiểu cổ từ cột, kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Qua cổng (Tam quan ngoại), vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu. Bước lên tòa Tiền Tế gồm năm gian, du khách sẽ bắt gặp những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và phẩm hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nàn. Tòa điện Bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long- lân- quy- phượng xen lẫn với thông- cúc- trúc- mai rất tinh xảo.
Tòa điện Trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chồng diêm cố các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều được làm bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá…tòa điện được xây bằng mười sáu cột đá lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đều được chạm khắc rất công phu và kỹ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân, tám xà chạm thông- cúc- trúc- mai xen lẫn long- ly- quy- phượng..
Tòa cuối của đền là Hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của Bà. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đề bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán. Gian giữa Hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ và quân lính của bà. Gian bên tráI thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà nghiên cứu về chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trần và Hậu Lê. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông…
Bát Nàn công chúa (Có sách chép là Bát Nạn hay Bát Não) theo các truyền thuyết và thần tích cũ của làng Tiên La, Hưng Hà, Thái Bình, thần tích Đền Rẫy, Đền Buộm xã Tân Tiến – Hưng hà - Thái Bình cùng thần tích thờ thần miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, (Thần tích do danh thần thời Hậu Lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn) nay thuộc Vĩnh Phúc. Thục Nương sinh ra tại quê ngoại vùng Hương Đa Cương (Nay thuộc xã Tân Tiến – Hưng Hà - Thái Bình), lớn lên tại quê cha (Phượng Lâu – Vĩnh Phúc), là người con gái xinh đẹp đoan trang có lòng yêu nước, thương nòi lại ưa binh đao, võ nghệ, cha là Võ Công Chất và mẹ là Hoàng Thị Mầu. Thân phụ là Hào trưởng ở Phượng Lâu nên khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là Thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, nên tục gọi là Thục Nương. Cha mẹ bà có đính hôn ước bà với Phạm Danh Hương (Có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang – huyện Lập Thạch), vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ, nước ta đang bị nhà Hán cai trị, nước ta gồm các Quận Giao Chỉ, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Với âm mưu đồng hóa nên nhà Hán cho Thái Thú Tô Định cai quản và lập hệ thống Lạc hầu, hào mục từ trung ương xuống các địa phương, mua chuộc các tên gian tham làm tay sai cho chúng. Nơi Bà sinh sống có tên hào mục là Trần, vì căm tức không cưới được Thục Nương, nên đã ngầm thông mưu với Thái Thú Tô Định, vu cho Phạm Danh Hương làm phản. Năm Kỷ Hợi 39, khi Đặng Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị giết ở Châu Diên thì chồng bà cũng bị giết ở Diên Hà. Khi đó, quân Tô Định vây chặt dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm song đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.
Tháng ba năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà theo về giúp và cùng nữ tướng Lê Chân (quê Hải Phòng); nữ tướng Xuân Nương (quê Tam Nông-Phú Thọ) thống lãnh quân tiên phong.
Nghĩa quân của Thục Nương đã sát cánh với các cánh quân khác, tả xung hữu đột chiến thắng giòn giã. Năm 41, đất nước hoàn toàn giải phóng. Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, đất nước vang tiếng khải hoàn ca. Trong đó có công lao to lớn của bà. Trưng Vương phong Bà làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục Công Chúa, Uy viễn đại tướng quân, Đông Nhung đại tướng quân. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở về chùa làng Tiên La, lập trang ấp sinh sống.
