K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.  TÔI KÉO XE       Tóm tắt phần trước: Tác giả - nhân vật "tôi" - là một nhà báo, vào vai một người thất nghiệp đi xin việc, gia nhập vào đội phu kéo xe ở Hà Nội để có những trải nghiệm chân thực về công việc này, phục vụ cho việc viết bài.       Cái cuốc(1) từ Đồn Thuỷ lên Yên Phụ.       Phía sau chiếc xe bị xô mạnh, tôi cũng văng mình đi. Ngẩng nhìn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

TÔI KÉO XE

      Tóm tắt phần trước: Tác giả - nhân vật "tôi" - là một nhà báo, vào vai một người thất nghiệp đi xin việc, gia nhập vào đội phu kéo xe ở Hà Nội để có những trải nghiệm chân thực về công việc này, phục vụ cho việc viết bài.

      Cái cuốc(1) từ Đồn Thuỷ lên Yên Phụ.

      Phía sau chiếc xe bị xô mạnh, tôi cũng văng mình đi. Ngẩng nhìn lên, ánh cây đèn giữa phố đã rọi sáng xuống vỉa hè một con đường vắng tanh vắng ngắt.

      Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.

      Chẳng kịp để tôi dụi mắt, người ấy đã nhảy lên xe, gieo mạnh đít xuống nệm, rồi nện gót giày xuống sàn xe, mà thét:

       - A-lê! Đi mao leen(2)!

      Tôi tất tả chụp nón vào đầu, nâng cao càng gỗ hí hoáy quay xe ra đường. Tại sao tôi lại chịu kéo người? Thật lúc đó, chính tôi, tôi cũng không biết. Máu trong người tôi, bấy giờ hình như luân chuyển hăng lăm. Cắm cổ đưa hai khuỷu tay lên khỏi lưng như hai chiếc càng châu chấu rồi xoạc chân bước, bước thứ nhất, tôi tưởng chừng như có thể nuốt nổi được một lúc, mấy dặm đường.

       Nhưng sự thật nó khác hẳn với bụng nghĩ của mình. Chạy đến bước thứ ba, tôi đã thấy như mất hết thịt ở hai gót chân, chỉ còn trơ có cái xương nhói buốt. Người tôi, vốn mập. Cái bụng bấy giờ, tôi thấy như chảy xệ thêm ra mà đưa lủng lẳng như bụng lợn dưới cái khung xương sườn.

      - Mao leen! A-lê, mao leen!

      Mỗi cái gót giày nện vào sàn xe như đánh thẳng lên gáy tôi cho gục xuống. Chân tôi, ngày thường vẫn đi chữ bát(3) lúc ấy hình như đi vòng kiềng(4). Ruột thì như vặn từ dưới rốn đưa lên, cổ thì nóng như cái ống gang, đưa hơi lửa ra không kịp. Ì ạch mãi, rồi tôi cũng tha được ông khách của tôi đến đầu Cầu Đất... Miệng thở, mũi thở, rồi đến cả tai cũng thở, mồ hôi thì toát ra như mồ hôi trõ. Rồi tôi thấy tôi không phải là người nữa, chỉ là một cái... nồi sốt de(5).

      Từ Cột Đồng Hồ trở đi, bước chân tôi chạy đã thuần, nhưng miệng tôi vẫn há hốc ra mà thở. Cũng như hai bánh cao su tuy vẫn quay vòng trên đường nhựa mà chiếc xe thì cứ bập bềnh như muốn đưa tôi lên khỏi mặt đất, hay dúi tôi ngã khuỵu xuống rãnh hè.

      Ai chẳng bảo tôi đã khiến nổi hai tay xe. Tôi thì tôi bảo: làm thân người phu xe tay là tự nguyện cúi đầu dưới quyền sai khiến của hai cánh tay gỗ!

      Ngồi nghĩ ngợi lan man sau khi đã mặc bộ quần áo phu xe, nghe người ta mắng chửi, chịu người ta đánh đòn, tôi lại sực nhớ đến một ông già tôi gặp khoảng ba năm trước.

      - Kéo xe đôi, - bạn tôi với tôi - ông già chạy chậm.

      Bạn tôi gắt:

      - Chạy nhanh lên chứ, khéo khỉ lắm!

      Ông già vừa thở vừa đáp:

      - Các thầy có kéo xe như tôi, các thầy mới biết!

      Bạn tôi nhảy xuống xe toan đánh thằng xe hỗn, nếu tôi không tốt can...

      Chuyện ấy, đã ba năm.

      Bây giờ, chắc ông già ấy đã chết.

      Mà làm nghề này, sống lâu làm sao được? Chạy suốt ngày. Ăn không đủ. Tấm thân lại dầm mưa dãi nắng...

      Người ta nói:

      - Quả ở xứ nóng, quả chín sớm.

      Tôi bảo:

      - Người làm cu-li xe kéo, người chết non!

(Tam Lang, trích Tôi kéo xe)

Chú thích: 

(1) Cuốc (cuốc xe): một lượt chạy xe hoặc một chuyến kéo xe.

(2) Đi mao leen: ý nói đi nhanh, gấp.

(3) Chữ bát: khi đi hai đầu bàn chân hướng ra, hai gót chân hướng sát vào nhau, trông giống hình chữ bát. 

