K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2024

Không khí Tết thật náo nức! Mùi hương trầm quyện với mùi bánh chưng, pháo nổ râm ran ngoài phố, tiếng cười nói rộn ràng khắp xóm làng… tất cả tạo nên một không gian ấm áp, rộn ràng đầy hạnh phúc. Em cảm thấy lòng mình như được thắp sáng bởi niềm vui sum họp gia đình và hy vọng về một năm mới tốt lành. Niềm vui ấy lan tỏa khắp mọi nơi, khiến cho cả thế giới dường như tươi mới hơn. Tết đến là lúc mọi người quên đi những lo toan bộn bề, cùng nhau đón nhận những điều tốt đẹp nhất.

3 tháng 1 2021

                                           Dàn ý làm bài

Mở bài:+ Cảm xúc khi Tết đến, xuân về trên quê hương.Thân bài:+ Không khí, cảnh sắc của cảnh vật, thiên nhiên khi Tết đến, xuân về: tất cả bừng lên sức sống mạnh mẽ.+ Không khí, cảnh sắc trong cuộc sông con người khi Tết đến, xuân về: rộn rã đón chào một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng ở tương lai.Kết bài:+ Khẳng định cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương khi xuân về.

                                                     Bài làm

  Vậy là giá rét cũng sắp qua, những ngày ấm áp cũng sắp đến. Một vài cánh én bay liệng trên bầu trời khiến lòng người ai nấy đều xốn xang. Thế là xuân sắp sang rồi ư. Nhanh quá, xuân đã về đến đầu ngõ quê tôi rồi...  Làng quê mỗi dịp Tết đến, xuân về bao giờ cũng nhiều sự thay đổi. Tiết trời không còn lạnh lẽo, buốt giá nữa. Nàng Xuân về mang theo bao hơi ấm. Gió thổi dìu dịu, bầu trời được đẩy lên cao hơn, trong lành, dễ chịu. Cây cối bỗng tươi tắn trở lại. Sau những ngày dài được nàng Đông ấp ủ giờ đây chồi non đang nhú lên mạnh mẽ. Hoa lá, chim muông cũng bắt đầu khoe hương, khoe sắc ngạt ngào, khoe giọng hót trong trẻo, thanh ca. Đến những cây cỏ bé xíu cũng khoe màu xanh non mượt mà. Những luống mạ đã lên xanh trên đồng sau những ngày dài dầm mình trong làn nước lạnh buốt. Các bà, các mẹ cũng đã trút được nỗi âu lo khi nhìn mạ xanh trên đồng. Đi ra khỏi nhà, chợt thấy con đường ướt mưa xuân, thấy hơi hụt hẫng và bất ngờ khi mùa Đông trôi qua nhanh thế, dường như nó vừa biến mất một cách kì lạ nhường chỗ cho Xuân. Mưa xuân chẳng làm ướt ai, mưa nhẹ đặt mình lên áo, lên tóc người đi đường để rồi mang về nhà không khí của mùa xuân. Đi dạo khắp các con đường, đâu đâu cũng rực rỡ sắc xuân, những bông hoa e thẹn chờ ngày Tết đến để đơm hoa nở rộ chào đón Xuân về. Những cành mai gầy guộc, những cành đào rét run vì lạnh đã vượt qua được cả một mùa đông khắc nghiệt sẽ tiếp tục đơm bông, sáng lên như ánh sao trong các ngôi nhà và đặc biệt mang lại cả một mùa xuân ấm áp đến cho mọi người. Mùa xuân đến rất gần, nó đã chạm nhẹ vào các cửa nhà rồi.

