K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11

Em sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam. Hà Nội là một thành phố vô cùng rộng lớn. Ở trung tâm thành phố, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Các con đường thường có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Nhưng em thích nhất là mùa thu Hà Nội. Mùa thu ở đây có hương hoa sữa nồng nàn, những con đường ngập lá vàng. Đặc biệt là đặc sản cốm làng Vòng vô cùng thơm ngon. Hà Nội của em. Hiện đại mà cổ kính. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn giữ được những giá trị vô cùng tốt đẹp. Em yêu tất cả những gì thuộc về thành phố Hà Nội.

1 tháng 11 2016

Giới thiệu về Lý Bạch: Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762.Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.

Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nướcTây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Lý Kiến Thành. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên,Lý Trích Tiên.

Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên)

 

Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nướcTây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Lý Kiến Thành. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên,Lý Trích Tiên.

Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên)

Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nướcTây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Lý Kiến Thành. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên,Lý Trích Tiên.

Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên)

 

 

 

15 tháng 4 2018

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.

 

Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.

Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

19 tháng 4 2022

Lễ hội Ling Ông ở Quảng Ngãi này được tổ chức tại miếu và lăng thờ cá Ông. Vào ngày diễn ra hội lăng cá Ông được ngư dân nơi đây trang trí rất hoành tráng, tất cả tàu thuyền sẽ không ra khơi và mọi gia đình ngư dân đều làm lễ cúng cá Ông và treo đèn lồng vào ban đêm. Nghi lễ cúng cá Ông gồm có: Lễ nghinh Ông, lễ túc yết, chánh lễ và nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, hát bội, kéo co, đua thuyền, lắc thúng, đua cà kheo... Đây là lễ hội đặc sắc của du lịch Quảng Ngãi và cũng là cơ hội để du khách có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa.

17 tháng 10 2016

a)  - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của một người sống xa quê.

b) - Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.

- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.

- Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.

-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.

- NT: phép đối, tả cảnh ngụ tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.

15 tháng 10 2016

a) - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê.

 

15 tháng 10 2016

b) Hai câu thơ đầu: 
- Tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
- Nhà thơ ngắm trăng trên giường, không ngủ được nên mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua ô cửa sổ.
- Cảm nhận = ảo  giác: Trăng sáng không biết là trăng hay là sương.
-> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh.
Hai câu thơ cuối:

- Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.
- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.
- Vọng minh nguyệt >< Tư cố hương.
-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.
- Nghệ thuật: phép đối, tả cảnh ngụ tình.
=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.

 

 

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

Hình 1:

Bức tranh vẽ cảnh núi đá rất cao, hùng vĩ. Phía dưới là những cây to cùng những ngồi nhà bên sườn núi trông rất đẹp và thơ mộng.

Hình 2:

Bức tranh hài hòa với màu xanh của biển và bầu trời, bãi cát vàng mênh mông cùng chiếc thuyền đang căng mình đón gió.

Hình 3:

Bức tranh vẽ cảnh sông nước miền Tây êm đềm, nên thơ với những rặng dừa, cây cầu bắc qua dòng sông.

Hình 4:

Bức tranh về làng quê bình dị, êm ả với đồng lúa chín vàng, những cành cò bay thẳng cánh trên nền trời xanh cùng hình ảnh chú trâu – người bạn thân thiết của nông dân.

Hình 5:

Bức tranh vẽ cảnh sống ở đô thị tấp nập với đông đúc xe cộ qua lại cùng những ngôi nhà cao tầng khang trang, đẹp đẽ.

Hình 6:

Bức tranh vẽ hải đảo Trường Sa với cột mốc biển đảo cũng chú lính hải quân đang cầm súng đứng canh gác. Đây là một biểu tượng tự hào của đất nước Việt Nam.

- Mỗi học sinh sẽ tự giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương mình.

Ví dụ: Quê hương tớ ở Hà Nội, nơi có rất nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử rất đỗi tự hào như Lăng Chủ tịch Hồ Chì Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,...