Imagine you travel 1000 years back in time, what technology would you introduce to make the lives of people easier.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Vì vậy khi nhắc đến một tác phẩm nghệ thuật tôi yêu thích nhất tôi luôn nhớ đến thơ đầu tiên. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc trong trái tim tôi là khổ đầu bài "Sang Thu" của Hữu Thỉnh. Đoạn thơ là những dấu hiệu thông báo mùa thu đã đến. Với câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đầy sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ của tác giả, người đọc cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của buổi chớm thu ở một làng quê thanh bình. Qua đó chúng ta thêm yêu vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của quê hương, đất nước...
( Bạn có thể bổ sung thêm ý để bài viết được hoàn thiện hơn)
Người anh hùng Trần Quốc Tuấn:
- Tên: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
- Phẩm chất:
+ Là một vị tướng tài giỏi, mưu lược hơn người, dụng binh như thần của nước ta.
+ Là vị quan lớn yêu nước, một lòng phụng sự vua diệt giặc ngoại xâm.
+ Là một nhân cách đạo đức lớn, biết trọng dụng người tài.
- Chiến công: chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.
a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Xác định được mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.
- Tìm ý, lập dàn ý đầy đủ cụ thể, chi tiết
- Luyện tập, trình bày nhiều lần trước khi đánh giá về vấn đề nào đó.
b. Cần lưu ý:
- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút.
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi.
- Trao đổi, nhận xét, đánh giá.
Bài làm tham khảo
Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 4. Ngay sau khi nhận được đề bài từ cô giáo nhóm mình đã cũng nhau trao đổi, thảo luận. Và hôm nay chúng mình xin phép trình bày bài thuyết trình: Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
Như các bạn đã biết chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
Trên đây là bài trình bày của nhóm mình cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ mọi người.
Phương pháp giải:
- Đọc lại lí thuyết ở phần Nói và nghe.
- Dựa vào bài nói đã trình bày, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
a.
Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.
- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.
- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.
- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.
b.
Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:
- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.
- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.
- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.
- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.
- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.
- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.
+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).
+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.
+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.
Tham khảo:
Công nghệ sơn tĩnh điện trong tiếng anh có tên là Electro Static Power Coating Technology. Nó được xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, được phát minh vào đầu thập niên những năm 1950 bởi tiến sỹ Erwin. Qua nhiều lần cải tiến bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất và chế tạo thiết bị, đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày một tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều.
Hai dạng sơn tĩnh điện:
- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,...
Hiện nay, chất liệu sơn tĩnh điện dạng bột được sử dụng phần lớn bởi tính hiệu quả mà hệ thống phun bột mang lại, nó cao hơn nhiều so với phun sơn dạng dung môi hoặc dạng nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sẽ được thu hồi và tái sử dụng lại lên đến trên 90%. So với các kỹ thuật phun sơn dạng ướt thì dạng bột có độ phủ lớn hơn. Lý do bởi vì dạng bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết mà chúng không thể trực diện với súng phun được.
TÌM HIỂU VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN
Sơn tĩnh điện là một dạng vật liệu phủ được làm bằng một hợp chất hữu dạng bột được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Sở dĩ được gọi tên là sơn tĩnh điện vì nó sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với chi tiết cần phủ. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột, khi sử dụng bột sơn sẽ được tích một điện tích dương (+) và được đưa qua thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật liệu cần sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm (-) nhằm hình thành một lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu, hay còn gọi là liên kết ion. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn sẽ có độ bám dính rất tốt và bền.
Thành phần công thức của bột sơn sử dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, bột màu, chất làm đều màu, và các chất phụ gia khác. Tất cả được trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆNSơn tĩnh điện được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt. Khi bột sơn tĩnh điện đi qua súng phun tĩnh điện sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ phun sơn tĩnh điện
Nhìn chung, công nghệ phun sơn tĩnh điện khá là đơn giản, trong đó thiết bị chính là một súng phun tĩnh điện cùng với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó là các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại (giúp điều chỉnh nhiệt độ và thời gian tắt mở). Các thiết bị hỗ trợ phun sơn như máy nén khí, hệ thống trước khi sơn như máy tách ẩm khí nén, các bồn chứa hóa chất bằng composite nhằm giúp cho xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.
Trong quá trình sơn tĩnh điện, vật liệu phủ cần được làm nóng ở nhiệt độ cao nhằm tránh cho bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc tới vật liệu phủ. Do đó, bạn sẽ thấy nó chỉ thường áp dụng cho những vật phẩm bằng kim loại hoặc những vật có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Quá trình làm nóng này tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức, nên để tối ưu cho sản xuất thì các mẻ sơn sẽ có đồng nhất một màu.
QUY TRÌNH PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN+ Bước 1: Chuẩn bị/xử lý bề mặt trước khi sơn.
+ Bước 2: Phun sơn tĩnh điện.
+ Bước 3: Sấy sơn.
+ Bước 4: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm.