K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11

Học tập là một hành trình gian nan và đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng. Vậy mà, có những lúc chúng ta lại chùn bước, lười biếng, bỏ bê việc học. Phải chăng ta đã quên mất công ơn dưỡng dục, tần tảo sớm hôm của cha mẹ? Họ vất vả làm lụng, chắt chiu từng đồng, mong muốn lớn nhất chỉ là con cái được học nhành nên người. Mỗi giọt mồ hôi của cha mẹ rơi xuống đều là vì tương lai cuẩ chúng ta. Lười học chẳng khác nào ta đang lãng phí những hy sinh thầm lặng ấy, phụ lòng mong mỏi của bậc sinh thành. Hơn thế nữa, lười học còn là tự mình đánh mất cơ hội phát triển của bản thân, khép lại cánh cửa mở một tương lai tươi sáng. Tri thức là sức mạnh, là hành trang vững chắc giúp chúng ta bước lên đường đời. Khi lười biếng, ta không chỉ tự chôn vùi tiềm năng mà còn đánh mất cơ hội trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Hãy nhớ rằng, mỗi ngày trôi qua là một cơ hội để học hỏi, để trưởng thành. Đừng để sự lười biếng cướp đi những điều quý giá ấy. Hãy học tập chăm chỉ, không chỉ vì cha mẹ, mà còn vì chính bản thân mình.
Chúc chị học tốt!

Dịch văn bản sau ra tiếng anh:Hà Nội, ngày… tháng… năm...Osaka thân mến!Tớ là Đinh Thanh Tùng, học sinh lớp (tên lớp), trường (tên trường).Vào tuần trước, mẹ tớ có đến Nhật Bản công tác và đến thăm nhà cậu. Bố mẹ cậu là bạn thân của mẹ tớ đấy. Khi trở về, mẹ kể cho tớ nghe về cậu. Đầu thư, cho tớ gửi lời hỏi thăm đến sức khỏe của mọi người trong gia đình cậu nhé.Tớ đã tìm hiểu khá...
Đọc tiếp

Dịch văn bản sau ra tiếng anh:

Hà Nội, ngày… tháng… năm...

Osaka thân mến!

Tớ là Đinh Thanh Tùng, học sinh lớp (tên lớp), trường (tên trường).

Vào tuần trước, mẹ tớ có đến Nhật Bản công tác và đến thăm nhà cậu. Bố mẹ cậu là bạn thân của mẹ tớ đấy. Khi trở về, mẹ kể cho tớ nghe về cậu. Đầu thư, cho tớ gửi lời hỏi thăm đến sức khỏe của mọi người trong gia đình cậu nhé.

Tớ đã tìm hiểu khá nhiều về đất nước Nhật Bản. Nơi khiến tớ cảm thấy thích nhất đó chính là núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản. Hy vọng một ngày gần nhất, tớ có thể đến Nhật Bản. Khi ấy, chắc chắn tớ sẽ ghé thăm cậu và gia đình.

Cuối thư, tớ chúc cậu mạnh khỏe và học tập thật tốt.

Bạn mới của cậu

Đinh Thanh Tùng

 

3

Hanoi Day Month Year...

Dear Osaka!

I'm Dinh Thanh Tung, a student in class (class name), school (school name).

Last week, my mother went to work in Japan and came to visit your home. Your parents are best friends with my mom. When I got back, my mom told me about you. At the beginning of the letter, let me send my regards to everyone in your family health.

I did a lot of research about Japan. The place that I like the most is Mount Fuji - the symbol of Japan. Hopefully one day, I can go to Japan. Then, I will definitely visit you and your family.

At the end of the letter, I wish you good health and good study.

Your new friend

Dinh Thanh Tung

3 tháng 4 2021

Nhanhhh ÒwÓ

Không kịp viết luôn nèk huhu =(((((((((

6 tháng 11 2021

Ủa bạn đang trả lời mà, sao lại gõ vào chỗ hỏi

21 tháng 1 2021

Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử lại có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Nói đến tình mẹ, con người ta thường nhắc đến một thứ tình cảm rất đỗi dung dị mà lớn lao vô cùng. Mẹ, là nguồn sống soi sáng cho con đêm tối. Xuất phát từ điều này, đã có rất nhiều tác giả có những tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử. Một trong số đó là Nguyên Hồng với tác phẩm “Trong lòng mẹ”, đọc đoạn trích ấy, người đọc không thể không xót xa, xúc động trước tình cảm cao cả, thiêng liêng vô cùng của chú bé Hồng với mẹ.

Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã phải sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người xung quanh. Cha mất sớm, mẹ cậu vì thế bỏ đi tha hương cầu thực. Họ hàng đều quay lưng lại với cậu bé khốn khổ ấy. Những thiếu thốn về tình cảm, tinh thần khiến cậu bé Hồng không có một tuổi thơ ý nghĩa và trọn vẹn như những bè bạn cùng trang lứa. Điều đau đớn hơn khi cậu phải lắng nghe những lời bàn tán không hay về mẹ của mình.

Trong tâm hồn của một cậu bé, hình ảnh mẹ luôn là một hình ảnh vô cùng đẹp, với tất cả những hình dung đẹp đẽ nhất dành cho người mẹ của mình, cậu bé Hồng luôn tin mẹ mình là một người mẹ tốt, một người mẹ luôn yêu thương cậu. Cậu không muốn ai nghĩ xấu về mẹ của mình “…đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Chính vì thế, bé Hồng quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô.

Sự độc ác, cay nghiệt của bà cô còn thể hiện rõ khi rắp tâm lừa gạt đứa cháu bé bỏng về việc vào thăm mẹ. Hồng cứ ngỡ những lời người cô nói là thật, Hồng mơ ước mong muốn được gặp mẹ biết bao nhiêu, nhưng đắng cay thay, đằng sau lời nói ấy là sự lừa dối tráo trở nhằm làm trò mua vui cho bà cô. Trong thâm tâm Hồng luôn giữ hình bóng mẹ, một người mẹ hiền từ, nhân hậu và luôn có một niềm tin mãnh liệt vào mẹ. Cậu tin rằng chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mà mẹ cậu mới phải bỏ đi. Còn nhỏ nhưng cậu hiểu rằng chính những hủ tục thời phong kiến đã khiến mẹ cậu phải chịu cảnh tha hương. Tình cảm ấy cứ ngày một lớn dần, lớn dần lên.

Cậu vẫn ao ước và luôn hi vọng, tin tưởng vào một ngày sẽ được gặp lại mẹ của mình. Điều này được thể hiện rõ khi thấy bóng dáng một người rất giống với mẹ cậu, cậu liền chạy đuổi theo và gọi to: “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ…ơi!”. Tiếng gọi trong thổn thức, tiếng gọi với sự chất chứa, đong đầy tình yêu thương được dồn nén từ bấy lâu nay. Tất cả sự giải tỏa trong em đã được thực hiện, em sà vào lòng mẹ khi gặp lại.

Đôi bàn tay mẹ xoa đầu em dịu hiền. Cậu bé Hồng òa khóc nức nở. Tất cả những tủi hờn, những thiếu thốn, những lời cay nghiệt của bà cô, của họ hàng với cậu giờ đây không còn nghĩa lí gì nữa. Cậu bé đã được thực hiện ước mơ từ lâu của mình, được ở trong lòng mẹ. Đó không chỉ là mong muốn của riêng Hồng mà chắc chắn còn là mong muốn chung của rất rất nhiều những trẻ nhỏ khác khi không may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.

Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ quả thật vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo vô cùng lớn lao của tác phẩm. Qua câu chuyện, chúng ta càng cảm nhận chân thực hơn về tình cảm mẫu tử, đặc biệt là tình cảm của những đứa con thơ dành cho mẹ.

Đối với mỗi người con, mẹ luôn là điều tuyệt vời nhất. Trong tâm trí của những đứa trẻ ấy, mẹ hiện lên như một vì sao sáng trên bầu trời. Đó cũng chính là lời khẳng định về tình mẫu tử không bao giờ có thể dập tắt trong lòng mỗi con người. Nguyên Hồng đã rất thành công khi truyền tải được thông điệp đầy ý nghĩa về tình mẫu tử đến với mọi người.