Để phục thù, năm Quý Mão 43, nhà Hán sai Phục Ba Mã Viện, một viên tướng già lão luyện và gian ngoan trong chiến trận, đem 20 vạn quân sang phục thù, Bà đem đội nghĩa binh của mình đến chi viện cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng anh dũng chiến đấu, nhưng vì lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh trên dòng sông Hát trong ngày 6 tháng 2. Còn cánh quân của Đông Nhung đại tướng quân, vì lực lượng quân địch đông và hung bạo, bọn giặc lại gian ngoan, thấy đội nữ binh của bà, chúng bảo nhau dùng kế khoả thân bao vây để bắt sống bà nộp cho chủ tướng giặc. Bà cùng một số nghĩa binh mở đường máu thoát vây chạy về trú ngụ tại chùa Tiên La tính kế lâu dài. Song bọn giặc đã đuổi tới. Bà chiến đấu anh dũng, rồi rút gươm tự vẫn, không chịu để quân giặc làm nhục. Hôm đó là ngày 16/3 năm Quý Mão. Theo truyền thuyết kể lại: Khi bà tuẫn tiết, bọn giặc đã lập trại trông xác bà bên gốc quế để hôm sau chúng treo xác bà để thị uy, nhưng chỉ 1 đêm đến sáng hôm sau bên cạnh gốc cây quế có 1 đống đất do mối xông phủ hết xác bà. Khi quân giặc quay lại tìm thấy đống đất mối xông như hình người, biết bà linh hiển, chúng không dám đụng chạm tới xác bà nữa. Từ đó người dân Tiên La gom góp vật liệu xây dựng ngôi đền nhỏ thờ Bà và hương khói, hàng ngàn năm nay không bao giờ tắt và tổ chức mở hội để ghi nhớ công đức của Bà vẫn theo nếp: mở cổng đền vào ngày mồng 10 và 3 ngày hội chính là 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Vì khi cầm binh khí đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, Bà thường cai quản 18 cửa ngàn, nên tục gọi Bà là chúa Thượng ngàn. Và ngôi chùa Bà ở tu khi xưa, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên sách cũ cũng có chép Bà là sư nữ Nam Liên.
Các triều đại sau đều có truy phong Bà làm thần:
+ Đời vua Lê Thánh Tông, sắc phong: ý Đức Đoan Trang Thục công chúa.
+ Đời vua Minh Mạng (Nhà Nguyễn) sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần.
+ Đời vua Khải Định sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần.
Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân trước đây được tổ chức vào 15 đến 17 tháng ba âm lịch hàng năm. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự, Ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ đầu tháng ba, chính hội tổ chức vào ngày 17 âm lịch, trùng ngày hy sinh của Bà (ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão).
Trong phần hội có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử… Đặc biệt là phần rước kiệu, rước nước và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, thổi sáo trúc… đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, vào các dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận về biểu diễn các tiếp mục văn hóa đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình- Dương Lễ; Phạm Trân- Cúc Hoa…
Đền Tiên La là di tích lịch sử tâm linh, ngôi đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân - có nơi gọi là Bát Nàn hay Bát Não) Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ danh tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định, được phong: “Đông Nhung Đại Tướng Quân” có từ gần hai ngàn năm nay. Đền tọa lạc giữa thôn Tiên La (trước đây là gò Kim Quy), xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước đền hướng ra con sông Tiên Hưng gần ngã ba đổ ra sông Luộc, là nơi tương truyền Bà đã tuẫn tiết. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền, giếng ngọc…. Toàn bộ ngôi đền làm theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” đúng cấu trúc, theo đúng dáng vóc kiểu cổ từ cột, kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Qua cổng (Tam quan ngoại), vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu. Bước lên tòa Tiền Tế gồm năm gian, du khách sẽ bắt gặp những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và phẩm hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nàn. Tòa điện Bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long- lân- quy- phượng xen lẫn với thông- cúc- trúc- mai rất tinh xảo.Tòa điện Trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chồng diêm cố các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều được làm bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá…tòa điện được xây bằng mười sáu cột đá lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đều được chạm khắc rất công phu và kỹ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân, tám xà chạm thông- cúc- trúc- mai xen lẫn long- ly- quy- phượng..Tòa cuối của đền là Hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của Bà. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đề bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán. Gian giữa Hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ và quân lính của bà. Gian bên tráI thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà nghiên cứu về chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trần và Hậu Lê. