Món quà của tuổi thơ
ai nhanh và hay mk k
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này". Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: "hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
Câu lạc bộ Radio | Món quà Valentine 14/02/2022 - Tình yêu tuổi học trò. - YouTube
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.
Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói
Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.
Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Mở bài:
Dàn ý:
Giới thiệu về món quà tuổi ấu thơ mà mình yêu thích nhất và tình cảm chung: yêu thích, gắn bó…
Thân bài:
a: Biểu cảm về món quà từ vẻ đẹp của nó.
Chọn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật của món quà dó ( hình dáng, màu sắc, cấu tạo, sự vận hành…) để bộc lộ tình cảm.
b: Biểu cảm từ những kỉ niệm gắn bó với món quà
Khi nhận được món quà ( vào dịp nào, ai tặng…)
Kỉ niệm vui chơi với món quà: có môt mình ở nhà hoặc khi vui chơi cùng các bạn…
c: Biểu cảm về công dụng của món quà đối với em.
Tuổi ấu thơ cho em bao niêm vui, tiếng cười…
Là người bạn đồng hành trong suốt tuổi thơ của mình.
Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm của mình đối với món quà ấy.
Bài làm
Ai cũng có một tuổi thơ, một tuổi thơ với biết bao kỉ niệm vui buồn. những kỉ niệm đó hẳn là những kỉ niệm đẹp nhất mà mỗi chúng ta đều trân trọng. Tôi cũng vậy, những kỉ niệm thời thơ ấu trong tôi sẽ không bao giờ phai, nó là những dấu ấn mang đầy tình cảm với sự thiết tha, mộng mơ. Nhưng cái đặc biệt ở những kỉ niệm ấy là thông qua một thức quà quen thuộc của thôn quê. Đó chính là nước sấu.
Thức quà ấy đối với tôi thật thiêng liêng cùng với từng khoảnh khắc vui vẻ, thân thương. Sấu đã đi theo tôi suốt chặng đường dài học tập, và sẽ mãi theo tôi trên con đường này. Nhớ lại những giờ sau buổi học, cốc nước sấu đã khiến cho tôi vơi đi những vất vả, căng thẳng nơi học đường, vơi đi những nỗi buồn bận bịu quanh tôi. Nó là một thức uống thần tiên khiến bất kì người nào được thưởng thức cũng không thể quên được hương vị. Vị chua hoà quyện cùng vị ngọt đường thật thôn quê nhưng cũng đầy vẻ thanh tao, nhã nhặn. Dường như thức quà ấy đã quá quen thuộc với tôi đến từng hương vị, cách chế biến. Sấu bề ngoài vỏ xù xì đó là một hình thức mang đầy tính giản dị để rồi khi hoàn thành các công đoạn thì lại toát lên được phẩm giá bên trong nó. Đó là những gì thú vị ở thức quà mà tạo hoá ban tặng ấy. Nhớ lại những buổi chiều, trên đường tan học, tôi cảm thấy thật thú vị với những vòm sấu xanh um tùm, những chùm hoa trắng li ti đơm kín cả cây bên đường, và nhìn thích mắt hơn nữa là những quả sấu tròn tròn thấp thoáng sau tán lá. Dường như để lưu lại những điều đẹp đẽ đó mà người ta đã giữ lại quả để ngâm. Người thì ngâm đường thành thứ nước giải khát tuyệt hảo cho mùa hè, người thì ngâm sấu với nước mắm để khi thu sang mang ra ăn với cơm nóng mong xoá dịu nỗi nhớ vị chua đến lạ kì của trái sấu mùa hè. Chẳng khác gì tôi, đối với tất cả các cô cậu học sinh thì mùa sấu lại gắn liền với những món thân quen như sấu dầm, ô mai sấu. Chỉ với những quả sấu thôi mà thời xưa các cô tiểu thư Hà Thanh mê ngậm ô mai sấu cả mùa. Thực ra thì sấu là kỉ niệm trong tôi và đó cũng có thể là kỉ niệm của nhiều người khác. Nhưng trong tuổi thơ, tôi có một cách cảm nhận riêng về sấu. Quả sấu gắn liền với thôn quê và nay cũng đã gắn liền với văn minh đô thị. Đối với nhiều người thì quả sấu thật giản đơn nhưng đối với tôi thì đó là một thứ gì đó quý báu và không thể thiếu trong đời thường. Nhìn những gì mà sấu đã mang lại, những gì mà sấu đã đem đến cũng đủ để hiểu được rồi.
Với tôi thì sấu thân thương vì nó không chỉ là một thức uống giải khát, một thức uống tinh thần mà nó còn là một thức uống kỉ niệm. Thức uống ấy thật ngon trong tuổi thơ tôi nên sẽ là thức uống mãi ngon về sau cả cuộc đời. Nước sấu đã chứng kiến biết bao kỉ niệm vui buồn, tủi hờn, giận dỗi của tôi. Nó như một chứng nhân cho tuổi thơ tôi và cũng như một cánh cửa để tôi đặt chân về thời thơ ấu. Tất cả những gì liên quan đến sấu đều khiến tôi hồi tưởng lại kí ức. Từ những buổi đi chơi trên con đường làng quen thuộc, tay cầm túi sấu mà đầu óc cứ mơ mộng biết bao, thật là những dấu ấn đẹp của tuổi thơ. Hay những buổi chiều đá bóng về, lũ bạn cùng rủ nhau đi thả diều giải trí bên bình nước sấu thơm ngon. Có thể nói rằng, với một từ thật thân quen, giản dị “sấu” nhưng đó lại chan chứa cả tuổi thơ hồn nhiên của tôi. Nó không chỉ là một niềm an ủi mà sẽ mãi là một kí ức đẹp, một động lực mạnh mẽ để giúp tôi vươn xa trong cuộc đời.
