Câu 1. Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Các hải cảng. B .bãi tôm, bãi cá.
C. Đường biên giới. D. Các dãy núi.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp kí hiệu?
A. Các kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố trên bản đồ.
B. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau.
C. Các kí hiệu thường có ba dạng chính: hình học, chữ và tượng hình.
D. Dùng để thể hiện các đới tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
Câu 3. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng
A. các kí hiệu có kích thước khác nhau.
B. màu sắc khác nhau của các kí hiệu
C. các kí hiệu có hình dạng khác nhau.
D. các kí hiệu tượng hình khác nhau.
Câu 4. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí
A. có sự phân bố theo những điểm cụ thể. B. có sự di chuyển theo tuyến.
C. có sự phân bố theo đường. D. có sự phân bố rải rác.
Câu 5. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là
A. nhà máy, đường giao thông.
B. các luồng di dân, hướng vận tải.
C. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản.
D. trạm biến áp, đường dây tải điện.
Câu 6. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
B. phân bố theo tuyến,
C. phân bố tập trung theo điểm.
D. phân bố trên phạm vi rộng.
Câu 7. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ?
A. Tốc độ phát triển.
B. Giá trị tổng cộng.
C. Cơ cấu giá trị.
D. Động lực phát hiên.
D. Biên giới q (Mình nghĩ thế)