K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9

đây là mẫu giáo ý hả =))

3 tháng 9

Quá trình thống nhất nước Đức là một sự kiện quan trọng trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20, và nó diễn ra qua nhiều giai đoạn quan trọng. Dưới đây là tóm tắt về diễn biến của quá trình này:

1. Bối cảnh lịch sử
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945): Nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (tức Đức Tây, hoặc Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức (tức Đức Đông, hoặc Đông Đức). Tây Đức được quản lý bởi các nước phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp), trong khi Đông Đức nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.

  • Chiến tranh Lạnh: Sự chia cắt này phản ánh cuộc đối đầu giữa các cường quốc phương Tây và Liên Xô. Điều này đã dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và nhiều căng thẳng chính trị.

2. Căng thẳng và các yếu tố thúc đẩy thống nhất
  • Khủng hoảng Berlin (1961): Xây dựng Bức tường Berlin đánh dấu sự chia rẽ rõ rệt hơn giữa Đông và Tây Đức. Điều này làm tăng thêm sự đối kháng và khát vọng thống nhất giữa các công dân Đức.

  • Cải cách tại Đông Đức: Vào cuối thập niên 1980, sự bất ổn và yêu cầu cải cách chính trị gia tăng ở Đông Đức. Mikhail Gorbachev, lãnh đạo Liên Xô, thúc đẩy chính sách "Perestroika" (cải cách) và "Glasnost" (công khai), điều này tạo điều kiện cho các phong trào dân chủ.

3. Diễn biến chính của quá trình thống nhất
  • Cuộc biểu tình và thay đổi chính trị: Vào mùa thu năm 1989, các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở Đông Đức, với yêu cầu cải cách chính trị và tự do hơn. Sự gia tăng áp lực này dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989.

  • Các cuộc đàm phán: Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, cuộc đàm phán giữa hai chính phủ Đức và các cường quốc quốc tế (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) diễn ra để bàn bạc về cách thống nhất.

  • Hiệp ước 2+4: Ngày 12 tháng 9 năm 1990, Hiệp ước 2+4 (hay Hiệp ước về các giải pháp liên quan đến Đức và các vấn đề liên quan) được ký kết. Hiệp ước này giữa hai nước Đức và bốn cường quốc liên quan (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) đã giải quyết các vấn đề liên quan đến thống nhất và sự rút lui của các lực lượng quân đội nước ngoài.

4. Thống nhất chính thức
  • Ngày 3 tháng 10 năm 1990: Đức chính thức tái thống nhất. Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) mở rộng để bao gồm các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Ngày này được gọi là "Ngày thống nhất Đức" và được coi là ngày kỷ niệm sự kết thúc của sự chia cắt giữa hai miền Đức.
5. Hậu quả và ảnh hưởng
  • Chuyển đổi kinh tế và xã hội: Sau thống nhất, Đông Đức phải đối mặt với sự chuyển đổi kinh tế và xã hội, điều này dẫn đến một số khó khăn trong giai đoạn đầu. Tây Đức đã phải đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế cho vùng Đông Đức.

  • Hòa nhập chính trị và xã hội: Sự hòa nhập không chỉ về mặt chính trị mà còn về mặt xã hội và văn hóa đã tốn nhiều thời gian và công sức. Sự khác biệt trong cách sống và tư tưởng giữa Đông và Tây Đức dần được khắc phục qua thời gian.

Quá trình thống nhất nước Đức là một ví dụ điển hình về sự thay đổi chính trị sâu rộng và là sự kiện lịch sử quan trọng không chỉ với nước Đức mà còn với toàn thế giới.

22 tháng 3 2018

Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện từ trên xuống thông qua ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng:

- Năm 1864, Bi-xmac gây chiến tranh với Đan Mạch, chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvich thuộc Hắc Hải và Bantich

- Năm 1866, Bi-xmac gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập Liên bang Bắc Đức

- Năm 1870 – 1871, Bi-xmac gây chiến tranh với Pháp thu phục các bang miền Nam thống nhất nước Đức.

16 tháng 10 2018

* Những nét lớn:

   - Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh.

   - Công nghiệp và thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

* Diễn biến:

   - Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ, trong đó là Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trờ thành yêu cầu cấp thiết.

   - Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.

   - Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.

   - Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.

   - Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.

3 tháng 10 2016

Đinh Bộ Lĩnh là con nhà quan. Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê sinh sống nương nhờ người chú ruột. Lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư chờ thời cơ đến. Đầu tiên ông mở rộng căn cứ của mình từ vùng rừng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng ven biển sông Hồng, bằng cách cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công, tức Trần Lãm, ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau đó ông được Trần Minh Công trao binh quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh, tùy vào thực trạng mỗi sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh đám loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Tri Hựu ở triều đình Cổ Loa[10]. Với 2 sứ quân họ Ngô là Ngô Nhật Khánh (Hà Nội) và Ngô Xương Xí (Thanh Hóa), Đinh Bộ Lĩnh không tiêu diệt mà dùng kế dụ hàng. Sứ quân Phạm Bạch Hổ (Hưng Yên) cũng tự nguyện về quy phục.

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết.

Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận.

Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.

Theo thần tích làng Tiên Xá thì Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Theo thần tích ở xã Bình Sơn (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì Lý Khuê đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh bị thua và mất ở làng Dương Xá. Căn cứ vào chính sử và các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu thì các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường được xác định là lực lượng tự tan rã, không rõ kết cục của chủ tướng.

Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành đất của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426.

Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, lập ra nhà Đinh. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.

20 tháng 9 2017

Lưu Lê Thanh Bình lược đồ chứ ko phải văn :

12_su_quan_500

bn có thể vừa đọc bà củaLưu Lê Thanh Bình và hình ảnh của mình

22 tháng 5 2019

* Diễn biến chính:

   - Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ. Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo; duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả.

   - Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a. Bá tước Ca-vua – Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa.

  - Tháng 4-1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo. Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo. Liên quân Pi-ê-môn-tê – Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn. Tháng 3-1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

   - Tháng 4-1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyên tay sai đế quốc Áo thống nhất đất nước. Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân "Áo đỏ" hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.

   - Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10-1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm thủ tướng.

   - Năm 1866. I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a.

   - Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Nhận xét:

   - Quá trình thống nhất I-ta-li-a đi từ dưới lên, dựa vào vai trò của quần chúng nhân dân.

   - Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2 tháng 8 2017

Đáp án B

Quá trình diễn biến của Hội nghị Pari gắn liền với hai đời Tổng thống Giônxơn và Níchxơn

10 tháng 1 2019

Đáp án B

Quá trình diễn biến của Hội nghị Pari gắn liền với hai đời Tổng thống Giônxơn và Níchxơn

26 tháng 12 2018

Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:

- 4/1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp – Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả 3/1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

- 4/1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” cả Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm QUốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.

- 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a

- 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, quân Pháp bị thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.

15 tháng 3 2021

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

15 tháng 3 2021

Tham khảo

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:

- Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và protein

- Máu: Có chứa các tế bào máu và prôtêin.

* Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

- Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn 

- Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn

- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

- Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn

- Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn    

- Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng



 

15 tháng 3 2021

nêu hiệu quả của các biện pháp bảo về hệ bài tiết nước tiểu? - Hoc24

TL
15 tháng 3 2021

Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận 

 

- Đi qua ống dẫn nước tiểu tới bóng đái và tích trữ .

 

- Lượng nước tiểu ở bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái , gây ra phản xạ buồn tiểu .

 

- Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ cơ vòng bóng đái , cơ bóng đái và cơ bụng .