Giải thích câu nói: Trí tuệ như con sông, càng sâu càng im lặng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK#
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
Em tham khảo nhé !
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.
Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
1. Giải thích:
- “Người đọc muốn”: thi sĩ đang soi xét mình dưới góc nhìn của 1 người thưởng thức.
- “Thơ phải xuất phát từ thực tại”: Thơ ca nói riêng và văn học nói chung đều đi ra từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật.
- “Nhưng phải đi qua 1 tâm hồn và trí tuệ”:
+ Tâm hồn : Tâm
+ Trí tuệ: Tài
- Văn học phản ánh hiện thực nhưng qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nên có thể nói. Nghệ sĩ sao có thể viết một tác phẩm- sản phẩm của thế giới tinh thần của mình nếu tâm hồn trơ như đá với cuộc đời. Thơ khởi phát từ lòng nhà thơ. Nhưng để tạo ra thi phẩm có giá trị tình cảm cần phải dung hoà với trí tuệ, sự sáng tạo. Trí tuệ tạo nên giá trị, sức sống của tác phẩm. Tình cảm để chạm tới ngóc ngách sâu nhất nơi trái tim người đọc rung lên, thổn thức cùng cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
+“ cá thể”: nét phong cách nghệ thuật độc nhất của người nghệ sĩ soi bóng dưới trang thơ
+“ độc đáo”: nét mới lạ thu hút độc giả
+ “Phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể độc đáo càng hay”: thơ chỉ xuất hiện những tâm hồn đồng điệu không thể dung chứa những thi phẩm giống hệt nhau. Bởi bên trong mỗi người có 1 cái tạng riêng thông qua đó thế giới được tái tạo với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế. Vì vậy, mỗi đứa con tinh thần của thi sĩ được thai nghén đều phải mang những nét riêng biệt độc đáo sáng tạo và dấu ấn cá nhân.
=> Một tác phẩm được ra thời đều hút chất dinh dưỡng từ mạch nguồn cuộc sống mà lớn lên. Hàm chứa trong tác phẩm phải là sự tìm tòi khám phá sâu sắc của một khối óc sáng dạ và một trái tim ấm nóng để ra đời tác phẩm chỉnh thể giàu giá trị thẩm mĩ và nội dung.
Phân chia luận điểm :
LĐ1: Việt Bắc là bài thơ xuất phát từ hiện thực:
- Hoàn cảnh ra đời của nó
- Hình ảnh thơ gắn với những trải nghiệm thực tế của tác giả
LĐ2: Việt Bắc thể hiện tâm hồn và trí tuệ của Tố Hữu:
- Sự gắn bó, tình cảm sâu nặng với người dân Việt Bắc “ Ta về mình có nhớ ta …. Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
- Nỗi nhớ cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc: bức tranh tứ bình
- Cái nhìn yêu thương giành cho con người Tây Bắc lam lũ vất vả “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng”
- Tình đồng chí “Nhớ khi giặc đến giặc lùng….Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
- Nghĩa đồng bào “Ta đi ta nhớ những ngày…. Bát cơm sẻ nửa chăn xui đắp cùng”
LĐ3: Việt Bắc in nét đẹp độc đáo, cá thể trong PCNT của Tố Hữu:
- Nét độc đáo cá thể: PCNT: trữ tình chính trị
- Độc đáo:
+ Nhạc điệu ca dao dân ca
+ Kết cấu đối đáp như câu hát giao duyên ngọt ngào
+ Ngôn ngữ quen thuộc giàu tính nhạc
+ Các biện pháp tu từ được kết hợp sử dụng khéo léo gây ấn tượng với người đọc
Tham khảo:
Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
TK:
Một nhà văn đã nói :"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Theo em, câu nói này rất đúng và có thể giải thích rằng : "Sách là kho tàng tri thức quý báo của nhân loại." Không biết sách có từ bao giờ, nhưng sách là nơi ghi chép, là nơi lưu giữu những tinh hoa tri thức mà con người đã chắt lọc, tích lũy hàng bao đời để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trước tiên, ta nhìn thấy câu nói trên của nhà văn đã hàm chứa rất nhiều ý nghĩa :"ngọn đèn sáng" đối lập với "bóng tối". Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra chỗ tối tăm, mịt mù, giúp mọi người chúng ta nhận ra cái sai, cái tốt, cái đẹp, cái xấu. Sách lại là ngọn đèn sáng vĩnh cửu, là ngọn đèn sang không bao giờ tắt, không bao giờ tàn lụi. Nó mãi là ngọn đèn sáng vĩnh cửu, càng lúc càng rực rỡ bởi sự nối tiếp của trí tuệ nhân loại, soi đường tương lai cho mọi thế hệ mai sau. Và cũng có thể nói cách khác sách là nguồn tri thức vô tận mà con người phải dành cả đời mình để tìm hiểu và khai phá cũng chưa thể khai phá hết. Qua thời gian, những giá trị tri thức mà sách đem lại ngày càng to lớn, khổng lồ đòi hỏi con người cần phải khám phá tri thức ấy. Trong văn học, hình ảnh ánh sáng, ánh đèn, ngọn lửa là biểu tượng cho sự soi đường, chỉ ối, sự hiểu biết. Bởi thế nhà văn mới nói :"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Đây là sự khẳng định sách là công cụ, là phương tiện giúp con người mở mang tri tuệ và phát triển. Vậy là nhờ có sách mà con người có thể lưu giữu và truyền lại những hiểu biết của mình. Sách đưa đến cho người đọc hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la. Có thể nói sách là một thế giới thu nhỏ gồm nhiều lĩnh vực : khoa học, địa lí, lịch sử, sinh học, toán học, văn học,...Đọc sách thì chúng ta mới hiểu về đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử từ thời vua Hùng có công dựng nước cho đến tới đời con cháu sau này có công giữ nước, những trận đánh giặc lẫy lừng vang uy gắn liền với những địa danh bất hủ như : Bạch Đằng, Chi Lăng, Điện Biện Phủ,...Đọc sách ta sẽ hiểu được kỳ quan thiên nhiên của thế giới, những đại dương bao la, những châu lục rộng lớn, những dãy núi hùng vĩ,.. Đọc sách ta hiểu được tình cảm của con người, hiểu được nét văn hóa của các dân tộc khác nhau trên Trái Đất,...để từ đó con người biết đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Sách thực sự là cánh cửa giúp chúng ta nhìn ra thế giới xung quanh như nhà văn Gót - Ki đã nói :Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". Cụ thể nhất, sách chính là phương tiện để mỗi học sinh học hằng ngày, là nguồn động lực để mỗi người học sinh vương xa hơn mỗi ngày. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại như bây giờ thì đòi hỏi con người phải luôn cập nhật, tiếp thu những kiến thức mới. Thì sách chính là công cụ hữu hựu giúp con người tiếp thu, học tập có hiểu quả. Những người học sinh như em bây giờ, sách như những người thầy cô cung cấp cho chúng em những điều mới lạ, khuyên răn những điều hay lẽ phải. Sách như là người bạn thân thiết, không rời xa người đó nó. Khi đọc sách, chúng ta giống như được xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai nữa. Quyển sách hay luôn bồi dưỡng, chữa lành những vết thương trong cuộc sống đời thường. Nên nhà văn đã ví "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Phải chăng đó là nguồn tỏa sáng của nguồn sức mạnh vĩ đại, hay nhà văn đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách trong nguồn tri thức của con người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số người sử dụng những cuốn sách chưa hợp lí. Những cuốn sách không được kiểm duyêt có nội dung, tư tương lệch lạc được bày bán trên thị trường khiến nhiều người mua nhầm, đọc và hiểu sai giá trị thật của nó. Nên chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng sách một cách hợp lý, có hiệu quả đúng với vai trò của nó. Mỗi người hãy nâng cao ý thức, tầm quan trọng của việc học,đọc qua sách và hãy hiểu đúng sách là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại.
Nói tóm lại, sách chính là tri thức dẫn dắt mọi người chúng ta đi tới thành công tốt đẹp trong mọi lĩnh vực. Mà không có sách là không có tri thức. Vậy nên chúng ta luôn phải biết giữ gìn sách, giữ gìn giá trị quý báu và bổ ích của sách để phát triển trí tuệ của mình. Hãy coi sách là vũ khí sắc bén đánh tan sự ngu dốt.