Đa số trẻ con bây giờ thích những món ăn ngon, đắt tiền, ngoại nhập. Món quà bình dân, giản dị này không biết còn được mấy ai thích và cuộc sống của những người bán kẹo kéo cứ mãi long đong, vì nó là món ăn rẻ tiền được bán bởi những con người vất vả, sẽ không còn đất sống nếu không còn ai thích kẹo kéo nữa. Dù sao tôi cũng hi vọng các con tôi sau này vẫn còn có cơ hội được ăn kẹo kéo và những món quà giản dị khác của quê hương.
Tôi chợt nhìn thấy ông ở một góc công viên chợ hoa ngày giáp tết. Phải chen lấn vất vả giữa biển người đông nghịt, tôi mới đến được cạnh ông.Vừa nhìn thấy tôi , ông cười đon đả:
– Mua giúp ông già cây kẹo đi con !
Tôi gật đầu:
– Cho con năm cây kẹo nghen bác Mười.
Ông già ngạc nhiên:
– Biết bác Mười luôn hả? Bay chắc là khách quen của bác.
Tôi cười thân thiện:
– Dạ, khách hàng từ hồi con học lớp Ba.
– Vậy hả. Cảm ơn con nghen. – Ông già cười hiền và nhanh tay kéo đúng số kẹo khách mua.
Tôi chỉ kịp hỏi thăm bác vài câu đã phải chào tạm biệt vì bác còn đang bận rộn với những bước chân không giới hạn, để kiếm những đồng tiền giới hạn từ cây kẹo này.
Kẹo kéo là món ăn vặt rẻ tiền. Mặc dù nó rất dẻo, dễ kéo dài nhưng khi đã tạo thành thanh nhỏ thì trở nên giòn khi bị lực tác động vuông góc với nó. Người bán phải dùng vải lót tay, rồi kéo kẹo dài ra cho đến lúc được một thanh kẹo đạt kích thước phù hợp chừng 5 – 10 cm thì dùng ngón trỏ chặt mạnh dứt khoát lên thanh kẹo khiến nó gãy rời ra, kèm theo một tiêng “rắc” rất thú vị dễ hấp dẫn trẻ em, thậm chí để kích thích hơn với khách hàng nhỏ tuổi, người bán còn trang bị một bàn quay đơn giản, khi trả tiền xong khách quay được số nào thì nhận số kẹo tương ứng.
Ngày xưa, trước cổng trường của tôi lúc nào cũng có vài người bán kẹo kéo ở đó. Tôi chọn làm bạn hàng “trung thành” của bác Mười, đơn giản vì bác vui vẻ, hài hước, kéo thanh kẹo thật nhanh và hay hào phóng thêm phần kẹo cho khách hàng “ruột”.Tôi còn nhớ cây kẹo ngày đó bé tí xíu được bọc trong miếng giấy báo nhỏ, ăn xong mà vẫn con thèm muốn thêm cây nữa mà không có tiền đành an ủi mình: “Kẹo kéo bán nhiều lắm, lúc nào muốn ăn ra đường mua cũng có mà’’. Nhưng cô trò nhỏ ấy không biết được cuộc sống của những người bán kẹo kéo khá vất vả, khó khăn lại không kiếm được bao nhiêu tiền nên nhiều người trong số họ không tiếp tục nghề này nữa.
Lớn hơn một chút, tôi cũng có dịp nhìn thấy người ta làm kẹo kéo, bằng cách dập thẳng thật mạnh cả khối kẹo thành phẩm vào chiếc đinh to đóng trên tường rồi kéo dài ra, động tác đó cứ lặp đi, lặp lại cho đến lúc đạt được độ trắng và dẻo cần thiết rồi dàn khối đường trên thành tấm, cho đậu phộng rang vào giữa cuộn lại thành khối kẹo to dài như cánh tay và bọc “nylon” cẩn thận. Bây giờ cây kẹo kéo lớn hơn gấp hai, ba lần cây kẹo của tôi ăn ngày xưa, nhưng giá cũng không mắc hơn cây kẹo ngày trước là bao và cũng không dễ tìm nữa, thỉnh thoảng chỉ thấy ở những nơi xa ngoài thành phố hay tỉnh lẻ mà thôi. Đa số trẻ con bây giờ thích những món ăn ngon, đắt tiền, ngoại nhập. Món quà bình dân, giản dị này không biết còn được mấy ai thích và cuộc sống của những người bán kẹo kéo cứ mãi long đong, vì nó là món ăn rẻ tiền được bán bởi những con người vất vả, sẽ không còn đất sống nếu không còn ai thích kẹo kéo nữa. Dù sao tôi cũng hi vọng các con tôi sau này vẫn còn có cơ hội được ăn kẹo kéo và những món quà giản dị khác của quê hương.
Riêng tôi, hình ảnh bác Mười – người giữ cho tôi kí ức hồn nhiên tuổi nhỏ với những cây kẹo sáng bóng dưới nắng chiều, dẻo dẻo, thơm thơm, có đậu phộng giòn tan, mãi theo suốt cuộc đời.