K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2017

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.

bai-van-mau-lop-7-ta-loai-cay-em-yeu-thich-nhat-cay-phuong

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.

Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.

13 tháng 10 2017

viết cái gì??

miêu tả, tự sự ,thuyết minh, ...hay viết thơ.

18 tháng 12 2021

nhà em có rất nhiều cây nhưng em thích nhất đó là cây soài.

cây soài nhà em cao có võ cây rất giày . cây soài có lá dài và xanh  , nó có tác dụng là che bóng mát cho em , mỗi khi ra hoai thì khi nó rụng xuốn thì nó có máy cái nhót moiõ lần đụng vô là hư tay phải rửa tay đến khi có trái trồ ôi nó đã luôn da nó có màu xanh bên trong thì mầu vàng nò mà chính là da nó màu vàng bên trông màu cam ăn là đã.

em rất yêu cay soài nhà em em sẽ câm tốt cho nó mộc trái

Đề 1 : Tả về loài cây em yêu ( cây tre )

Trong mỗi chúng ta, chắc hẩn người nào cũng có một loài cây mà mình yêu quý. Có người thích cây đào, cây mai, cũng có người lại thích cây bàng, cây phượng, những loài cây gắn liền với tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên và mái trường với biết bao kỉ niệm buồn, vui thòi thơ ấu. Còn riêng tôi, tôi yêu cây tre Việt Nam, yêu sự bình dị, chân chất của tre. Mỗi khi về quê ngoại, đi qua luỹ tre làng, lòng tội lại trào dâng cảm xúc — một cảm xúc khó tả, chính những lúc ấy, tôi mới chợt nhận ra một điều : không một loài cây nào có thê sánh được bằng tre trong trái tim tôi.

Tôi yêu tre vì lòng can đảm, vì sự bất khuất, quật cường của tre. Trong những năm kháng chiến chông giặc ngoại xâm, tre đã cùng nhân dân đứng dậy tranh đấu, vượt qua những phút giây hiểm nghèo nhất để rồi giành chiến thắng. Tôi cũng yêu tre bởi tre là một loại cây ngoan cường, không bao giò chịu khuất phục trước hoàn cảnh, dù có khó khăn, hiểm nghèo đến mấy chăng nữa, tre già măng vẫn mọc, đó là truyền thông từ ngàn đòi nay của tre. Mỗi khi một lớp tre già bị chặt xuống thì một thế hệ mới lại mọc lên! Tre cứ mọc, cứ xanh tươi mãi mãi, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tre sẽ không bao giờ tàn lụi, sẽ mãi trường tồn với năm tháng, với thời gian. Tre có một sức sông mãnh liệt, khó có loài cây nào sánh kịp. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong môi trường nào, dù là nơi khô cằn đá sỏi hay đất đai bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng, tre vẫn sinh sôi, phát triển.

Đối với tôi, không còn gì hạnh phúc, sung sướng hơn khi được ngồi dưới bóng tre xanh mát rượi vào một ngày trưa hè oi ả, được nghe bà kể những câu chuyện về cuộc sống của tre. Tre là nguồn cảm hứng bất tận, đổi với các nhà thơ, nhà văn. Nhà văn Thép Mới đã từng viết : tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Thật vậy, xưa kia người dân đã biết trồng tre thành luỹ làng — một bức tường thành kiến cố”, vững chắc. Những vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà trang nhã đều được làm từ tre. Chính vì vậy, cây tre đã gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam ; đã trở thành người bạn thân thiết, không thể thiếu được trong cuộc sống của họ. Tre ôm ấp, bảo vệ con người, ngăn cản bước tiến của quân thù. Con người cũng rất yêu quý, trân trọng tre, luôn dành cho tre những tình cảm ưu ái nhất. Từ ngàn đòi nay, tre vẫn giữ mốì quan hệ thắm thiết nghĩa tình với người dân. Từ khi sinh ra, tre đã mang trong mình những đức tính giống con người. Tre luôn sát cánh cùng người dân, chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Dưới bóng tre xanh mát, những câu ca dao, dân ca đã được lưu truyền đến tận ngày nay. Đó là một kho tàng văn hoá vô cùng quý giá và đáng trân trọng.

Cây tre vĩ đại sẽ mãi là biểu tượng cho đất nước Việt Nam, cho những đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Dù có đi xa nơi đâu, đi đến phương trời nào, tôi vẫn nhớ về làng quê thân yêu, về luỹ tre xanh với bao kỉ niệm : Tre xanh xanh tự bao giờ — chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.