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông… Bát Nàn công chúa (Có sách chép là Bát Nạn hay Bát Não) theo các truyền thuyết và thần tích cũ của làng Tiên La, Hưng Hà, Thái Bình, thần tích Đền Rẫy, Đền Buộm xã Tân Tiến – Hưng hà - Thái Bình cùng thần tích thờ thần miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, (Thần tích do danh thần thời Hậu Lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn) nay thuộc Vĩnh Phúc. Thục Nương sinh ra tại quê ngoại vùng Hương Đa Cương (Nay thuộc xã Tân Tiến – Hưng Hà - Thái Bình), lớn lên tại quê cha (Phượng Lâu – Vĩnh Phúc), là người con gái xinh đẹp đoan trang có lòng yêu nước, thương nòi lại ưa binh đao, võ nghệ, cha là Võ Công Chất và mẹ là Hoàng Thị Mầu. Thân phụ là Hào trưởng ở Phượng Lâu nên khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là Thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, nên tục gọi là Thục Nương. Cha mẹ bà có đính hôn ước bà với Phạm Danh Hương (Có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang – huyện Lập Thạch), vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân. Bấy giờ, nước ta đang bị nhà Hán cai trị, nước ta gồm các Quận Giao Chỉ, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Với âm mưu đồng hóa nên nhà Hán cho Thái Thú Tô Định cai quản và lập hệ thống Lạc hầu, hào mục từ trung ương xuống các địa phương, mua chuộc các tên gian tham làm tay sai cho chúng. Nơi Bà sinh sống có tên hào mục là Trần, vì căm tức không cưới được Thục Nương, nên đã ngầm thông mưu với Thái Thú Tô Định, vu cho Phạm Danh Hương làm phản. Năm Kỷ Hợi 39, khi Đặng Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị giết ở Châu Diên thì chồng bà cũng bị giết ở Diên Hà. Khi đó, quân Tô Định vây chặt dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm song đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa. Tháng ba năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà theo về giúp và cùng nữ tướng Lê Chân (quê Hải Phòng); nữ tướng Xuân Nương (quê Tam Nông-Phú Thọ) thống lãnh quân tiên phong.Nghĩa quân của Thục Nương đã sát cánh với các cánh quân khác, tả xung hữu đột chiến thắng giòn giã. Năm 41, đất nước hoàn toàn giải phóng. Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, đất nước vang tiếng khải hoàn ca. Trong đó có công lao to lớn của bà. Trưng Vương phong Bà làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục Công Chúa, Uy viễn đại tướng quân, Đông Nhung đại tướng quân. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở về chùa làng Tiên La, lập trang ấp sinh sống. Để phục thù, năm Quý Mão 43, nhà Hán sai Phục Ba Mã Viện, một viên tướng già lão luyện và gian ngoan trong chiến trận, đem 20 vạn quân sang phục thù, Bà đem đội nghĩa binh của mình đến chi viện cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng anh dũng chiến đấu, nhưng vì lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh trên dòng sông Hát trong ngày 6 tháng 2. Còn cánh quân của Đông Nhung đại tướng quân, vì lực lượng quân địch đông và hung bạo, bọn giặc lại gian ngoan, thấy đội nữ binh của bà, chúng bảo nhau dùng kế khoả thân bao vây để bắt sống bà nộp cho chủ tướng giặc. Bà cùng một số nghĩa binh mở đường máu thoát vây chạy về trú ngụ tại chùa Tiên La tính kế lâu dài. Song bọn giặc đã đuổi tới. Bà chiến đấu anh dũng, rồi rút gươm tự vẫn, không chịu để quân giặc làm nhục. Hôm đó là ngày 16/3 năm Quý Mão. Theo truyền thuyết kể lại: Khi bà tuẫn tiết, bọn giặc đã lập trại trông xác bà bên gốc quế để hôm sau chúng treo xác bà để thị uy, nhưng chỉ 1 đêm đến sáng hôm sau bên cạnh gốc cây quế có 1 đống đất do mối xông phủ hết xác bà. Khi quân giặc quay lại tìm thấy đống đất mối xông như hình người, biết bà linh hiển, chúng không dám đụng chạm tới xác bà nữa. Từ đó người dân Tiên La gom góp vật liệu xây dựng ngôi đền nhỏ thờ Bà và hương khói, hàng ngàn năm nay không bao giờ tắt và tổ chức mở hội để ghi nhớ công đức của Bà vẫn theo nếp: mở cổng đền vào ngày mồng 10 và 3 ngày hội chính là 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vì khi cầm binh khí đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, Bà thường cai quản 18 cửa ngàn, nên tục gọi Bà là chúa Thượng ngàn. Và ngôi chùa Bà ở tu khi xưa, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên sách cũ cũng có chép Bà là sư nữ Nam Liên.Các triều đại sau đều có truy phong Bà làm thần:
+ Đời vua Lê Thánh Tông, sắc phong: ý Đức Đoan Trang Thục công chúa.
+ Đời vua Minh Mạng (Nhà Nguyễn) sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần.
+ Đời vua Khải Định sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần.
Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân trước đây được tổ chức vào 15 đến 17 tháng ba âm lịch hàng năm. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự, Ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ đầu tháng ba, chính hội tổ chức vào ngày 17 âm lịch, trùng ngày hy sinh của Bà (ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão) Trong phần hội có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử… Đặc biệt là phần rước kiệu, rước nước và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, thổi sáo trúc… đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, vào các dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận về biểu diễn các tiếp mục văn hóa đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình- Dương Lễ; Phạm Trân- Cúc Hoa…