K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5

- Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao cảu dãy núi An-đét: + Ở dưới thấp: vùng bắc và trung An-đet có khí hậu nóng ẩm, cảnh quan rừng xích đạo. vùng nam An-đet có khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới. + Càng lên cao: nhiệt độ và độ ẩm tháy đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi.

#hoctot:)

23 tháng 4 2023

a) Khí hậu

 - Có gần đủ các kiểu khí hậu trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.

 - Khí hậu phân hoá theo chiều từ Bắc -> Nam, từ Đông -> Tây, từ thấp -> cao.

- Nguyên nhân:

   + Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.

   + Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.

b) Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú và đa dạng:

+ Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.

+ Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

+ Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

+ Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.

+ Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a.

- Miền núi An-đét: Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi.

12 tháng 4 2023

Trung Mỹ :

Phía Đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía Tây nên thảm rừng nhiệt đới phát triển ; phía Tây khô hạn nên chủ yếu là xa van , rừng thưa

Nam Mỹ : 

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều Đông - Tây thể hiện rõ nhất ở địa hình : 

+Phía Đông là các sơn nguyên 

+Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng 

+Phía Tây là miền núi An-đét

6 tháng 5 2023

loading...

4 tháng 2 2023

Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:

- Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:

+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na,  đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.

+ Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.

+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.

+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.

+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

4 tháng 2 2023

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:

* Ở Trung Mỹ

- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. 

- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

 * Ở Nam Mỹ

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình: 

- Phía đông là các sơn nguyên:

+ Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.

+ Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).

+ Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.

+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

22 tháng 3 2022

Tham Khảo 

Bắc mỹ :

– Dân số : 415,1 triệu người. Mật Độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²

– Phân bố dân cư không đều: Do sự tương quan giữa các khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.

+ Quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thưa dân nhất.

+ Vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển đông Bắc Hoa Kì tập trung dân đông nhất.

– Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.

– Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

nguyên nhân 

NAM MĨ

- Dân số: 528.7 triệu người (2008)

- Mật độ dân số trung bình: 20 người/Km2 - Dân cư phân bố không đều:

+ Tập trung đông ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì.

+ Thưa thớt ở bán đảo A-la-xca, Phía Bắc Ca-na-đa và phía Tây Khu vực hệ thống núi Cooc đi e.

22 tháng 3 2022

còn Trung nữa

18 tháng 1 2023

Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. 

11 tháng 1 2022

TK:

 

- Vùng đồng bằng trung tâm:

+ Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì: lúa mì.

+ Xuống phía nam: trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa.

+ Ven vịnh Mê-hi-cô: cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,...) và cây ăn quả.

- Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì: chăn thả gia súc.

- Tây nam Hoa Kì: trồng nhiều cây ăn quả (nho, cam, chanh).

- Sơn nguyên Mê–hi–cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.

11 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nhiều nha

 

Câu 51. Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở khu vực nào ở khu vực Trung và Nam Mỹ?A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. Miền núi An-đét.C. Quần đảo Ăng-ti. D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.Câu 52. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào sau đây?A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.Câu 53. Kiểu rừng phát triển ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti là:A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C....
Đọc tiếp

Câu 51. Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở khu vực nào ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. Miền núi An-đét.

C. Quần đảo Ăng-ti. D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

Câu 52. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào sau đây?

A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.

Câu 53. Kiểu rừng phát triển ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti là:

A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Rừng ôn đới.

Câu 54. Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

A. Săn thú, bắt cá. B. Khai thác khoáng sản. C. Chăn nuôi. D. Trồng trọt.

Câu 55. Cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Câu 56. Miền núi Cooc- đi-e có độ cao trung bình là:

A. 4000m. B. 5000m. C. 3000m - 5000m. D. 3000m - 4000m.

Câu 57. Cây lương thực chính được trồng phổ biến ở Bắc Mỹ là:

A. Lúa  gạo.                B. Ngô.              C. Lúa mì.                  D. Đậu tương.

Câu 58. Miền núi già A-pa-lat có nhiều tài nguyên khoáng sản gì?

A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Than, Sắt. C. Đồng, Vàng. D. Uranium, Niken.

Câu 59. Thảo nguyên Pam – pa ở lục địa Nam Mỹ là môi trường đặc trưng cho khí hậu:

A. Cận nhiệt đới hải dương.                            B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới hải dương.                                       D. Cận xích đạo.

Câu 60. Thành phần dân cư chủ yếu của Châu Mỹ là :

A. Nê – grô - ít.       B. Môn – gô – lô - ít.          C. Ơ – rô – pê – ô - it.        D. Người lai.

1
22 tháng 3 2022

Câu 51. Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở khu vực nào ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. Miền núi An-đét.

C. Quần đảo Ăng-ti. D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

Câu 52. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào sau đây?

A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Khí hậu. D. Con người.

Câu 53. Kiểu rừng phát triển ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti là:

A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Rừng ôn đới.

Câu 54. Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

A. Săn thú, bắt cá. B. Khai thác khoáng sản. C. Chăn nuôi. D. Trồng trọt.

Câu 55. Cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Câu 56. Miền núi Cooc- đi-e có độ cao trung bình là:

A. 4000m. B. 5000m. C. 3000m - 5000m. D. 3000m - 4000m.

Câu 57. Cây lương thực chính được trồng phổ biến ở Bắc Mỹ là:

A. Lúa  gạo.                B. Ngô.              C. Lúa mì.                  D. Đậu tương.

Câu 58. Miền núi già A-pa-lat có nhiều tài nguyên khoáng sản gì?

A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Than, Sắt. C. Đồng, Vàng. D. Uranium, Niken.

Câu 59. Thảo nguyên Pam – pa ở lục địa Nam Mỹ là môi trường đặc trưng cho khí hậu:

A. Cận nhiệt đới hải dương.                            B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới hải dương.                                       D. Cận xích đạo.

Câu 60. Thành phần dân cư chủ yếu của Châu Mỹ là :

A. Nê – grô - ít.       B. Môn – gô – lô - ít.          C. Ơ – rô – pê – ô - it.        D. Người lai