em hãy viết 2-3 câu có sử dụng điệp từ, điệp ngữ nói về món quà sinh nhật có ý nghĩa với em nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chi nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muôn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lãm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa. móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
THAM KHẢO NÀY :(
Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn luôn theo đuổi lấy nó, bởi đó chính là mục tiêu sống của mỗi người, trong đó lòng vị tha luôn tha thứ cho người khác, nhân hậu luôn thấu hiểu và quan tâm chia sẻ cùng người khác là muốn quà vô giá và giá trị dành cho mỗi con người.
Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là sự vị tha, sự tha thứ và lòng nhiệt tình giúp đỡ người khác, tình cảm của con người dành cho nhau đã mang lại những tình cảm thiêng liêng và có giá trị nhất, những tình cảm đó chân thành và da diết, tha thứ là luôn biết bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra, cần phải có trái tim nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc dành cho con người xung quanh mình đó mới là một con người biết sống đúng với giá trị và niềm tin trong cuộc sống mà mọi người ban tặng cho mỗi chúng ta. Giá trị to lớn để lại cho mỗi chúng ta là biết giữ gìn trân trọng những giá trị và niềm tin của mỗi người, những tình cảm đó thật sâu sắc và mang lại những ý nghĩa giá trị và niềm tin yêu mạnh mẽ nhất đối với con người.
Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng cho con người nó không chỉ đem lại những điều tuyệt vời nhất cho họ, mà còn giúp cho tâm hồn của họ được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện. Trong những tình cảm chân thành và trái tim biết yêu thương con người sẽ làm được những điều giá trị và tuyệt vời nhất, có được sự ngọt ngào, tình yêu thương vô bờ bến và những trái tim biết chứa tran những lời yêu thương sâu lắng. Ai ai cũng luôn luôn mong muốn mình có trái tim bao dung và vị tha hơn, nhưng để làm được điều đó họ cần phải rèn luyện nó mỗi ngày trao tặng những ý nghĩa to lớn và thực sự có ý nghĩa mà cuộc sống đã đem tặng cho mỗi người.
Tình yêu thương đó rất bao dung và nó thể hiện được những tình cảm ngọt ngào, chân thành và da diết nhất mà con người đem lại cho nhau, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc con người sẽ ngày càng rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng người sâu sắc, trong trái tim của mỗi người tình yêu thương đó luôn luôn được cải thiện và nó sẽ trở nên hoàn hảo, lòng tha thứ bao dung cho người khác đây là một cử chỉ cao đẹp và nó bồi dưỡng tấm lòng biết bao dung độ lượng, người nào biết tha thứ cho người khác và luôn luôn biết lắng nghe thì họ sẽ là những con người có trái tim nhân hậu và được nhiều người yêu quý và đặc niềm tin vào nhất, trong cuộc đời của mỗi người giá trị của nó không chỉ để lại những điều tuyệt vời mà còn để lại những niềm tin yêu sâu sắc cho con người xung quanh chúng ta.
Mỗi ngày chúng ta học hỏi và rèn luyện đạo đức, luôn luôn biết cải tạo bản thân mình ngày càng nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ đem lại những giá trị to lớn mà còn làm cho chúng ta có tấm lòng yêu yêu thương và vị th, biết tha thứ cho con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, để mỗi cn người luôn luôn biết cải tạo lại bản thân mình nhiều hơn, làm những điều có ý nghĩa thì cuộc đời của họ sẽ được mở rộng ra nhiều khía cạnh và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn để lại cho mỗi người.
Những điều mà chúng ta làm luôn luôn để lại những giá rị to lớn nhất, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều giá trị và ý nghĩa và giá trị nhất, bản thân mỗi con người chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng và rèn luyện kiên trì những điều đó trong bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Khi chúng ta làm những điều có giá trị và ban tặng cho người khác nhiều niềm tin về mình thì là lúc chúng ta làm nên được những điều mang lại những giá trị to lớn và vô cùng có ý nghĩa, mỗi người chúng ta hôm nay phải làm được những điều đó và có như vậy cuộc đời của chúng ta mới cảm thấy được yêu thương và có chứa tran tình người bao la chứa đựng trong đó.
Mỗi ngày chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác bởi giá trị mà cuộc sống đem lại cho chúng ta vô cùng lớn và nó có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đến niềm tin yêu mà con người dành cho mình, chúng ta nên biết trân trọng và quý giá với tình cảm đó, có như vậy là chúng ta đã làm được rất nhiều những điều tốt đẹp và trao tặng cho người khác rất nhiều món quà có ý nghĩa hơn cả những thứ về mặt giá trị vật chất.
