K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HẠT MẬN VÀ HẠT ỚT  Có một hạt Mận và một hạt Ớt được gieo trồng. Sương và đất khuyên chúng nên cố gắng đâm chồi vươn lên để ngắm đất trời và để sống có ích cho đời. Cả hai nghe thế liền cố cựa mình đâm chồi, bám rễ. Mỗi lần xuất hiện một cái rễ là toàn thân hạt đau đớn. Hạt Ớt không chịu nổi đau đớn. Hạt Ớt không chịu nổi thử thách đó nên khi sản sinh đượ cái rễ  nó liền...
Đọc tiếp

HẠT MẬN VÀ HẠT ỚT
  Có một hạt Mận và một hạt Ớt được gieo trồng. Sương và đất khuyên chúng nên cố gắng đâm chồi vươn lên để ngắm đất trời và để sống có ích cho đời. Cả hai nghe thế liền cố cựa mình đâm chồi, bám rễ. Mỗi lần xuất hiện một cái rễ là toàn thân hạt đau đớn. Hạt Ớt không chịu nổi đau đớn. Hạt Ớt không chịu nổi thử thách đó nên khi sản sinh đượ cái rễ  nó liền ngưng lại. Nó nghĩ: “ Mình đang sống no đủ trong lòng đất, dại gì phải thành cây cho khổ, mà chắc gì lên trên đó sống sung sướng hơn? Thôi để cho hạt Mận lên trước xem sao?”. Và hạt Ớt bỏ ngoài tai lời khuyên răn của mọi người.
  Hạt Mận vẫn kiên trì chịu đau để đâm ra nhiều rễ và nhú chồi non lên mặt đất. Mỗi lần rễ nó gặp hạt sỏi hoặc đá cản đường là hạt Mận cố chịu đau lách lên. Mỗi lần như thế nó đều ngĩ đến bầu trời bao la rộng mở ở trên kia để tự động viên mình. Cứ thế ngày nào hạt Mận cũng cố gắng phấn đấu và  nghiến răng chịu đau để vươn lên từng chút.
   Cuối cùng, những cố gắng của hạt Mận cũng được đền bù xứng đáng, nó sung sướng ngắm bầu trời bao la. Gió vờn qua nâng niu, nắng nhẹ nhàng sưởi ấm và chim chóc đậu trên cành để vừa bắt sâu vừa hót cho nó nghe.
  Trong khi cây mận ngày càng vươn lên vạm vỡ, đem bóng mát trái ngọt cho đời thì hạt Ớt bị teo khô lại và tan biến trong lòng đất.
 
1.Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
2.Hạt Ớt đã có suy nghĩ, thái độ như thế nào khi gặp khó khăn?
4. Tìm biện pháp nghệ thuật liệt kê có trong văn bản trên và nêu ý nghĩa của phép liệt kê đó?
4.Em rút ra cho mình bài học gì từ văn bản trên?

0

a: Khối lượng mận là 14,4:70%=144/7(kg)

b: Khối lượng mận ko hạt là 14,4*75%=10,8(kg)
Khối lượng cần dùng là:

144/7+10,8=1098/35(kg)

29 tháng 7 2021

 C. Cây dừa, cây mận, cây cà chua

22 tháng 12 2017

Cả hai thể loại truyện này đề có những chi tiết gây cười. Tuy nhiên truyện cười chỉ tập trung gây tiếng cười cho người đọc, còn truyện ngụ ngôn mượn những tình huống hài hước trong đời sống thường ngày để tập trung phê phán những những thói xấu, ngụ ý chế giễu những hành động xấu, tính cách đáng phê phán của con người.

22 tháng 12 2017

lạc đề r.vd cảm nghĩ về truyện treo biển...

23 tháng 3 2018

Nhóm hạt thuộc cây hai lá mầm là:

4. hạt nhãn, mít , cam, mận

8 tháng 4 2018

thank you ai tick cho mk

23 tháng 3 2021

D.Hạt nhãn,mít,cam,mận

23 tháng 3 2021

Các nhóm hạt sau đây nhóm hạt nào thuộc cây 2 lá mầm :

A.Hạt cải,mít,đu đủ,ngô

B.Hạt đậu,kê,mồng tơi,chuối

C.Hạt ổi,cà chua,lúa,xoài

D.Hạt nhãn,mít,cam,mận

 

27 tháng 4 2017

Lớp: Một lá mầm (Monocotyledoneae)
- Phôi có một lá mầm, lá có gân song song, bó mạch rải rác trong thân, ít có hiện tượng dầy thứ sinh.
- Các mảnh bao hoa giống nhau (lá và đài không phân biệt), các phần của hoa thường là bội số của 3, nhiều loại thụ phấn nhờ gió.
- Thực vật một lá mầm bao gồm thảo, loa kèn, phong lan, cọ, tre… Dù cho có ít loài hơn so với hai lá mầm, thực vật một lá mầm là một nhóm tiến hoá và ưu thế ở các vùng đồng cỏ thế giới. Các loài như lúa mạch, yến mạch, lúa mì và ngô là những cây ngũ cốc quan trọng.
Lớp: hai lá mầm (Dicotyledoneae)
- Phôi có hai lá mầm, lá có gân hình mạng, bó mạch xếp thành vòng trong thân, thường có sự sinh trưởng thứ sinh.
- Bao hoa gồm lá đài và cánh hoa, các phần của hoa là bội số của 5, nhiều loài thụ phấn nhờ côn trùng.
- Thực vật hai lá mầm là lớp lớn hơn của loài thực vật hạt kín, gồm những cây gỗ, cây bụi có độ dầy thứ cấp. Phần lớn những cây trồng cho quả, rau ăn và hạt đều thuộc hai lá mầm và một số loài cây gỗ như sồi và cây óc chó được dùng để lấy gỗ xây dựng.
Thực vật có hoa là nhóm phong phú nhất trong số thực vật ở cạn. Từ khi xuất hiện lần đầu vào giữa Kỉ Crêta vào khoảng 110 triệu năm về trước, chúng thay thế dần thực vật Hạt trần là thảm thực vật ưu thế ở phần lớn các nơi, ngoại trừ miền ôn đới Bắc. Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm có những sự chuyển hoá riêng và thực vật một lá mầm không thể xem là nguyên thuỷ hơn thực vật hai lá mầm.

12 tháng 3 2018

Câu: Các nhóm hạt sau đây, nhóm nào thuộc cây hai lá mầm?

a, hạt cải, hạt mít, hạt đu đủ, hạt ngô.

b, hạt đậu, hạt kê, hạt mùng tơi, hạt chuối.

c, hạt ổi, hạt cà chua, hạt lúa.

d, hạt nhãn, hạt mít, hạt cam, hạt mận.

tick để ủng hộ cho mình nghe

8 tháng 11 2016

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.

Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.

Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tinh huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng íúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.

Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thi sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chẩn chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

    

Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.

Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.

Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.
Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.

Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.

Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thi không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.