21 tháng 1 2021
Tình yêu thương mẹ của cậu bé Hồng được thể hiện rõ trong cuộc trò chuyện với bà cô. Sắp đến ngày giỗ bố, bà cô đã gọi bé Hồng lên để trò chuyện. Bà bảo Hồng rằng: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?... Mợ mày phát tài lắm! ? Hồng rơm rớm nước mắt, toan trả lời có vì nghĩ đến sự hiền từ của mẹ, sự thiếu thốn tình thương ấp ủ. Nhưng ngay sau đó cậu đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và cái cười rất kịch của bà cô. Hơn ai hết, cậu bé biết rằng: Nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mà ruồng rẫy mẹ tôi. Và cậu càng thương mẹ hơn: không đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dù hơn một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà... Sau đó, cậu bé đã từ chối một cách quyết liệt: Không cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Khi nghe bà cô nói: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ, cậu òa khóc. Đây không phải là những giọt nước mắt đau khổ, tủi thân mà là những giọt nước mắt chan chứa tình thương. Hai tiếng em bé mà bà cô ngân thật dài, thật ngọt, thật rõ như nhát dao đâm vào trái tim non dại của cậu. Tình yêu thương mẹ càng trỗi dậy mãnh liệt, nó biến thành nỗi căm giận những hủ tục, những thành kiến tàn ác. Và cậu bé nghĩ: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Chính tình yêu thương mẹ đã giúp cậu bé Hồng nhận ra lẽ phải, lên án những hủ tục phong kiến. Càng thương mẹ bao nhiêu, cậu lại càng oán trách những bất công của xã hội phong kiến bấy nhiêu. Một lần, tan học, thoáng thấy người đàn bà ngồi trên xe giống mẹ, cậu đã luống cuống chạy theo và bối rối gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ cậu bé ấy thì khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Đó chính là nỗi khao khát được sống trong tình mẹ. Khi nhận ra người ấy chính là mẹ mình thì cậu ríu cả chân lại, mẹ cậu đã kéo cậu lên xe. Cậu đã khóc nức nở vì cảm động, vì được sống trong tình thương của mẹ. Cậu thấy mẹ đẹp một cách lạ lùng: Gương mật mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai, gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc? tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt... phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ... để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Đó là nhừng rung động cực điểm của một tình cảm. Đó là những cảm xúc tâm lí khiến cho nhân vật đê mê, quên hết mọi thứ.Tóm lại, Trong lòng mẹ là đoạn trích miêu tả một cách sinh động những rung động cực điểm của một tâm hồn thơ dại đối với người mẹ, đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của cậu bé Hồng, Đây là đoạn trích hay nhất, cảm động nhất của Nguyên Hồng, gây cho em sự xúc động trào dâng. Nỗi mong muốn của tác giả: “Được sống gần mẹ” cũng chính là nỗi mong muốn của em!
21 tháng 1 2021

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình.

Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp

20 tháng 1 2021

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:

Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.

Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.

Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

tick cho mk vs nhaaaa

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp

Câu 1: Hãy nêu những tác hại của tệ nạn xã hội? Bản thân em cần phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?Câu 2: Bố Hà bị nhiễm HIV, Hà lo lắng và thương bố nên việc học tập càng giảm sút. Mai rủ Hồng đến động viên, giúp đỡ gia đình Hà nhưng Hồng bảo: Tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng mình gần gũi với họ thì sẽ bị lây nhiễm...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy nêu những tác hại của tệ nạn xã hội? Bản thân em cần phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Câu 2: Bố Hà bị nhiễm HIV, Hà lo lắng và thương bố nên việc học tập càng giảm sút. Mai rủ Hồng đến động viên, giúp đỡ gia đình Hà nhưng Hồng bảo: Tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng mình gần gũi với họ thì sẽ bị lây nhiễm và ảnh hưởng đạo đức.

Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hồng trong tình huống trên không? Vì sao?

Câu 3: Pháp luật nước ta có quy định như thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và độc hại ?

Câu 4: Bình nhặt được một túi xasxh nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền. Bình hàng động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào ?

Câu 5: Tại sao nói: 'Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác'?

Câu 6: Nam rủ Bình đến nhà An chơi nhân ngày sinh nhật của An. Bình nói:'Bạn không biết anh của An bị AIDS à? Tớ không đi đâu, sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết! Thôi, bạn đi một mình đi!'.Nhận xét thái độ của Bình?

Câu 7: Kể tên các loại vũ khí thông thường, chất cháy, nổ và độc hại

Câu 8: Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-cop-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.

Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao?

Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?

 

 

0
 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong...
Đọc tiếp

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

 

HS lưu ý: Trên đây là gợi ý viết đoạn văn. Các em thêm lời văn của mình và diễn đạt đúng theo hình thức của một đoạn văn.

0
Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

1

tham khảo nha:

    Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.