#Châu's ngốc
Đối với mỗi người, ngày sinh nhật luôn là ngày quan trọng. Đó là ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, và là ngày gia đình bạn đón một thành viên mới. Vào ngày sinh nhật ai cũng thích được tặng quà và được nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia đình, người thân, bạn bè. Năm nay tôi đã 14 tuổi, đã trải qua 14 sinh nhật, nhưng thực sự những cảm xúc trong tôi vẫn còn đọng lại vào ngày sinh nhật năm tôi học lớp 3.
Tôi xa bố mẹ từ nhỏ, cũng vì điều kiện gia đình khó khăn. Tôi ở với bà ngoại, bà là người chăm lo cho tôi từng ngày, từng bữa ăn, giấc ngủ. Mặc dù nhớ bố mẹ lắm nhưng luôn có bà ở bên nên tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi còn nhớ năm học lớp 3, tôi thấy mình cũng người lớn hơn những bạn cùng lứa tuổi, cũng bởi vì tôi phải tự lập. Hồi đó, thỉnh thoảng bố mẹ hay gửi quà Hà Nội về cho tôi, nào là quần áo mới, sách vở mới, tôi thích lắm! Tôi là con gái nhưng cũng không thích chơi đồ chơi như các bạn cùng lứa tuổi, thứ tôi thích nhất chỉ là một con búp bê để tôi có thể thường xuyên may quần áo cho nó mặc. Sở thích của tôi là khâu vá chứ không phải tôi thích búp bê đâu.
Tôi đã từng ước giá như mẹ tặng tôi con búp bê vào ngày sinh nhật thì tôi sẽ vui biết nhường nào. Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng không dám nói với ai, bởi tính tôi cũng không thích đòi hỏi. Dần dần, đến ngày sinh nhật tôi, bố mẹ tôi vẫn gọi điện chúc mừng sinh nhật tôi như mọi lần và bà tôi thì mua chút hoa quả, bánh kẹo về nhà để tôi mời các bạn hàng xóm sang chung vui. Đến 9h tối, khi các bạn và tôi đang nói chuyện rôm rả thì bà ngoại tôi bỗng nhiên đi vào buồng ngủ lấy ra một cái hộp rất to. Tôi và các bạn đã ồ lên một tiếng rất lớn và thi nhau hỏi bà “Bà ơi, hộp gì đây ạ?”. Bà tôi đã chậm rãi trả lời. Đây là quà sinh nhật bố mẹ gửi cho tôi từ Hà Nội về. Tôi thực sự rất bất ngờ và sung sướng bóc hộp quà ấy. Và càng ngạc nhiên hơn khi trong chiếc hộp ấy là một con búp bê vô cùng dễ thương, tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi hỏi bà ngay “Bà ơi, sao bố mẹ cháu biết cháu thích búp bê ạ?”. Bà nói với tôi: “Có một lần, cháu ngủ mơ nói là: Bố mẹ ơi, con thích búp bê chứ không thích quần áo đâu”. Lúc đó bà chưa ngủ, nên khi mẹ gọi điện cho bà hỏi cháu thích được tặng gì vào ngày sinh nhật, bà đã nói là cháu thích búp bê. Và bố mẹ cháu đã mua con búp bê này vào lần trước khi về thăm cháu rồi đưa cho bà nói rằng sẽ tặng cháu vào ngày sinh nhật.
Khi đó, tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi cảm thấy xúc động vô cùng, vì bà và bố mẹ đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất vào ngày mà tôi được sinh ra. Những cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến tận bên giờ. Con búp bê đó là món quà mà tôi thích nhất, tôi gọi đó là “Món quà của tình yêu thương”.
Trong lòng tôi biết ơn công lao của bà và bố mẹ vô cùng. Tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn là niềm tự hào của mọi người. Đối với tôi, dù bà hay bố mẹ có tặng món quà gì cho tôi đi chăng nữa thì họ vẫn luôn là những gì quý báu nhất trong cuộc đời tôi.
