viết một đoạn văn kiểu phối hợp trong đó có sử dụng trợ từ để nêu cảm nhận của em về nhân vật trong truyên "nói dóc gặp nhau"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông đốc - đại diện nhà trường là một nhân vật khá quan trọng trong truyện ngắn " Tôi đi học" . Hình ảnh ông đốc là hình ảnh của sự quan tâm ,hiền từ đối với học sinh mới . Ông nói sẽ nói nhỏ nhẹ , nhìn bằng đôi mắt hiền từ và cảm động thể hiện sự yêu thương của một người thầy . Là một người dẫn dắt học trò mới ,ông tỏ ra là một người tâm lý . Ông tươi cười nhẫn nại , giỗ dành khi các em bật khóc .Ôi ,một người thầy thật bao dung , thật tốt bụng ,giàu lòng yêu thương . Điều đó thể hiện bản lĩnh của người đứng đầu nhà trường và sự quan tâm đặc biệt của xã hội đến trẻ em.
Tham khảo:
Tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về.
Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực. Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: "Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi!"
Tiếng gọi ấy bấy lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại nhưng đến nay đã bật lên thành tiếng thổn thức vừa mừng rõ sung sướng vừa vộ vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất. Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cảm thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé ngờ không dám tin vào mắt mình nữa....
tham khảo:
Ngồi trong lòng mẹ Hồng cảm thấy hạnh phúc tột cùng, sung sướng tận hưởng cái cảm giác đã mất đi từ lâu mà bây giờ mới tìm lại được.Cậu đã phải chịu biết bao tủi cực, cay đắng, mong chờ mỏi mòn biết bao ngày tháng để rồi bây giờ được ngồi trong lòng của người mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào trong hồi kí của mình một lời phê bình rất tự nhiên: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Cái lời bình nặng trĩu tình cảm ấy của tác giả như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn của người đọc để người đọc càng cảm thấy cái tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng.
Cô bé bán diêm là nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên của tác giả An-đéc-xen, cũng là nhân vật gợi biết bao suy ngẫm trong lòng bạn đọc. Cô bé có số phận vô cùng bất hạnh, đáng thương. Cô bé không như những đứa trẻ khác được đến trường, được vui chơi, được có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bà và mẹ đã mất, cô phải lìa ngôi nhà xinh xắn để đến sống tại một xó tối tăm. Dù còn nhỏ tuổi, cô bé phải mưu sinh vất vả bằng nghề bán diêm giữa trời đông giá buốt và cơn đói hành hạ. Cha cô bé là một người đàn ông độc ác, ông sẵn sàng chửi rủa, mắng nhiếc, đánh đập mỗi khi cô bé không bán được que diêm nào. Hoàn cảnh thiếu thốn đã khiến cho những ước mơ tưởng chừng giản đơn của cô bé trở nên xa vời. Từng que diêm được quẹt là từng mộng tưởng của cô bé. Những mộng tưởng ấy gieo vào lòng bạn đọc biết bao xót xa, thương cảm. Chao ôi, chính người cha - người thân duy nhất của em cùng toàn xã hội thờ ơ, vô cảm đã dẫn đến cái chết đầy thương tâm của cô bé! Giá như có một ai đó đưa đôi tay ra để cứu lấy em, cho em những thứ mà vốn dĩ đứa trẻ nào cũng đáng được có. Qua nhân vật cô bé bán diêm, tác giả đã gửi gắm tấm lòng nhân đạo của mình; đồng thời lên tiếng tố cáo xã hội tàn lụi tình người.
* Trợ từ: chính.
* Câu ghép: câu in đậm.
* Thán từ: chao ôi.
Tham khảo
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.
bạn viết đừng nên dài quá ngắn gọn thôi vì mình đang viết cảm nghĩ mà
Tham khảo
Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn đuổi nàng đi. Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Nàng chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Vũ Nương mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, Vũ Nương là người phụ nữ phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến và nàng chính là đại diện cho nét đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Trong truyện "Nói dóc gặp nhau", nhân vật chính là một người khá thú vị, vừa hài hước lại vừa có những yếu tố khiến ta phải suy nghĩ. Cậu ấy có khả năng biến những câu chuyện tưởng chừng như vô nghĩa thành những tình huống đầy kịch tính, chỉ để thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân. Điều này khiến mình cảm thấy vừa buồn cười, lại vừa cảm thông. Thật ra, những câu nói dối của cậu ấy không phải hoàn toàn vô hại, mà nó phản ánh một sự thiếu tự tin và khát khao tìm kiếm sự chú ý từ người khác. Dù vậy, cậu vẫn có nét đáng yêu ở chỗ sự dối trá ấy lại không mang tính ác ý mà chỉ đơn giản là muốn được người khác thừa nhận. Chính vì vậy, mình không thể chỉ nhìn cậu ấy như một người xấu mà còn cảm nhận được những khó khăn trong tâm lý của nhân vật, điều này tạo nên sự phức tạp trong cảm nhận của mình về cậu ấy.