K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7

Nghệ thuật là sự trỗi dậy của sự tìm tòi, là hành trình vươn tới những khía cạnh sâu thẳm và tinh tế của cuộc sống. Nó không chỉ đơn thuần là việc hướng tới mà còn là nỗ lực vững vàng để giữ gìn những giá trị nhân văn, nuôi dưỡng tính cách của con người. Hãy thể hiện điều này một cách rõ ràng qua lời mẹ hát và sự ấm ức về quá khứ.

11 tháng 1 2023

1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” - Chọn tác phẩm phân tích. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích nhận định: - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. 2.2. Chọn hai trong bốn tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Nói với con (Y Phương). * Cơ sở lí luận: + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người… + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người… + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính… + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ… * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) 2.3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo… - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc… Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người… 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề qua 2 tác phẩm đã phân tích.

Tham khảo :

Giải thích nhận định:
- Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác.
- Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính.
- “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật.
- Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn.
Cơ sở lí luận:
+ Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người…
+ Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người…
+ Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính…
+ Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ…
Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn:
- Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy.
- Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ.
- Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam.

Bạn phân tích qua nhiều tác phẩm Như : lão Hạc, Chiếc là cuối cùng,... nha

Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo…
- Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc…
- Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người

3 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/WDusK7J.png
22 tháng 4 2018

Giải thích nhận định:
- Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác.
- Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính.
- “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật.
- Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn.
Cơ sở lí luận:
+ Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người…
+ Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người…
+ Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính…
+ Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ…
Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn:
- Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy.
- Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ.
- Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam.

Bạn phân tích qua nhiều tác phẩm Như : lão Hạc, Chiếc là cuối cùng,... nha

Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo…
- Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc…
- Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người

26 tháng 12 2021

tự học

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

23 tháng 11 2021

xin lỗi nha huhuhu !

mình ko bít bài này !

xin lũi bn nhìu

22 tháng 3 2020

                                             Bài làm

Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.

Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.

Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.

Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.

Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.

Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...

Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.

Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.