Đề 2 : Tả về loài hoa em yêu ( Hoa hồng )

    Trong cuộc sống, chúng ta được gặp rất nhiều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. Có thể nó biểu trưng cho một điều thiêng liêng, cao cả nhưng có thể nó lại biểu tượng cho một điều giản dị, mộc mạc. Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó - một loài cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.

     Hoa hồng xuất hiện cách đây khoảng 100 triệu năm - vào cuối thế kỉ Phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm, có gai. Nhưng hiện nay đã có loại hoa hồng không có gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. Thực vậy, hoa hồng có khá nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa hồng màu xanh nữa. Khi nở, nó tỏa ra một mùi thơm dịu, cánh hoa xếp xen kẽ nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, cách đây hàng ngàn năm mà con người đã trồng và thưởng thức nó? Các giống hoa hồng mà ngày nay ta thường thấy phát triển lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. Cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể liên tục hàng mấy tháng như cây hoa hồng vườn. Tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có được dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng Vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang và thận, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.

   Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa cùa nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người đã dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng, trên bàn..., giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra. mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ - hay gọi là hoa hồng nhung biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng thắm lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn... Trong những lúc căng thẳng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được biết rằng ở nước Anh, cách đây hơn 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình: một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.

       Đẹp, đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.

 
10 tháng 11 2021

Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!

22 tháng 11 2021

Có !

22 tháng 11 2021

cóa

19 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

19 tháng 10 2016

Mùa xuân, cây gạo cổ thụ bên bờ hồ nở hoa đỏ rực. Hoa phủ kín các nhánh cành, tươi tắn, lung linh như được nhìn qua làn nước trong vắt.

Từ rất xa, bé đã trông thấy cây gạo. Bé hớn hở chạy lại. Đứng dưới gốc, bé ngửa cố ngước nhìn lên. Mấy bông trên cao tít chợt buông mình rơi xuống, xoay tròn trong gió. Tiếng bé cười giòn tan. Bé nhặt những bông hoa còn nguyên vẹn, ôm trước ngực. Nhìn gần, hoa càng đẹp. Một màu vàng chìm lẫn trong sắc đỏ làm cho năm cánh hoa như bừng sáng thêm lên, màu hoa trong hơn. Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa, miệng thốt reo khe khẽ:

– Hoa đẹp quá! Màu đỏ tươi quá! Ước gì lúc nào bé cũng thấy hoa rực rỡ thế này!

Cây gạo cố thụ từ nãy vẫn đề ý đến bé. Tuy cao lớn ngang trời, cây vẫn nghe rõ lời ước ao của người bạn bé nhỏ. Cây gạo tự nhủ mình sẽ gắng sức chắt lọc từ đất những dòng nhựa tinh túy nhất để làm cho những bông hoa kia mãi mãi thắm tươi. Và ngay sau đó, cây gạo lại thả tiếp mấy bông hoa xuống cho bé. Đôi mắt bé sáng lên. Bé chạy vòng quanh cây gạo, miệng reo hò, cúi xuống nhặt tiếp. Quả nhiên, những bông hoa mới đỏ tươi hơn những bông bé nhặt trước đó.

Thấy bé vui sướng, cây gạo hài lòng lắm. Những vòm hoa cứ bóng lên mãi, rực rỡ. Nhưng rồi cây gạo chợt nghĩ: “Hoa nở có thì. Mùa xuân qua đi, làm sao hoa mình tươi thắm mãi. Phải làm thế nào cho sắc đỏ được lưu truyền cả bốn mùa, để ánh mắt tin cậy của cô bé luôn trong trẻo?”.

Nghĩ được một kế hay, cây gạo cười rung vòm cáy. Lời cây gạo truyền đi trong gió:

– Hơ.. hơ… hơ… hơ… hơ. Hời muôn loài cây bè bạn! Các ngươi có nghe thấy lời mong ước của cô bé tí hon kia đấy không?

Cả rừng cây ven hồ xào xạc:

– Có! Chúng tôi có nghe thấy! Vậy ý của cây gạo cổ thụ như thế nào? 

