K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tk:

Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ.  Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp!

20 tháng 12 2019

Hiện nay các vụ tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do ý thức tham gia giao thông kém, cộng với kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp, nghèo nàn. Thực tế cho thấy, các vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều hơn vào dịp hội hè, lễ tết do mật độ người tham gia đông, hơn nữa, những người sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia lại trực tiếp tham gia vào điều khiển các phương tiện giao thông, dẫn tới tình trạng mất an toàn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

HS tự rà soát.

26 tháng 11 2023

1.
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

26 tháng 11 2023

2. Em sửa lỗi đoạn văn nếu có. 

Cái này nếu bạn hỏi rồi và cũng đã có người trả lời nên bạn chỉ cần chuyển câu chủ đề xuống dưới đoạn văn là thành diễn dịch nhá

30 tháng 11 2023

- Văn bản tự sự:

+ Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

+ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Văn bản biểu cảm: 

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

- Văn bản nghị luận: 

+  Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Văn bản thông tin:

+ Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

15 tháng 12 2021

Cụ Bơ - Men:

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Cô bé bán diêm:

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời. 

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

 

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

15 tháng 12 2021

O Hen - ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn, truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả và tiêu biểu nhất chính là tác phẩm"Chiếc lá cuối cùng".Nhân vật  Xiu trong truyện là một người chị nhân hậu , rất yêu thương em của mình (cô lo lắng , sợ sệt khi chiếc lá cuối cùng không may rơi xuống thì Giôn-xi cũng không còn hy vọng sống nữa, luôn luôn quan tâm cho bệnh tình của em gái mình, rất vui vẻ khi cuối cùng em gái cũng được cứu sống ),là 1 cô gái tốt nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm không chỉ với Gion-xi mà với tất cả mọi người xung quanh nữa.Còn nhân vật không thể thiếu trong truyện : Cụ Bơ-men(1 hoạ sĩ không danh có tuổi) qutam 2 cj em xiu và giôn xi như 1 người cha vậy , cụ tức giận với những suy nghĩ quẩn của gion-xi, ngay trong đêm bão ấy ,cụ vẽ ra 1 kiệt tác xuất chúng của mình cứu lấy mạng sống con người, đánh đối sinh mạng của mình vì gion-xi vì bức tranh nhân đạo vĩ đại này.Những nhân vật này đã làm cho ta phải rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người ngèo khổ . 

Nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những loại truyện kể cho trẻ em nghe là An-đéc-xen.Nhân vật cô bé bán diêm bất hạnh nghèo khổ như thế nhưng cũng vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, là 1 cô bé rất mực yêu thương bà mình . Đau lòng nhất cho người đọc là cô bé đã không còn trên đời này nữa vào đêm cuối cùng của ngày Giáng sinh(ngày mà ai ai cũng vui vẻ hạnh phúc bên gia đình).Nhưng đối với cô bé , sự ra đi chính là sự giải thoát hạnh phúc nồng nàn vui vẻ nhất cho bản thân mình. 

Cả 2 câu truyện ngắn trên tuy khác vẻ nội dung nhưng cùng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả hơn hết người nghèo khổ.Tác giả thay họ nói lên những nổi bất hạnh bi thương của tầng lớp không ai quan tâm trong xã hội.Từ đây chúng ta có thể những cái nhìn tốt về những người không được may mắn trong cuộc sống, hiểu cho họ , giúp đỡ họ trong khả năng của mình.

 

not mạng

27 tháng 9 2023

1.

Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. Những câu chuyện của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn em từ thuở còn thơ bé. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Mỗi lần sang nhà bà, em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em. 

2.
Em tiến hành đọc soát đoạn văn và sửa lỗi nếu có.