Sáng mát trong như sáng năm xưa,
Gió thổi mùa thu………”?
(Bài thơ: “Đất nước”. SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr 94)
A – hương lúa mới B – hương thóc mới
C – hương cốm mới D – hương hoa sữa giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” : Mùa thu đất nước trong hoài niệm nhà thơ
Đáp án cần chọn là: A
" Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới. "
- Ahyhy :33
''Sáng mát trong như sáng năm xưa
gió thổi mùa thu hương cốm mới
~ học tốt ~
* Bài viết mẫu tham khảo:
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).
Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
…
Sau lưng thềm lá… đầy
Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình.
Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội.
Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả.
Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng.
Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.
Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Xưa nay, nhiều bài thơ hay lại được nhà thơ viết rất nhanh, có vẻ như “xuất thần”. Trái lại, có những bài thơ được nung nấu kỹ lưỡng khi hoàn thành chưa hẳn làm ưng ý tác giả, nhất là về cảm xúc, sự xộc xệch trong kết cấu… Đất nước của Nguyến Đình Thi có lẽ là trường hợp ngoại lệ. Nó được thai nghén từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1948,1949) và hoàn thành khi cuộc kháng chiến ấy đã kết thúc (năm 1955). Dĩ nhiên, đó phải là thành công của nhà thơ có tài. Nhưng điều quan trọng hơn chính là do tác phẩm ấy được tạo dựng nên từ những cảm xúc, suy nghĩ của Nguyến Đình Thi về một chủ đề lớn: Đất nước !
Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội :
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Đó cũng là ấn tượng về một mùa thu Hà Nội : không khí mát trong, gió nhẹ thổi và phảng phất mùi hương cốm mới. Câu thơ gợi tả cả không gian, màu sắc và hương vị, “đồng hiện” cả thời gian và quá khứ và hiện tại, trộn lẫn hình ảnh trong thực tại và hình ảnh trong hoài niệm.
Hương cốm mới là nét đặc sắc của mùa thu Hà Nội. Dường như đó là kết tinh của tất cả hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu Hà Nội. Thạch Lam từng viết về cốm, món quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội : “Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… là thức dâng của cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
(Lục là 6, Bát là 8)
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi.
- Dẫn dắt vào bài thơ Đất nước.
2. Thân bài
a) Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):
- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:
+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".
+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
b) Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…
- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.
=> Niềm tự hào về đất nước.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt...
=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.
3. Kết bài
- Khái quát tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ
- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản tân về đoạn thơ.
Bài làm
Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông mang bản sắc và giọng điệu riêng vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm súc, vừa sâu lắng suy tư. Đặc biệt, Nguyễn Đình thi co những bài thơ đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước Việt Nam lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Chỉ vài nét phác họa, phát thảo nhẹ nhàng, nhà thơ đã gợi lên được cái hồn của mùa thu Hà Nội năm xưa, cổ kính, đẹp một cách hắt hiu, vắng lặng và còn phảng phất nỗi buồn.
Tác giả mở ra một không gian vô cùng an lành, êm đềm gợi bao cảm xúc:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội cổ kính, thơ mộng. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Từ láy gợi tả gợi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, có nắng, có lá vàng rơi, có gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”. Cảnh sắc mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội. Người ra đi: “đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm…”. Hình ảnh con người ra đi với tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu. Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân. Cảnh thu và con người Hà Nội cũng chính là niềm tự hào của tác giả.
Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt. Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi.
- Dẫn dắt vào bài thơ Đất nước.
2. Thân bài
a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):
- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:
+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội → Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".
+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
→ Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
b. Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…
- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.
→ Niềm tự hào về đất nước.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt...
→ Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.
3. Kết bài
- Khái quát tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ
- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ.
Bài làm
Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông mang bản sắc và giọng điệu riêng vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm súc, vừa sâu lắng suy tư. Đặc biệt, Nguyễn Đình thi có những bài thơ đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước Việt Nam lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Chỉ vài nét phác họa, phát thảo nhẹ nhàng, nhà thơ đã gợi lên được cái hồn của mùa thu Hà Nội năm xưa, cổ kính, đẹp một cách hắt hiu, vắng lặng và còn phảng phất nỗi buồn.
Tác giả mở ra một không gian vô cùng an lành, êm đềm gợi bao cảm xúc:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội cổ kính, thơ mộng. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Từ láy gợi tả gợi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, có nắng, có lá vàng rơi, có gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”. Cảnh sắc mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội. Người ra đi: “đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm…”. Hình ảnh con người ra đi với tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu. Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân. Cảnh thu và con người Hà Nội cũng chính là niềm tự hào của tác giả.
Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt. Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.