Cây gạo nói, giọng thật trầm:

– Hoa tôi nở suốt mùa xuân. Sang hè, tôi muốn màu đỏ ấy được chuyển sang cho một loài hoa khác. Rồi mùa thu về, loài hoa ấy lại chuvển tiếp sắc đỏ sang một loài hoa khác nữa… Cứ thế, quanh năm, màu đỏ vẫn tươi nguyên, luân chuyển từ hoa này sang hoa nọ, như một cuộc chạy tiếp sức không bao giờ ngừng nghỉ. Các bạn nghĩ thế nào?

Rừng cây xôn xao:

– Hay lắm! Hay lắm! Cây gạo cổ thụ nghĩ hay lắm! Tất cá chúng ta nên làm theo…

Màu đỏ vẫn bập bùng cháy trên vòm cầy gạo gần suốt cả mùa xuân. Khi những bông hoa gạo bắt đầu thưa thớt, tiếng ve bắt đầu cất lên rụt rè; thì hàng cây phượng vĩ cũng bắt đầu nhận lấy sắc đỏ từ cây gạo chuyển sang, mỗi lúc một ào ạt.

Một sớm mai ngủ dậy, vừa mở tung cánh cứa sổ, bé đã ngờ ngàng trước cả một chân trời rực rỡ sắc hoa phượng. Từng vòm, từng vòm hoa bồng bềnh trên mặt hồ. Bé biết cây gạo đã không phụ lòng mong mòi của bé, gửi sắc đỏ cho những cày phượng giữ hộ. 

Rối mùa hạ đầy trời hoa phượng cũng dần qua đi. Mùa thu đến cùng với gió heo may và những thảm hoa son đó tươi nở bạt ngàn. Mặc cho nắng hanh khô cháy, cây hoa son vẫn giữ nguyên vẹn sắc đỏ của hoa gạo, hòa phượng truyền lại, làm bé rưng rưng cảm động.

Cầm những bông hoa son trên tay, bé ngước nhìn ra xa. đã bắt đầu cò gió bấc tràn về. Mùa đông đang đến gần.

Mùa đông với những cơn mưa rả rích, với những luồng gió tê buốt, với bầu trời lúc nào cùng âm u, thảng hoặc mới hoe hoe chút nắng. Trong công viên, hoa thưa thớt. Trên đường phố, cây côi trơ trụi, khẳng khiu. Những cây hoa son vẫn gắng nở những bông hoa đỏ tươi, ấm áp.

Bé ủ kín trong bộ quần áo rét to bu xù. đau đáu nhìn những đốm đỏ nở rải rác đây đó rồi lại ngước nhìn lên khắp các vòm cây. Ước gì, giữa mùa đông tê cóng này, sắc đỏ của những hoa gạo, hoa phượng, hoa son vẫn cứ tươi thắm mãi. 

Từ khi bắt đầu chớm rét, cây bàng đã nghĩ ngay đến những điều bé vừa nghĩ. Giá mà nó cũng nở được những bông hoa đó rực rỡ như thế kia. Nhưng thật khó! Hoa bàng đã nở hết để đem về cho bọn trẻ những trái vàng thơm vào mùa thu mát mẻ. Biết làm cách nào bây giờ? Đôi mắt bé vẫn nhìn đầy khao khát, chờ mong.

Những ý nghĩ nung nấu làm cây bàng tràn trọc suốt đêm, vật vã trong gió lạnh. Không thể để cô bé xinh xắn kia thật vọng. Phải tìm mọi cách cho bé được vui. Một ý nghĩ chợt lóe sáng, làm cây bàng theo rạo rực. Cây bàng đã có cách.

Mấy hôm liền trời mưa liên miên; không đứt. Bé không ra khói nhà. Các cửa lớn nhò cũng đóng im lìm, Chắn gió lùa. Khi trời vừa hửng, Bé ra mở cửa sổ. Thật kiìlạ! Bầu trời vẫn xám nặng sùng nước nhưng quanh hồ lại vô cùng rực rỡ. Những bông hoa gì màu đỏ, mà lại nhiều như thế kia? Bé chạy vào nhà, rối rít gọi các anh ch*****. Mọi người ùa đến vây quanh bé, bên cửa sổ. Nhiều tiếng reo: 

– Lá bàng! Lá bàng đỏ tươi đẹp chưa kìa!

Bé ngẩn ngơ, thi ra những cây bàng không muốn cuộc chạy tiếp sức của các loái hoa b***** đứt đoạn, đã tự đốt cháy thân mình để lưu truyền sắc đỏ.

