K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9

gần 21 năm nhé!

10 tháng 9

Lịch sử quân sự Việt Nam gồm 4 giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn I: hay giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc, bắt đầu từ khởi thủy, được mô tả trong truyền thuyết Thánh Gióng chống quân Ân xâm lược trong thời đại Văn Lang, trải qua các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 3 và thế kỷ 2 TCN với nhà Tần, Nam Việt và nhà Hán.

25 tháng 6 2018

Đáp án A
Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là kháng chiến và kiến quốc

18 tháng 8 2019

Đáp án C

- Trong cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh (15-8-1945) để phát động nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa.

=> Đảng ta đã lợi dụng tình thế và thời cơ khách quan thì có thể giành thắng lợi cơ bản, thắng lợi quyết định hoàn toàn trong thời gian ngắn mà tiết kiệm được xương máu.

- Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, nhân cơ hội so sánh lực lượng lực lượng có lợi cho cách mạng, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long => Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975 và 1976 và nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ”, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975) là chiến dịch đầu tiên thể hiện đảng ta đã áp dụng được bài học kinh nghiệm từ cách mạng tháng Tám vào hoàn cảnh thực tế của cách mạng lúc đó, nhanh chóng chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

27 tháng 4 2017

Đáp án C

- Trong cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh (15-8-1945) để phát động nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa.

=> Đảng ta đã lợi dụng tình thế và thời cơ khách quan thì có thể giành thắng lợi cơ bản, thắng lợi quyết định hoàn toàn trong thời gian ngắn mà tiết kiệm được xương máu.

- Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, nhân cơ hội so sánh lực lượng lực lượng có lợi cho cách mạng, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long => Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975 và 1976 và nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ”, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975) là chiến dịch đầu tiên thể hiện đảng ta đã áp dụng được bài học kinh nghiệm từ cách mạng tháng Tám vào hoàn cảnh thực tế của cách mạng lúc đó, nhanh chóng chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

15 tháng 11 2019

ĐÁP ÁN D

7 tháng 7 2017

Đáp án D

2 tháng 11 2021

Phiđen Caxtơrô - Cựu chủ tịch Cuba

15 tháng 8 2018

Đáp án: C

24 tháng 1 2018

 Nhà văn Kim Lân sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc. Ông sống gắn bó với đời sống người nông dân từ nhỏ nên có những cảm nhận tinh tế, đầy đủ về đời sống tinh thần của họ. Chính điều này đã tạo nên thành công trong việc miêu tả những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Điều đó được thể hiện qua tấm lòng yêu nước rất đặc biệt của nhân vật chính trong tác phẩm - nhân vật ông Hai.

       Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhiều thành phố, làng mạc gần Thủ đô hoặc các địa phương trọng yếu tản đi nơi khác. Nằm trong vùng kháng chiến, làng Chợ Dầu của ông Hai phải tản cư. Phải rời làng ra đi nhưng tình cảm của ông Hai luôn gắn chặt với làng.

       Tình cảm ấy được thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình. Đối với ông, cái gì ở làng ông cũng đáng tự hào: "Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt chuyển biến hoạt động". Sự hãnh diện về "bộ mặt" của làng cũng không có gì lạ lắm bởi nó xuất phát từ tình yêu của ông đối với quê hương. Nhưng đôi khi tình yêu ấy khiến ông thái quá. Ông hãnh diện cho làng có được "cái sinh phần" củâ viên tổng đốc làng ông. Khi có khách lên chơi ông dắt ra xem cho kỳ được cái sinh phần ấy.

      Nhưng sau Cách mạng tháng Tám ông mới nhận ra sai lầm cửa mình vì chính cái làng ấy nó làm khổ ông, làm khổ bao nhiêu người trong làng. Cái chân khập khiễng của ông bây giờ cũng vì cái làng ấy. Ông thù nó lắm, nó không đáng để ông hãnh diện nữa.