(4) Vòng kiềng: khi đi, chân cong hình chữ O.

(5) Nồi sốt de: nồi hơi. 

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Văn bản ghi chép về sự việc gì?

Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Ruột thì như vặn từ dưới rốn đưa lên, cổ thì nóng như cái ống gang, đưa hơi lửa ra không kịp.".

Câu 4. Chi tiết nào trong văn bản gây ấn tượng nhất với anh/chị? Vì sao?

Câu 5. Qua văn bản, tác giả thể hiện tình cảm, tư tưởng gì?

1
2 tháng 10

1)Thể loại của văn bản: Văn bản này thuộc thể loại truyện ngắn

2) Sự việc được ghi chép trong văn bản: Văn bản ghi chép về trải nghiệm của tác giả khi vào vai một người phu kéo xe ở Hà Nội để có những trải nghiệm chân thực về công việc này, phục vụ cho việc viết bài báo.

3) biện pháp liệt kê và nhịp điệu ngắn gọn.

Tác dụng :nhấn mạnh sự vất vả, khổ cực của công việc kéo xe. 

4) Chi tiết “Miệng thở, mũi thở, rồi đến cả tai cũng thở, mồ hôi thì toát ra như mồ hôi trõ” gây ấn tượng mạnh. Vì chi tiết này mô tả sinh động và chân thực sự mệt mỏi tột độ của nhân vật, khiến người đọc cảm nhận được sự kiệt sức và nỗi khổ cực của công việc kéo xe.

5)  tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là những người phu kéo xe. Tác giả cũng phê phán xã hội bất công, nơi mà những người lao động phải chịu đựng những điều kiện làm việc khắc nghiệt và thiếu thốn.

Phần 1: Đọc- hiểu. (4 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:          Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc- hiểu. (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

          Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

           Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

              Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

 (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

Câu 2( 0,5điểm): Xác định hai lời nói trực tiếp trong đoạn văn?

Câu 3: (0,5 điểm):Xác định 1 thành phần biệt lập trong đoạn văn cuối?

Câu 4 (0,5 điểm): Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập?

Câu 5 (1,0 điểm): Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?
Câu 6 (1,0 điểm): Rút ra thông điệp cho bản thân sau khi đọc văn bản trên

0
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe,...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn,...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - Có dư đồng nào không con? Tôi đáp: - Còn dư bốn ngàn ba ạ. Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. (Sưu tầm)

a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện ngắn.

b. Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về người cha trong câu chuyện. Chỉ ra 1 chi tiết thể hiện rõ nhất cảm nghĩ của em.

c. Xác định kiểu câu của các câu in đậm trong văn bản.

0
A.PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu      Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi...
Đọc tiếp

A.PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu

      Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

      Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

     Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.

Câu 2: Xác định vấn đề chính mà văn bản đề cập.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?

Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.

Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của Lòng tự tin

1
19 tháng 1 2021

1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Bàn về lòng tự tin của con người trong cuộc sống

3. Lòng tự tin xuất phát từ bên trong: Biết ưu thế, sở trường của bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống. Biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích.

4. 

– Tự tin xuất phát từ chính bản thân bạn.

– Nếu bạn muốn thành công, trước hết bạn phải có sự tự tin cho chính mình.

I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:           (1)Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó, cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:           (1)Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó, cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”          (2)Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.           (3)Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.                    (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra phương tiện liên kết và gọi tên một phép liên kết hình thức có trong đoạn văn 3 của văn bản.

2
21 tháng 3 2022

Thi thì đừng đăng, kể cả KT giữa hok kì hoặc là đề ôn tập

21 tháng 3 2022

nhìn rối quá

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiVua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

1
12 tháng 11 2019

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

   + Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

30 tháng 9 2016

a, Sự việc chính trong bài được nói về người con thấy chiếc xa chầm chậm thấy mẹ cầm nón vẫy. Rồi chạy tới đó, nhưng cx k thấy và trở về nhà cx k nhớ rõ mẹ đã nói gì và bản thân mình đã hỏi gì. Thực sự người con trong bài đang dần lãng quên đi những lời nói của mẹ. Thấy được nét rõ và chi tiết được chỉ rõ trong bài về sự việc diễn ra. Không có gì là có thể thay đổi con người trừ tình cảm ra. Nó luôn mang dấu ấn khiến con người ta mải mê nó, say nó đến điên cuồng. Đến mức quên đi những gì của hiện tại

30 tháng 9 2016

thế câu b hả bạn

 

Đọc phần trích dưới đây và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bản rồi ? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Những trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyền sách của...
Đọc tiếp

Đọc phần trích dưới đây và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bản rồi ? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Những trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyền sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc .... Xác định câu ghép và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

1
6 tháng 1 2022

 Câu ghép:

  Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ tiếp nối

17 tháng 5 2018

Doan van tren trich tu van ban '' Buc tranh cua em gai toi ''. Van ban thuoc the loai truyen ngan. Tac gia la Ta Duy Anh. PTBD la tu su 

Phep tu tu duoc su dung trong doan van la so sanh. Phep tu tu do la '' Con meo vao tranh to hon ca con ho nhung net mat lai vo cung de men ''