  Bỏ lại sau lưng những nỗi lo âu muôn thủa, nỗi buồn vất vả của một năm đã qua, mọi người tất bật sắm những bộ quần áo mới, hái lá dong, đong gạo nếp, đỗ xanh và tấp nập trang hoàng nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên. Nhà nào cũng có những câu đối đỏ cùng những bức tranh xuân đẹp mắt. Bọn trẻ con chạy tung tăng khoe quần áo mới nơi từng con ngõ, mấy chú cún con, mèo con bỗng thân nhau lạ, đùa vui cùng nhau dưới nắng ấm, đôi khi mắt tròn xoe trước cảnh bao người rộn ràng đi lại. Mùa xuân cũng là mùa mọi nhà đoàn tụ. Những người con xa quê dù ở đâu cũng đáp chuyến tàu về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhà nào cũng rộn tiếng cười nói. Không chỉ có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ mùa xuân còn có hương vị ngọt ngào. Những ngày giáp Tết, nhà nhà còn chuẩn bị bếp lửa than liu riu làm mứt gừng, mứt dừa. Cả ngày ba mươi, cả nhà bận rộn với mấy mâm lá chuối, lá dong, thau nếp, rổ nhân đậu xanh gói bánh chưng, bánh tét, rồi đêm ấy còn hồi hộp ngồi canh nồi bánh chưng. Những chiếc bánh to, vuông vức, xanh rền được kéo ra nằm yên trên chiếc nia khiến ai cũng nức lòng. Tối ấy, cả nhà còn quây quần bên nhau đợi đến phút giao thừa. Cái khoảnh khắc chuyển mùa thiêng liêng ấy, tiếng pháo được cất lên, để cảm giác hồi hộp chờ pháo nổ kéo dài, để rồi háo hức, bất ngờ đến giật mình khi nghe tiếng nổ giòn giả báo hiệu một năm đầy ắp niềm vui.  Tết đến, xuân đã về, mọi người đều được mặc áo mới đi chúc Tết nhau. Trẻ con được theo chân bố mẹ về quê mừng tuổi ông bà, thăm bà con hàng xóm. Chúng vui mừng nhất là khi được nhận những phong bao lì xì màu đỏ. Xuân về cũng khiến cho con người mang một sức sống mới. Sức sống ấy mạnh mẽ, căng tràn ra ngoài như con thú ngủ đông, sau những ngày tránh rét chui ra ngoài đón ánh sáng. Xuân thật đáng yêu.  Đi giữa nắng vàng ấm của mùa xuân, chợt nghe đâu đây tiếng nhạc xuân vang lên rộn ràng khiến lòng dậy lên những cảm giác giao mùa. Ai cũng công nhận, xuân là mùa của hạnh phúc, mùa của tình yêu, nên dù xuân có khoác lên mình chiếc áo màu nào đi nữa thì nó vẫn mang đến cho con người, cảnh vật không khí, màu sắc đẹp nhất. Hãy yêu xuân hết mình nhé !

3 tháng 1 2021

Tham khảo nhé

3 tháng 2 2019

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

3 tháng 2 2019

Ngày Tết ở quê em

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được người dân ở thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. 

Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngờ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành.

 Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kín trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi. Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo, tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

5 tháng 2 2023

Ý 1:

- Trước khi tết đến:

+ Mọi người thường lau dọn nhà cửa, sắm sửa tân trang những đồ dùng mới trong nhà.

+ Chuẩn bị các loại hoa quả, bánh trái, mứt kẹo, đào…

+ Làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, báo cáo về một năm đã qua.

- Trong dịp tết: 

+ Mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

+ Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em những đống tiền lấy may.

+ Cùng nhau đi chúc tết, đi chơi xuân. 

+ Đi đền chùa cầu may, cầu phúc, cầu bình an cho gia đình.

- Ý nghĩa: 

+ Đem đến một năm mới an lành tươi mới. 

+ Thăm hỏi chúc sức khỏe họ hàng, hàn huyên chuyện năm cũ, chúc mừng cho năm mới. 

+ Là dấu mốc đánh dấu một năm đã qua, năm mới đã đến.

 

5 tháng 2 2023

Ý 2: 

Mỗi vùng miền lại có những phong tục khác nhau vào dịp Tết. Các phong tục thể hiện văn hóa của vùng, miền, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam.
 

7 tháng 11 2016

Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.

“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.

Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

 

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.

Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.

Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.

 

6 tháng 2 2022

TK:

Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.

6 tháng 2 2022

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.

Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.

Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.

 

Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.

Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.

8 tháng 4 2023

Tết Nguyên Đán vừa qua, gia đình em đã làm những chiếc bánh chưng thật ngon để ăn trong ngày Tết. Em rất thích ăn bánh chưng nên đợi đến tận ngày Tết mới được thưởng thức.

Khi mở gói bánh chưng, mùi thơm của lá dong và gạo nếp thơm phức phả lan tỏa khắp căn nhà, khiến em càng thèm muốn. Mẹ em cắt ra từng miếng bánh và cho vào dĩa, em nhanh chóng lấy một miếng bánh chưng và cắn thử.

Bánh chưng thật ngon miệng! Vỏ lá dẻo, thịt kho bên trong thơm ngon và có vị thanh mát của trứng cút. Em ăn một miếng rồi hai miếng, chỉ có mỗi việc ăn bánh chưng suốt cả ngày Tết.

Đó là một trải nghiệm thật tuyệt vời của em trong dịp Tết vừa qua.

18 tháng 2 2016

Tết đã đến rồi nhỉ, một năm mới cũng đã đến và chào tạm biệt năm cũ, chia tay với những nỗi buồn và đón chào những niềm vui mới. Ngày Tết quả thật rất tuyệt vời.Người người về bên gia đình cùng đón Tết đến, có những người vì công việc mà ko về đc chắc họ buồn lắm. Riêng em , những ngày Tết ấy rất ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Được người lớn lì xì , đc xúng xính trong những bọ áo váy mới, được đi chơi, đi chúc Tết, đi thăm họ hàng, ông bà, hay đi chùa....Ôi thật là vui!Tết đến nên mọi người ai ai cũng đều tất bật chuẩn bị.Mọi thứ như bận rộn cả lên. Ấy thế thôi nhưng thật là rất vui và hạnh phúc, đón giao thừa cùng mọi người hay cùng nấu bánh chưng thật là ý nghĩa biết bao.Cái Tết quê em là thế, thật sự truyền thống thế thôi nhưng chứa biết bao nhiêu tình thương tình yêu và cả những niềm vui và hạnh phúc.Có lẽ dù có đi đâu xa nhưng trong em cái Tết ở quê nhà vẫn thật sự tuyệt nhất!