       Từ ngày kháng chiến, ông không chỉ tự hào vì đẹp “đường trong làng lát toàn đá xanh” mà còn vì làng ông tham gia kháng chiến. Ông hãnh diện về cái làng kháng chiến của mình trong những buổi tập quân sự, có nhiều hố, nhiều ụ, nhiều giao thông hào để chuẩn bị cho kháng chiến. Ông khoe làng ông có phòng thông tin rộng rãi nhất vùng, có chòi phát thanh, có nhà ngói san sát, sầm uất nhất tỉnh.

        Khi nghe anh dân quân đọc báo về tin kháng chiến, ông mừng rỡ trước những chiến thắng của ta, ông hả hê trước thất bại của địch khiến "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!". Nhưng đau khổ thay cho ông là tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Ông lão trở nên sững sờ "cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân". Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Về tới nhà, ông nằm bẹp trên giường suy nghĩ, lũ trẻ thấy vậy nên lầm lũi bước ra ngoài chơi sân chơi sụi với nhau. Khi vợ ông về, bà hỏi "Ông đã biết chuyện gì chưa?" và qua những câu hỏi ân cần của bà, ông Hai trả lời một cách cộc lốc và gắt gỏng, khác với mọi ngày. Trong tâm trí ông đang diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một bên là làng, một bên là kháng chiến. Rồi mỗi khi nghe người ta nói đến "cam - nhông" hay cái gì gì thì ông lại tưởng tượng ra rằng người ta đang nói đến chuyện đó. Khi bà chú nhà đến có ý đuổi gia đình ông đi vì làng của họ bảo không cho những người của làng Chợ Dầu đi tản cư sống ở đây nữa, vì làng Chợ Dầu theo giặc, nhưng bà ta lại làm ra ra vẻ như không muốn đuổi đi. Một lúc sau, ông gọi đứa út ra và ôm nó vào lòng và tâm sự. Ông hỏi đứa con rằng làng cùa con là gì? Đứa con ngây thơ trả lời là làng Chợ Dầu. Rồi ông lại hỏi:

-    Con có muốn về làng Chợ Dầu không?

-    Có.

-    Con là con của ai?

-    Là con thầy mấy lị con u...

      Ông Hai hỏi đứa con xem gia đình mình sẽ theo kháng chiến như thế nào? Đứa con giơ tay cao lên trời trả lời to tất cả sẽ theo Cụ Hồ… Những câu nói ngây thơ của con trẻ chỉ biết nói thật đã làm sáng rõ tấm lòng của ông Hai. Cuộc đối thoại giữa đứa con và ông Hai như cuộc đối thoại nội tâm trong lòng của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Tác giả đã cho ta thấy sự tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai qua cuộc đối thoại đó: "Cái lòng của ông nó là vậy, có bao giờ dám đơn sai".

      Nhưng cuối cùng cái điều mà ông Hai chờ đợi cũng đã đến: ông Chủ tịch làng lên thông báo làng Chợ Dầu không đi theo Việt gian. Ông vui mừng không tả xiết. Ông đi đến sẩm tối mới về với vẻ mặt rạng rỡ và còn chia quà cho bọn trẻ, rồi ông sang nhà bác Thứ, đi hết nơi này đến nơi khác để thông báo làng ông không phải Việt gian cho mọi người.

      Trong ông Hai luôn cháy bỏng tình yêu tha thiết với làng. Nhưng trước hết, tấm lòng yêu làng ấy gắn bó chặt chẽ với tình yêu kháng chiến, tình yêu đất nước. Và khi cần thiết, ông có thể hi sinh tình yêu máu thịt với làng để sống trọn vẹn đủ đầy với đất nước. Đó chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Người nông dân đã ý thức rõ hơn vai trò, nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và điều đáng quý, đáng trân trọng là ý thức ấy đã chuyển thành những hành động cao cả, tốt đẹp phục vụ có hiệu quả trong công cuộc chống xâm lăng của toàn dân tộc.