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều cách để tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức nhưng không ai có thể phủ nhận được giá trị cũng như tầm quan trọng của việc chiếm lĩnh tri thức qua sách. Hiểu rõ vai trò đó, một nhà văn đã nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.
Quả đúng như vậy, sách có vai trò, giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc sống của loài người. Trước tiên cần hiểu sách là gì? Có thể nói sách là sản phẩm của trí tuệ, tâm hồn, tinh thần của con người. Mọi tri thức trong cuộc sống, từ kinh nghiệm dân gian đến các sáng kiến khoa học, từ lĩnh vực tự nhiên đến xã hội… đều được con người đúc kết, tích lũy, tổng hợp, ghi chép lại vào sách vở. Sau đó sách được in ấn ra để phục vụ cho con người. Còn “ngọn đèn sáng bất diệt” hiểu theo nghĩa đen là ngọn đèn sáng mãi mãi không bao giờ tắt. Nhưng khi áp dụng vào câu nói này, “ngọn đèn sáng bất diệt” là những kiến thức, tri thức… ở trong sách giống như ngọn đèn tỏa sáng, soi rọi vào trí tuệ con người mãi mãi không bao giờ hết được. Ngọn đèn này chính là ngọn đèn tri thức, trí tuệ. Câu nói ngầm ý muốn ca ngợi, đề cao, khẳng định vai trò vô cùng to lớn của sách đối với đời sống của con người.
Sở dĩ có thể nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người” bởi sách mở ra một kho tàng kiến thức khổng lồ, đem lại hiểu biết cho con người trên tất cả các lĩnh vực. Sách giúp chúng ta hiểu biết hơn về thế giới tự nhiên, đời sống con người và kinh nghiệm sản xuất như sách khoa học tự nhiên, sách về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh… Sách giúp ta hiểu hơn về quá khứ hào hùng của nhân loại, biết được tình hình trên thế giới và xung quanh ta hiện nay, từ đó sách giúp ta định đoán được tương lai chẳng hạn như sách khoa học lịch sử. Sách còn giúp con người hướng tới cái chân, thiện, mĩ…của cuộc sống, nó giúp hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người chẳng hạn như sách đạo đức, dòng sách nuôi dưỡng tâm hồn… Nhiều loại sách còn giúp con người giải trí, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi mà vẫn mang nhiều giá trị nhân văn như truyện cười… Sách giúp giá trị cuộc sống của con người được nâng cao. Chính vì thế sách là ngọn đèn sáng bất diệt, từ là sách sẽ sống mãi với thời gian, tồn tại theo cùng năm tháng.
Bên cạnh những lợi ích vô cùng to lớn của sách thì một số sách xấu có nội dung dung tục, tuyên truyền nhảm nhí, sách đề cao lối sống ích kỉ, thực dụng… lại có ảnh hưởng tiêu cực, không có lợi cho việc hình thành nhân cách cho con người. Những loại sách đó chúng ta cần tránh xa, lên án và loại bỏ.
Tuy sách đem lại nhiều giá trị như vậy nhưng hiện nay sách đang dần trở thành một “món ăn tinh thần” khó ăn. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và bùng nổ, văn hóa đọc ngày càng bị lu mờ bởi con người quá bận rộn hoặc có nhiều ứng dụng, thông tin nhanh trên các trang mạng mà con người dễ tiếp cận hơn. Giới trẻ nếu có thích đọc thì một bộ phận hay tìm đến những loại tiểu thuyết có tình tiết sướt mướt, giật gân. Truyện tranh cũng là một thể loại dễ đọc bởi ít lời, nhiều tranh, đọc nhanh. Con người cũng có nhiều thứ phải lo toan hơn nên thích các dòng sách nhanh, tin vắn, tin ngắn mà điện thoại thông minh có thể đảm nhiệm được…. Chính vì thế sách đang ngày bị lãng quên, giá trị của sách cũng không còn được nhắc đến nhiều nữa.
Xã hội là vậy nhưng chúng ta vẫn cần có những thái độ đúng đắn với sách. Mỗi người cần biết cách yêu sách, trân trọng, giữ gìn sách như một báu vật của mình. Cùng với đó, mỗi người cần có ý thức nâng cao văn hóa đọc, đọc ít nhưng chất lượng. Từ đó dần dần sẽ bảo vệ được sách, bảo vệ được ngọn đèn trí tuệ của con người.
