Viết đoạn văn ngắn 200 chữ làm rõ điểm nhìn của nhân vật ông hai trong đoạn trích " làng "
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
1. Mở đoạn
– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân.– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng”.
– Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm, nhân vật.
2. Thân đoạn:
a. Khái quát về tác phầm (Hoàn cảnh sáng tác, bố cục, vị trí đoạn trích, ....)
– Truyện ngắn “làng” của nhà văn Kim Lân được viết năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
– Vị trí của đoạn trích.
b. Cảm nhận về tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích
* Tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, bán tính bán nghi khi bất ngờ nghe tin làng theo giặc:
– Ông đang Hai vui sướng đến tột độ khi nghe được nhiều tin kháng chiến rồi bất ngờ cho ông nghe được tin làng theo Tây.
– Lời kể của người đàn bà cho con bú đã dập tắt tất cả. Như một nhát dao cứa vào trái tim ông, nghe như một tiếng sét bên tai làm ông hoảng loạn và sụp đổ (Dẫn chứng: ” Cổ nghẹn ắng hẳn lạ,da mặt tê rân rân.Ông lão lặng đi tưởng đến không thở được”).
-> Đó là cái cảm giác sững sờ choáng váng, co thắt từng khúc ruột của ông; là trạng thái tâm lí hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. – Ông Hai không tin vào những điều mà mình vừa nghe: “Liệu có thật không hở bác?”. Câu hỏi thể hiện sự bán tín, bán nghi. Ông mong mỏi tin ấy không đúng, chỉ là một sự nhầm lẫn…
– Cái tin làng theo Tây khiến ông xấu hổ đành đánh trông lảng ra về: “Hà! Nắng gớm, về nào! Ông Hai “Cúi gằm mặt xuống mà đi”. Ông không giám ngẩng mặt lên vì xấu hổ, …
*Ông trở về mang theo tâm trạng vừa xấu hổ, nhục nhã vừa căm giận
– Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường “nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”.
– Càng thương con bao nhiêu thì nỗi căm tức của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Ông nắm chặt hai bàn tay và rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bản nước để
nhục nhã thế này”.
-> Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước | theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Niềm tin nỗi nhớ | cứ giằng xé trong ông. Tủi thân ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu,thương thân mình mang tiếng là người làng việt gian.
=> Ông Hai là người rất yêu làng, dành trọn tình cảm cho làng Chợ Dầu của mình nên ông không thể nào tránh khỏi cảm giác đau đớn, căm hờn khi hay tin làng Dầu từ một làng kháng chiến nay lại làm Việt gian bán nước.
c, Nghệ thuật:
– Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi.
– Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí.
– Nhân vật được khắc họa thành công chủ yếu qua ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích đã thể hiện được tình yêu làng tha thiết, mãnh liệt.
– Đánh giá sự thành công của tác phẩm/ liên hệ, trình bày suy nghĩ
bản thân.
tk ah