TICK CHO MIK NHA!!

18 tháng 2 2016

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.

27 tháng 1 2020

Xuân đến nhẹ nhàng không báo trước, xuân âm thầm không thành tiếng để đến khi ta nhận ra mùa xuân đã tràn về trên cành lá, và cả trong lòng người. Bỗng thấy không khí náo nức của nhà nhà người người đón xuân sang. Những ngày như thế ở gia đình tôi luôn vui hơn bao giờ hết.

Những ngày tết đến xuân về, những hoạt động gia đình tôi thay đổi không theo quỹ đạo thường ngày, và cả căn nhà cũng thấy khác nữa. Xuân đến trên những cành đào đang chớm nở, đó cũng là lúc căn nhà tôi được khoác trên mình chiếc áo khác. Công việc quanh năm bận rộn khiến bố mẹ không có thời gian dọn dẹp và chăm chút cho ngôi nhà của mình. Ngay sau hôm có lịch nghỉ tết chính thức, cả gia đình đã bắt tay vào việc tham gia tô lại màu sắc cho căn nhà mình. Bố mẹ tôi phụ trách việc quét dọn những nơi ở trên cao và sơn lại màu mới cho căn nhà. Chúng tôi thì có nhiệm vụ là dọn dẹp phòng ở của mình và những nơi như nhà bếp. Vì lâu rồi chưa dọn dẹp nên công việc cũng khá nhiều. Cả nhà đều đeo khẩu trang và quần áo gia đình, tuy vất vả nhưng mọi người đều rất vui vì được làm cùng nhau. Sau khi dọn dẹp, ngôi nhà khoác lên mình một chiếc áo mới. Chiếc áo màu xanh của hi vọng và mọi thứ đều tinh tươm, sáng bóng. Khi ấy, tết đã bước vào đến cửa rồi.

Những ngày sau, chúng tôi chuẩn bị đồ đạc để rước tết vào nhà. Hai chị em tôi náo nức cùng mẹ đi mua quần áo tết. Những chiếc áo thật đẹp, bộ nào cũng muốn mua hết, chúng tôi phải khó khăn lắm mới chọn lựa được bộ mình thích nhất trong đó. Sau đó chúng tôi lại tíu tít cùng mẹ đi mua đồ ăn ngày tết: nào mứt, nào hoa quả và bao nhiêu là bánh kẹo. Khi về, chúng tôi đã thấy một cây đào đã được để giữa sân. Cây đào có thế rồng bay rất nhịp nhàng, trên cành còn có biết bao nhiêu là lộc và nụ hoa mới nhú. Đúng là bố của tôi, luôn biết cách chọn cây. Vậy là nhà tôi lại bắt đầu trang trí và làm mới tổ ấm của mình để đón năm mới. Những câu đối trước cửa, những phong bao lì xì và dây kim tuyến trên cây, và còn hoa ly, hoa lay ơn cho những chiếc bàn. Không gian trầm tĩnh, tẻ nhạt hằng ngày được thay bằng những màu sắc rực rỡ và không khi ấm áp của ngày tết.

Nhà tôi không có truyền thống gói bánh chưng nhưng không khí vui tươi của gói bánh đã được thay bằng những giây phút cùng nhau dọn dẹp, đi mua đồ và cả giờ khắc đón giao thừa quý giá nữa. Cả nhà quây quần bên nhau, không điện thoại, không máy tính, chỉ có những vòng tay ấm áp và những con mắt háo hức chờ những màn pháo hoa. Vào khoảnh khắc 0 giờ 0 phút, mọi người đều vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc cho một khởi đầu “vạn sự như ý”.

Những ngày tết còn vui hơn nữa khi bố mẹ tôi được gặp lại những người thân lâu nay, chúng tôi được mặc quần áo mới, được nhận lì xì và còn cả chúc tết ông bà nữa. Là tết đến gieo cho chúng ta niềm vui hay chính là niềm vui của mỗi người lan tỏa làm nên không khí tết?

Mặc dù tiếc nuối vì những ngày tết vui vẻ mà ngắn ngủi nhưng dù sao tôi cũng đã có những giây phút thật hạnh phúc như thế. Và khi điều gì thật khó có được thì chúng ta mới càng trân trọng nó hơn, phải không? 

Chép mạng vừa thôi bn .

Ko có tính tự chủ chút nào hả ?