EM HÃY VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÓI VỀ CHỦ ĐỀ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN(VIẾT VỀ ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo
Đất nước chúng ta có một kho tàng văn học, trong đó tục ngữ là những bài học trí tuệ sâu sắc được đúc kết từ nhũng kinh nghiệm sống của ông cha ta. Lời khuyên nhủ ấy được thể hiện trong câu tục ngữ đơn giản nhưng giàu ý ngĩa: “Uống nước nhớ nguồn.” Câu tục ngữ này là một lời nói ẩn dụ mà tổ tiên đă để lại nhầm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đến nhũng công lao mà người khác đã bỏ sức ra để cho mình có cuộc sống ấm no hôm nay. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những việc cao đẹp như tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Ngoài ra trong cuộc sống còn có những người sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng phê phán và chê trách. Là của ngày hôm nay, Em sẽ cố gắng phần đấu học tập để không phụ lòng ba mẹ và thầy cô đã dạy dỗ. Là thế hệ sau của đất nước, em sẽ cố gắng giữ gìn đức tính này để nó phat triển ngày càng lớn hơn nữa.
vì ông cha ta đã có công dựng nước nên bác chau ta phải giữ lấy nước ( bác hồ )
vì ông cha ta đã có công dựng nước nên bác chau ta phải giữ lấy nước ( Bác Hồ )
Tham khảo :
Đất nước chúng ta có một kho tàng văn học, trong đó tục ngữ là những bài học trí tuệ sâu sắc được đúc kết từ nhũng kinh nghiệm sống của ông cha ta. Lời khuyên nhủ ấy được thể hiện trong câu tục ngữ đơn giản nhưng giàu ý ngĩa: “Uống nước nhớ nguồn.” Câu tục ngữ này là một lời nói ẩn dụ mà tổ tiên đă để lại nhầm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đến nhũng công lao mà người khác đã bỏ sức ra để cho mình có cuộc sống ấm no hôm nay. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những việc cao đẹp như tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Ngoài ra trong cuộc sống còn có những người sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng phê phán và chê trách. Là của ngày hôm nay, Em sẽ cố gắng phần đấu học tập để không phụ lòng ba mẹ và thầy cô đã dạy dỗ. Là thế hệ sau của đất nước, em sẽ cố gắng giữ gìn đức tính này để nó phat triển ngày càng lớn hơn nữa.
Tham khảo :
Truyền thống "uống nước nhờ nguồn" là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có công với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viến mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần và sự quan tâm của người tặng. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi.
Đề 1:
"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.
Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.
Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.
Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.
Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.
Đề 2:
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.
Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.
Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn
Chủ nhật vừa qua, em theo mẹ về quê thăm ngoại. Trên chuyến xe ca chở hai mẹ con đi, em gặp một chú bộ đội.
Chú bộ đội khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Vóc người chú tầm thước, không cao lắm. Khuôn mặt chú có vẻ cương nghị với sống mũi thẳng, vầng trán rộng và đôi mắt điềm đạm, bình thản. Mắt chú sáng lên tia sáng ấm áp và tự tin. Nhìn chú, em có cảm giác tin cậyvà bình yên. Sự điềm tĩnh của chú truyền cả sang người đốidiện khiến em có cảm tình với chú. Mái tóc chú cắt ngắn, ẩn trong vành mũ cối màu xanh rêu. Phía trước mũ có gắn ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Làn da ngăm ngăm đen làm cho chú thêm rắn rỏi. Chú bộ đội mặc quân phục màu xanh rêu, cổ áo và cầu vai có đeo phù hiện cấp bậc: bốn ngôi sao mạ kim trắng bạc và một gạch vàng. Chú đi một đôi giày da đen bóng, loại giày dành cho sĩ quan trong quân đội. Chú nai nịt gọn gàng, trang nghiêm. Nhìn bộ quân phục của chú, em đoán chú bộ đội thuộc binh chủng bộ binh.
Xe mỗi lúc một đông khách. Chú bộ đội lễ phép nhường chỗ ngồi ghế trước cho một cụ già. Chú khoác ba lô đi xuống dãy ghế cuối cùng của xe. Một chị phụ nữ bế con đang lên xe, chú ân cần bế em bé và giúp chị phụ nữ xách hành lí vào xe. Chú dõi mắt tìm kiếm và gọi anh phụ xe. Chú nói nhỏ nhẹ:
- Chị này có em bé ngồi phía sau tội nghiệp cháu nhỏ. Em xem xếp chỗ nào đó đỡ cho chị ấy.
Anh phụ xe vui vẻ cất hành lí của chị phụ nữ vào gầm ghế phía trước rồi bảo chị ngồi cạnh ông cụ ban nãy chú bộ đội đã nhường chỗ.
Xe lăn bánh, gió thổi mát dịu, dễ chịu hơn. Nghĩa cử của chú bộ đội là một tấm gương để em học tập.
Chú bộ đội em gặp tình cờ trên xe đã để lại trong tâm trí em những ấn tượng sâu sắc. Tình quân dân như cá với nước vẫn nở hoa thơm ngát trong thời kì hoà bình hiện nay. Chú bộ đội kính nhường bô lão, ân cần giúp đỡ phụ nữ và trẻ em. Chú bộ đội ấy là người tốt và đáng mến.
Trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi đường phố xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành "Bộ đội Cụ Hồ", đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương...
Bộ đội Cụ Hồ luôn đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động. Với đồng đội, đồng chí, bộ đội Cụ Hồ đoàn kết thương yêu như ruột thịt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Tình đoàn kết trong nội bộ quân đội được xây dựng trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, cùng chung lý tưởng và mục đích chiến đấu. Đó là tình cảm "Phụ tử chi binh", trên dưới một lòng, sống chết có nhau, vui buồn có nhau, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể. Cán bộ chăm lo mọi mặt cho chiến sĩ; cấp dưới tôn trọng, phục tùng mệnh lệnh cấp trên, chiến sĩ tin cậy, bảo vệ cán bộ. Trên dưới đồng lòng, toàn quân thành một khối vững chắc thống nhất ý chí và hành động vì mục đích chung của cách mạng, của quân đội, của đơn vị và sự tiến bộ của mỗi người.
Bộ đội Cụ Hồ có truyền thống tốt đẹp là kỷ luật tự giác nghiêm minh. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ở bất kỳ điều kiện nào. Quân đội ta đã rèn luyện, xây dựng được nếp sống có kỷ luật, trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức đấu tranh kiên quyết để chống mọi hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật. Điều đó trở thành lối sống cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ.
Bộ đội Cụ Hồ luôn có tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công. Từ khi ra đời với “gậy tầm vông, sung kíp”, bộ đội Cụ Hồ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Đó là tinh thần chắt chiu, cần kiệm, thực hiện “mỗi viên đạn một quân thù”, “cướp súng giặc giết giặc”, coi vũ khí trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà nước, của quân đội như tài sản của chính mình; tích cực lao động, tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế nâng cao đời sống; lao động sáng tạo, có kĩ thuật, có kỉ luật, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có ý thức tôn trọng, bảo vệ của công, tiết kiệm sức người, sức của, kiên quyết chống tham ô, lãng phí, chống tham nhũng. Ngày nay, truyền thống đó càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham khảo:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí"
Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.
lên goole có đấy