K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5

Ví dụ về Brasil:
- Vị trí địa lý: Brasil là một quốc gia lớn ở Nam Mỹ, có địa hình đa dạng từ rừng nhiệt đới Amazon đến các dãy núi ở phía nam. Điều này tạo ra thách thức cho việc phát triển hệ thống giao thông, với các khu vực nông thôn ở Amazon có ít đường và kết nối giao thông hơn so với các thành phố lớn ở miền nam như Sao Paulo và Rio de Janeiro.
- Lãnh thổ: Brasil có một lãnh thổ rộng lớn, điều này đòi hỏi sự đầu tư vào hạ tầng giao thông để kết nối các vùng miền và các thành phố lớn. Cả đường bộ và đường sắt đều phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và người dân trong cả nước.
- Tự nhiên: Sông Amazon và mạng lưới sông phong phú ở Brasil thúc đẩy sự phát triển của vận tải thủy và giao thông đường sông. Đồng thời, các dãy núi ở phía nam làm cho việc xây dựng và duy trì đường bộ và đường sắt trở nên khó khăn hơn.
- Kinh tế xã hội: Brasil là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với một trong những hệ thống giao thông phát triển nhất ở Nam Mỹ. Các thành phố lớn như Sao Paulo và Rio de Janeiro có mạng lưới đường bộ và đường sắt phức tạp để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc và các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa và người dân. Tuy nhiên, các khu vực nông thôn ở Amazon vẫn phải đối mặt với sự kém phát triển trong hạ tầng giao thông, gây ra sự cô lập và khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

3 tháng 2 2023

Ví dụ:

- Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.

- Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.

28 tháng 10 2023

- Vị trí ven biển: Các quốc gia hoặc khu vực có vị trí ven biển thường có lợi thế trong việc phát triển ngành giao thông biển và đường biển. Ví dụ, các quốc gia nằm ở bờ biển có khả năng phát triển các cảng biển quan trọng, thúc đẩy thương mại quốc tế và du lịch biển. Ví dụ về điều này là Singapore, một đảo quốc có cảng biển bận rộn và là một trung tâm giao thông quốc tế.

- Vị trí trung tâm lục địa: Các quốc gia nằm ở vị trí trung tâm lục địa thường có lợi thế trong việc phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt. Ví dụ, nước Nga, với diện tích rộng lớn và vị trí trung tâm trên lục địa Eurasia, có mạng lưới đường sắt và đường bộ mở rộng để kết nối châu Âu và châu Á.

- Vị trí nút giao thông quốc tế: Các thành phố hoặc khu vực nằm ở vị trí nút giao thông quốc tế thường trở thành trung tâm giao thông quốc tế và khu vực. Ví dụ, Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã phát triển một trong những sân bay quốc tế lớn nhất và là một điểm trung chuyển quốc tế quan trọng giữa châu Á, châu Âu và châu Phi.

26 tháng 10 2023

Sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải được ảnh hưởng bởi một loạt các nhân tố kinh tế, xã hội, và địa lý. Dưới đây là một số nhân tố quan trọng và ví dụ minh họa:

- Hạ tầng và cơ sở vận tải: Hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Ví dụ, sự hiện diện của các cảng biển lớn như Cảng Sài Gòn (TP.HCM) và Cảng Hải Phòng có tác động đáng kể đến việc phân bố hàng hóa và dịch vụ vận tải ở Việt Nam.

- Kích thước và dân số của địa phương: Kích thước và dân số của một khu vực ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải. Ví dụ, các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội cần có hệ thống giao thông vận tải phát triển để đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày của dân số đông đúc.

- Tình hình kinh tế và thương mại: Sự phát triển của ngành kinh tế và thương mại trong một khu vực cũng ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải. Ví dụ, việc tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi hệ thống giao thông vận tải hiệu quả.

- Chi phí và giá cả: Chi phí vận tải và giá cả của dịch vụ vận chuyển cũng là một nhân tố quan trọng. Ví dụ, việc phát triển hệ thống đường cao tốc giữa các thành phố có thể giảm thời gian di chuyển và giúp giảm chi phí vận tải.

- Chính trị và quản lý: Quản lý và chính trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Ví dụ, chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ hoặc đầu tư vào hạ tầng giao thông có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

- Ảnh hưởng của môi trường: Môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng quan trọng đối với ngành giao thông vận tải. Ví dụ, sự tập trung vào các phương tiện giao thông sạch và thân thiện với môi trường như xe điện hoặc công nghệ nhiên liệu sạch có thể thay đổi cách ngành này phát triển.

-> Ngành giao thông vận tải là một phần quan trọng của nền kinh tế và xã hội và được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sự phát triển và phân bố của ngành này phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố kinh tế, xã hội, và địa lý.

28 tháng 6 2021

THAM KHẢO

 

 

 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

 



 

9 tháng 3 2019

Chọn đáp án D.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất thế giới (khoảng 17 triệu km2). Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và khu vực Bắc Á cùng phần lãnh thổ Ca-li-nin-grát, nằm biệt lập ở phía tây giữa Ba Lan và Lít-va.

+ Phần đất liền trải dài từ khoảng vĩ độ 41°B đến vì độ 77° B và từ khoảng kinh độ 169°T, đến kinh đô 27° Đ.

+ Đất liền trải dài trên nhiều múi giờ và nhiều đới khí hậu.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm trên cả hai châu lục (châu Á và châu Âu).

+ Tiếp giáp với rất nhiều quốc gia (14 quốc gia) ở phía tây và phía nam; tiếp giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc; Thái Bình Dương ở phía đông, với nhiều biển như: Cara, Baren, Ôkhốt,...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2, nằm từ khoảng vĩ độ 28oB đến khoảng vĩ độ 10oN, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển
- Tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
- Nằm ở nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất xủa người dân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Vị trí địa lí:

Nằm ở phía đông nam châu Á.
Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

Kéo dài từ 10oN đến 28oB và 92oĐông đến 142oĐông.

Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
Diện tích: 4,5 triệu km2

 

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa – chính trị quan trọng.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.