Nhận ra bé đang xúc động ngắm nhìn mình, từ rất xa, những cây bàng khẽ đung đưa, vẫy vẫy những chiếc lá đỏ tía lên chào bé.

Cứ thế, cây bàng lặng thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiêc lá thắm đỏ lại lần lượt rời cành. Đằng sau những thân bàng đen thẫm. Bé lai nhân ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa..

Bạn tham khảo  nhé, có j không hiểu thì hỏi mk nha!

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bố thỏa thích trồng đủ loại cây theo đam mê làm vườn của mình. Trong đó, cây nào em cũng thấy thật thích. Nhưng tuyệt nhất vẫn là gốc mít già ở sát lối ra vườn.

Cây mít này không rõ là đã bao nhiêu tuổi rồi, vì lúc bố đem nó về trồng thì nó cũng to lớn phết rồi. Bây giờ, qua bao năm thắng cắm rễ, cây đã cao hơn nhiều. Vượt cả mái ngói của nhà em, che bóng mát rười rượi. Bố còn đem một cái chõng nhỏ ra đặt dưới gốc cây để ngồi uống trà, đọc báo cơ.

Thân cây mít to lớn, phải như hai cái bắp đùi của lực sĩ gom lại. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, xám xịt. Dưới gốc được quét vôi trắng để tránh vi khuẩn, mối mọt. Riêng trên các cành lớn, còn mọc những mảng rêu xanh - chiến tích vẻ vang mà thời gian mang lại cho cây mít. Những cành của lá mít không quá nhiều, nhưng cành nào cành nấy đều to và dài, như những con mãng xà khổng lồ. Lá mít thì không quá to, nhưng dày và chắc chắn. Thường nó sẽ có màu xanh sẫm, khi già thì chuyển đỏ cam như lá bàng và rụng về cội.

Nhắc đến cây mít, thì không thể không nói đến quả mít. Cây mít này sai trái lắm, hầu như có quả quanh năm. Quả cứ mọc thành từng chùm lúc lỉu trên cành, trên thân cây. Lúc sai nhất có khi phải hơn năm mươi trái. Ai nhìn thấy cũng phải thèm. Quả mít nhà em không quá to, thường chỉ nhỉnh hơn cái mũ bảo hiểm một chút. Nhưng mà bên trong múi dày, thịt giòn ngọt, thơm lâu, xơ nhỏ mà ít lắm. Chỉ cần một trái chín là mấy nhà ở cạnh cũng thơm lây. Chỉ cần được ăn mít nhà em một lần là phải nhớ mãi. Em còn đặc biệt thích món hột mít luộc. Ăn bùi mà béo chẳng kém gì khoai lang. Nhờ sự ngon và sai trái đấy, mỗi năm nhà em cũng có thêm một nguồn thu nhỏ nhờ bán mít. Thật là vui.

Em rất yêu quý và tự hào về cây mít nhà mình. Có bạn bè đến chơi, em đều dẫn bạn ra vườn để khoe cây mít.
11 tháng 11 2021

thanks bạn nhìu nha!!!

 

11 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều nô nức đi sắm sửa cho một ngày Tết thật đầm ấm và vui vẻ. Tết năm vừa rồi em cũng cùng bố đi chợ hoa, tự tay chọn một cây hoa mai để trang trí ở nhà. Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn mà rất thanh nhã. Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Thân cây to bằng cổ tay em, cao độ một thước rưỡi. Thân cây màu nâu sậm, sần sùi, mụn to, mụn nhỏ. Cành cong queo, gầy guộc mọc tua tủa ra và mang nhiều lá, mỗi lá to bằng hai ngón tay của em, hình bầu dục. Màu xanh đậm viền những răng cưa nhỏ. Bên cạnh mỗi chùm lá một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm cây hoa mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Năm cánh hoa như năm cánh bướm vàng óng, nhỏ xinh, rung rinh giữa không khí se se lạnh của những ngày đầu xuân. Lá cây xanh non tràn trề sức sống. Em rất yêu thích cây hoa mai bởi sắc vàng rực rỡ của nó. Hoa mai mãi là biểu tượng cho loài hoa may mắn trong những ngày Tết của con người Việt.
16 tháng 11 2021

Tham khảo nha:

 

Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.

Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.

 

Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.

Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.

Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.

 
20 tháng 11 2021

nhiều thế