Bài làm
Đối với mỗi người, ngày sinh nhật luôn là ngày quan trọng. Đó là ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, và là ngày gia đình bạn đón một thành viên mới. Vào ngày sinh nhật ai cũng thích được tặng quà và được nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia đình, người thân, bạn bè. Năm nay tôi đã 14 tuổi, đã trải qua 14 sinh nhật, nhưng thực sự những cảm xúc trong tôi vẫn còn đọng lại vào ngày sinh nhật năm tôi học lớp 3.
Tôi xa bố mẹ từ nhỏ, cũng vì điều kiện gia đình khó khăn. Tôi ở với bà ngoại, bà là người chăm lo cho tôi từng ngày, từng bữa ăn, giấc ngủ. Mặc dù nhớ bố mẹ lắm nhưng luôn có bà ở bên nên tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi còn nhớ năm học lớp 3, tôi thấy mình cũng người lớn hơn những bạn cùng lứa tuổi, cũng bởi vì tôi phải tự lập. Hồi đó, thỉnh thoảng bố mẹ hay gửi quà Hà Nội về cho tôi, nào là quần áo mới, sách vở mới, tôi thích lắm! Tôi là con gái nhưng cũng không thích chơi đồ chơi như các bạn cùng lứa tuổi, thứ tôi thích nhất chỉ là một con búp bê để tôi có thể thường xuyên may quần áo cho nó mặc. Sở thích của tôi là khâu vá chứ không phải tôi thích búp bê đâu.
Tôi đã từng ước giá như mẹ tặng tôi con búp bê vào ngày sinh nhật thì tôi sẽ vui biết nhường nào. Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng không dám nói với ai, bởi tính tôi cũng không thích đòi hỏi. Dần dần, đến ngày sinh nhật tôi, bố mẹ tôi vẫn gọi điện chúc mừng sinh nhật tôi như mọi lần và bà tôi thì mua chút hoa quả, bánh kẹo về nhà để tôi mời các bạn hàng xóm sang chung vui. Đến 9h tối, khi các bạn và tôi đang nói chuyện rôm rả thì bà ngoại tôi bỗng nhiên đi vào buồng ngủ lấy ra một cái hộp rất to. Tôi và các bạn đã ồ lên một tiếng rất lớn và thi nhau hỏi bà “Bà ơi, hộp gì đây ạ?”. Bà tôi đã chậm rãi trả lời. Đây là quà sinh nhật bố mẹ gửi cho tôi từ Hà Nội về. Tôi thực sự rất bất ngờ và sung sướng bóc hộp quà ấy. Và càng ngạc nhiên hơn khi trong chiếc hộp ấy là một con búp bê vô cùng dễ thương, tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi hỏi bà ngay “Bà ơi, sao bố mẹ cháu biết cháu thích búp bê ạ?”. Bà nói với tôi: “Có một lần, cháu ngủ mơ nói là: Bố mẹ ơi, con thích búp bê chứ không thích quần áo đâu”. Lúc đó bà chưa ngủ, nên khi mẹ gọi điện cho bà hỏi cháu thích được tặng gì vào ngày sinh nhật, bà đã nói là cháu thích búp bê. Và bố mẹ cháu đã mua con búp bê này vào lần trước khi về thăm cháu rồi đưa cho bà nói rằng sẽ tặng cháu vào ngày sinh nhật.
Khi đó, tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi cảm thấy xúc động vô cùng, vì bà và bố mẹ đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất vào ngày mà tôi được sinh ra. Những cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến tận bên giờ. Con búp bê đó là món quà mà tôi thích nhất, tôi gọi đó là “Món quà của tình yêu thương”.
Trong lòng tôi biết ơn công lao của bà và bố mẹ vô cùng. Tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn là niềm tự hào của mọi người. Đối với tôi, dù bà hay bố mẹ có tặng món quà gì cho tôi đi chăng nữa thì họ vẫn luôn là những gì quý báu nhất trong cuộc đời tôi.
Tham khảo:
Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.
Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trọng nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: "đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".
Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.
Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọ trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.
Tham khảo:
Mỗi năm, em lại được tặng rất nhiều món quà. Món quà nào em cũng quý, cũng thích. Nhưng trong đó, có một món quà mà em luôn cất giữ với một vị trí vô cùng đặc biệt, đó chính là chiếc túi do chính tay bà may cho em.
Lúc ấy, em mới học lớp một. Mỗi ngày đến lớp, bà thường cho em mang theo vài chiếc kẹo và bánh để ăn vào giờ ra chơi cùng bạn. Nhưng để trong cặp thì đôi khi kẹo bánh bị sách làm vỡ. Thế nên, bà đã may cho em một chiếc túi nhỏ.
