K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2024

Đoạn thơ "Đừng cãi nhau đừng đánh nhau nghe Con" của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái. Mở đầu là lời khuyên ân cần của cha mẹ, mong con sống bình yên và tránh xung đột. Dù gia đình nghèo khó, "Con có đói, áo Con có rách," nhưng cha mẹ vẫn khuyến khích con đi học, vì tri thức sẽ giúp con vượt qua mọi khó khăn. Cha mẹ tin rằng học vấn không phân biệt giàu nghèo và sẽ mở ra cơ hội cho tương lai.

Câu "Cha chỉ là nhà văn, Mẹ con là nhà giáo / Quanh năm suốt tuần chờ lương mua gạo" phản ánh sự vất vả của cha mẹ khi phải chắt chiu từng đồng để nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, tình yêu thương và đạo đức mà họ truyền cho con sẽ là hành trang quý giá. Câu kết "Nhân nghĩa đủ cho Con" nhấn mạnh rằng tình cảm và giá trị đạo đức là nền tảng vững chắc giúp con trưởng thành.

Bài thơ gửi gắm thông điệp về sự quan trọng của giáo dục và tình yêu thương trong gia đình, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tình yêu và tri thức luôn là chìa khóa mở ra tương lai.

26 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Đến với bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu, chúng ta ko thể ko hình dung ra bức tranh mùa hè đầy sức sống trong tâm trạng người tù yêu nước Cách mạng trong 6 câu thơ đầu:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đag chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng ko"

Giọng thơ thật nhẹ nhàng nhưng tràn đầy sự náo nức. BPNT nhân hóa thật đặc sắc, BP liệt kê thật ấn tượng cùng phép tu từ ẩn dụ. Tất cả cho chúng ta thấy h/ả màu hè trong nỗi nhớ của nhà thơ đc bắt đầu bằng tiếng chim tu hú. Âm thanh quen thuộc ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, để rồi đánh thức 1 mùa hè kỉ niệm trong lòng người, 1 thế giới tươi sáng, thân thuộc mở ra rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp của lúa, màu hồng của nắng, màu đỏ củ trái cây. Cùng với đó là màu xanh của trời, của cây lá, Bức tranh ấy còn chan hòa ánh sáng và ngọt ngào hương vị của trái cây, tràn ngập tiếng ve gọi bầy, tiếng ve ngân lên. Đặc biệt nhất là h/ả bầu trời cao rộng với những cánh chim diều sáo đag bay lượn. Đó là cánh chim diều, chim sáo nhưng phải chăng đó chính là cánh diều sáo tự do bay lượn trên bầu trời khoáng đạt. Phải là 1 người có tâm hồn tinh tế lắm thì Tố Hữu mới cảm nhận đc 1 thế giới rộn ràng,náo nức đến như vậy. Ôi, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mới đẹp làm sao!

26 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ

2. Thân bài

Phân tích theo khổ:

- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ

+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân

+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ

+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi

- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”

+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng

+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về

+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân

- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”

+ Mùa hoa mận là của hiện tại

+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn

+ Mùa hoa mận là vòng lặp

+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm

3. Kết bài

     Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.

Bài làm

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

5 tháng 3 2023
 

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

Ta có :​

xy+3x−y=14

⇒x(y+3)−y=14

⇒x(y+3)−y−3=14 - 3

⇒x(y+3)−(y+3)=11

⇒(x−1)(y+3)=11

⇒(x−1)và(y+3)∈Ư(11)

TA có bảng sâu

x-11-111-11
y+311-111-1
x2012-10
y8-14-2-4
10 tháng 12 2016

a) Nội dung nói về những quy luật tình cảm tự nhiên của con người với con người và tình cảm nhân loại với mùa xuân.

b) Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

- Điệp từ: đừng thường, ai cấm
- Nhân hóa: thương
- liệt kê: non, nước, bướm, hoa, trăng, gió, trai, gái, mẹ, con,...