Nói tóm lại, không có sách xã hội loài người sẽ không thể phát triển như ngày nay. Sách giữ vai trò thiết yếu trong việc phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho con người. Mỗi người hãy dành thời gian cho sách nhiều hơn, quan tâm đến sách để tận dụng và phát huy được hết những giá trị mà sách mang lại.
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiện để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
TK:
Bàn về vai trò và sức mạnh to lớn của sách, người ta đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Vậy, sách là gì mà lại được tin tưởng, ngợi ca đến như vậy? Sách chính là kho tàng tri thức bất tận và khổng lồ của nhân loại. Là kết tinh của thế giới tinh thần con người qua bao thế kỉ. Là nơi để con người giãi bày và tâm tình những cảm xúc riêng tư. Nhờ đọc sách, mà chúng ta biết được thêm bao điều hay, lẽ phải. Được giải trí, được tâm sự, được chuyện trò với những người cách mình con sông thời gian dài dằng dặc. Có ai lớn lên mà chưa từng đọc sách, học sách chứ. Thế nên, chẳng có gì là quá phóng địa khi nói rằng sách là ngọn đèn sáng bất diện của trí tuệ con người. Bởi, chừng nào nhân loại còn tiếp tục xây dựng nền văn minh của mình, thì học còn đọc sách, viết sách.
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ không còn sự thích thú và đam mê với sách vở nữa. Họ không hồ hởi với một tựa sách hay, hoặc những kiến thức thú vị trong sách, mà đắm chìm vào các trò chơi hay hoạt động giải trí khác. Nhưng còn tai hại hơn, là những người đọc nhầm sách, chọn nhầm ngọn nến để thắp sáng. Bởi trong xã hội ngày nay, rất nhiều tựa sách bẩn đang len lỏi vào cuộc sống.
Chính vì thế, chúng ta cần cẩn trọng và nghiêm túc hơn trong việc chọn và đọc sách. Cần phải khai phá đến tận cùng kho tàng tri thức khổng lồ ấy, để đem lại lợi ích cho bản thân mình. Để sách xứng đáng với danh hiệu ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.
refer
Có một danh nhân đã từng khẳng định rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Hình ảnh ẩn dụ trong câu nói đã gián tiếp khẳng định được chức năng, vai trò to lớn của sách đối với con người. Những cuốn sách với nguồn tri thức khổng lồ và vô tận, chính là ánh sáng chiếu rọi và dẫn lối cho con người ta đến chân trời rộng mở.
Từ xưa đến nay, trí tuệ luôn là thứ được con người đề cao và hướng đến. Vì vậy, họ tạo ra sách - nơi lưu trữ những nguồn thông tin, kiến thức tìm kiếm và đúc kết được. Có thể nói sách là một kho tàng sống qua cả hàng nghìn năm, lưu giữ toàn bộ nền văn minh nhân loại. Khi đọc sách, ta được biết đến những kiến thức hay và bổ ích, được gặp gỡ những con người ở thời đại khác, được chiêm ngưỡng những vùng đất chưa từng đặt chân đến. Sách dẫn lối ta đến những điều hay lẽ phải, đến những bài học quý giá, đến những kinh nghiệm đúc kết qua bao đời. Có thể nói, thế giới tri thức vĩ đại của sách đã đặt những nền móng vững chãi nhất cho chúng ta bước vào cuộc đời.
Tuy nhiên, để sách thực sự hoàn thành được vai trò vĩ đại ấy, chúng ta cũng cần phải có một tâm thế chủ động khi đọc sách. Ta cần phải đọc thật kĩ, thật sâu chứ không thể đọc hời hợt. Ta cũng cần phải sàng lọc, lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi và trình độ của mình. Có như thế ngọn đèn dẫn đường ấy mới sáng rọi được.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, nhiều giá trị cốt lõi của xã hội đã bị thay thế. Nhưng giá trị thiêng liêng của sách thì vẫn mãi trường tồn. Đúng như câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Sách là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Chính vì vậy, một danh nhân đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Sách đã có từ rất xa xưa, và tồn tại dưới nhiều hình dáng, chữ viết khác nhau. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Mỗi thời gian sách lại được viết trên từng chất liệu khác như khắc trên đá, viết trên vỏ cây, thanh tre, giấy. Dù vậy, chúng đều có một điểm chung là chứa đựng nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại qua bao năm tháng lịch sử.