Túi có hình chữ nhật, lớn bằng bàn tay của bà. Phần vải may túi là vải trơn màu hồng, được bà cắt từ cuộn vải dì Tư mua tặng bà may áo dài. Các góc của túi được bà may rất cẩn thận từng chút một, nên chắc chắn lắm. Nhìn mãi cũng chẳng tìm ra chỗ nào có chỉ thừa. Lúc ấy, mắt bà đã kém, nên chỉ may được vào ban ngày mà thôi. Nên phải hết gần hai ngày bà mới may xong.
Ở mặt trước của túi, bà đã thêu tên của em lên. Lúc ấy, em vừa tập viết chữ, đã được bà cầm tay viết nắn nót tên mình lên vải. Rồi theo đường mực bà mới thêu lên. Mỗi khi chạm tay lên tên mình trên chiếc túi, em lại cảm thấy hơi ấm bàn tay của bà đâu đây. Về miệng túi, thì bà làm dạng túi rút, Bà luồn một sợi dây dài trên miệng túi, chỉ cần kéo lại thì miệng túi sẽ đóng chặt và có quai để xách theo. Sợi dây ấy, được bà tết lại từ ba mảnh dây nhỏ xíu. Lúc bà đan, em ngồi bên cạnh, nhìn theo mà hoa cả mắt bởi sự khéo léo thoăn thoắt của đôi tay bà. Còn nhớ hôm ấy, khi bà vừa may túi xong, em liền cầm lên sung sướng lắm. Vội cầm kẹo cho vào rồi mang đi khoe khắp nơi. Niềm sung sướng ngày hôm ấy cho đến hôm nay vẫn còn nguyên vẹn.
Bây giờ, em đã học lớp 5 rồi, không còn mang kẹo đến lớp nữa. Bà cũng đã đi xa rồi và chiếc túi cũng cũ dần theo năm tháng. Nhưng em vẫn nâng niu và giữ gìn chiếc túi thật cẩn thận. Em treo túi ở cạnh bàn học, để lúc nào cũng có thể nhìn ngắm nó, như ngày xưa, bà luôn ở bên cạnh mỗi khi em học bài.
I. Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
II. Thân bài:
- Tả bao quát:
Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
Dàn ý tả đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em số 2I. Mở bài: Giới thiệu đồ vật mà em định tả
- Trong chuyến đi thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, em được nhìn thấy chiếc khăn răn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt.
- Chiếc khăn được xem như kỉ vật và được trưng bày tại đây.
II. Thân bài
- Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.
- Chiều ngang chừng 0,6 m, chiều dài khoảng 1,2 m.
- Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.
- Hai đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.
- Nền khăn đã có những vết sờn bạc.
- Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt choàng ấm ở mùa đông, che nắng, thấm mồ hôi ở mùa hè.
- Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.
- Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
- Mẹ Trần Thị Lướt hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.
- Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ.
- Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Trong ngày sinh nhật lần thứ mười , em được mẹ tặng cho món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Đó là cây bút máy mà em hằng mong ước.
Ôi ! Trông cây bút máy này mới đẹp làm sao ! Cây bút nhó nhắn, dài khoảng một gang tay em. Thân bút tròn, thon thon như ngón tay. Nắp bút bằng kim loại, được mạ kềnh sáng loáng. Thân bút nhỏ hơn, bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau thon lại như búp măng non. Trên thân bút nổi bật dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Mở nắp bút ra, em thấy chiếc ngòi nho nhỏ, xinh xinh, sáng lấp lánh, phía dưới ngòi là cục than màu đen để điều hoà mực. Khi bơm mực, em mở thân bút ra, xoay thanh bơm theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được một bữ no nê. Trong ruột gà có một ống nhỏ hơn que tăm để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ em còn vương vướng. Nhưng chỉ vài hôm sau là ngòi bút viết thật êm, nét chữ thanh đậm. Khi ngòi bút chạy trên giấy thì nét chữ của em trở nên mềm mại, duyên dáng, trông thật là đẹp. Em rất sung sướng ngắm mãi dòng chữ của mình. Từ nay em tha hồ luyện viết chữ đẹp.
Em thầm cảm ơn mẹ đã tặng cho em món quà kì diệu này ! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi làm xong công việc của mình là cây bút được nằm gọn trong chiếc hộp, ngủ một giấc ngon lành.