Bất kì điều gì mà loài người tìm ra, khám phá ra, sáng tạo ra đều được viết lại ở trên sách. Đọc sách, ta sẽ được hiểu biết về vô vàn những điều lí thú của thế giới này. Từ khoa học tự nhiên, đến sản xuất, đến lịch sử… Tất cả đều có ở trong sách. Sách là phương tiện để những người cách xa nhau về cả thời gian và địa lí có thể trao đổi với nhau về những suy nghĩ, cảm xúc, những thành tự của tri thức mà họ góp nhặt được. Không chỉ giúp ta mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết, sách còn khởi phát cho ta những khát vọng khám và chinh phục những điều kì thú xung quanh mình. Biết bao tò mò, nghi hoặc từ những trang sách cũng chính là bắt đầu của những hành trình về sau. Chính vì vậy, người ta luôn ví sách như một ngọn nến, tỏa ánh sáng xua đi những vùng tối của sự thiếu hiểu biết, để nhường chỗ cho những ước mơ, thành tựu.
Với bao giá trị vô thành như thế, nên sách từ xưa đến nay vẫn luôn được yêu quý, giữ gìn. Tuy nhiên, dù giá trị đến đâu, sách cũng chỉ là một kho tàng tri thức. Nghĩa là ta phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng ấy bằng chính bản thân mình. Chứ không phải đứng yên để chờ tri thức tự tìm đến. Vậy nên, phương pháp đọc sách hợp lí là vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, ta còn nhận ra rằng, kiến thức không chỉ nằm trong sách. Lý thuyết thì không bao giờ là tất cả, thế giới xanh tươi ngoài kia vẫn xoay chuyển mỗi thì giờ. Ta cần kết hợp giữa đọc sách và khám phá thế giới xung quanh để xây dựng cho mình cả một bầu trời kiến thức riêng của bản thân.
Chắc chắn, khi nào trí tuệ còn đóng vai trò cốt lõi không thể thiếu, thì sách vẫn sẽ còn là ngọn đèn sách cho đến tận lúc ấy. Sức mạnh soi sáng ấy sẽ mãi mãi trường tồn trong sự phát triển của nhân loại.
Tham khảo :
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
Dàn ý :
Dàn ý giải thích “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”I. Mở bài:
– Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,….
- Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.
* Bình luận: Khẳng định đây là câu nói đúng
- Giúp ta thư giãn, thoải mái
- Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,
- Giúp ta có kiến thức rộng hơn
- Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống không có
- Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
- Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
- Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
* Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ
- Sách ghi lại hiểu biết của con người
- Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
- Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị
* Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:
- Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
- Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.
* Rút ra bài học:
- Chăm đọc sách
- Chọn sách bổ ích để đọc
- Làm theo điều tốt trong sách
III. Kết bài:
– Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.
Vì vậy, có câu nói rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Trước hết cần phải khẳng định đây là một câu nói đúng, nó đã khẳng định vai trò của sách trong đời sống con người.Sách chính là chìa khóa mở ra khoa tàng tri thứccủa nhân loại. ... Đọc sách là một thói quen tốt và lành mạnh.
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người".
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con người mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại. Tại sao mọi người lại gọi "Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người". Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. "Ngọn đèn' vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phương pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn. Đúng vậy "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người", sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
"Sông càng sâu nước càng chảy siết nhưng ngược lại không ồn ào, Sông mà nông hoặc có vật cản thì chắc chắn là sẽ gây tiếng ồn " Ý nghĩa ở câu nói này chỉ muốn rằng " Biết thì nói nhiều, không biết thì nói nhỏ và nói ít lại " Kẻo thiên hạ cho là khoác lác. Những người hiểu chuyện khi nghe người nào đó khoác lác thường tỏ ra im lặng vì cho rằng không cần phải phí lời với những kẻ đó
Giải thích:
Nghĩa đen: Trí tuệ của mình rộng như con sông, càng ở bên trong càng im lặng
Nghĩa bóng: Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.