K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5

1.Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

2.Quản lý các hoạt đông khai thác, sử dụng nước

3.(hơi dài)

 

Về phòng, chống tác hại do nước gây ra 

Luật Tài nguyên nước quy định phòng chống, khắc phụ hậu quả tác hại do nước gây ra, gồm: phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo; phòng, chống xâm nhập mặn; phòng, chống sụt, lún đất; phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông, cụ thể các quy định nêu trên là vận hành hồ chứa theo quy trình; ban hành danh mục hồ ao không được san lấp; khoanh vùng cầm, hạn chế khai thác nước dưới đất, phòng chống sạt lở bờ sông và đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng chống tác hại do nước gây ra, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; gắn chế độ vận hành của công trình với các yêu cầu về phòng, chống lũ và điều tiết nước dưới hạ du các hồ để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường của các địa phương trên các lưu vực sông lớn, quan trọng của nước ta, cụ thể là:

Về mùa lũ, trong 11 quy trình vận hành liên hồ chứa, chỉ có quy trình vận hành trên lưu vực sông Hồng là có nhiệm vụ cắt, chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 300 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1m và thủ đô Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m. Đối với 10 lưu vực sông còn lại, quy trình liên hồ trước đây chỉ yêu cầu các hồ tham gia giảm lũ cho hạ du do các hồ có dung tích nhỏ, hiện đã bổ sung yêu cầu các hồ phải dành 1 dung tích cố định để tham gia cắt, giảm lũ cho hạ du (trừ LVS Hồng) mặc dù trong nhiệm vụ thiết kế không quy định. Tổng dung tích giảm lũ 10 lưu vực là 3,9 tỷ m3 , chiếm 22,2% tổng dung tích hữu ích và có thể tối đa đạt 5 tỷ m3 , chiếm 28%. Với việc dành dung tích phòng lũ và vận hành hợp lý, trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua xảy ra ở các tỉnh ở Miền Trung, nhiều hồ chứa trên các lưu vực sông như sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn đã cắt trọn cơn lũ hoặc đã giảm được lưu lượng đỉnh lũ (cắt giảm đỉnh lũ từ 30-98%), cắt giảm tổng lượng lũ từ 30-50% tổng lượng lũ.

Về mùa cạn, tất cả các quy trình vận hành liên hồ chứa đều tính toán và quy định các hồ phải đảm bảo vận hành, điều tiết cho hạ du trong toàn bộ mùa cạn (từ 7 - 9 tháng). Toàn bộ các diện tích, nhu cầu sử dụng nước ở hạ du nằm trong vùng điều tiết của các hồ trong quy trình vận hành liên hồ đều được tính toán và đảm bảo trong điều kiện hạn hán. Điều này đã được kiểm chứng qua các đợt hạn hán 2016, 2019, là những năm đặc biệt hạn hán xảy ra ở hầu hết các lưu vực, nhiều hồ thường xuyên thiếu nước phát điện nhưng trong mùa cạn các hồ đã vận hành, điều tiết, bổ sung một lượng nước tương đối lớn cho hạ du, cụ thể: tổng lượng nước mà các hồ chứa xả xuống hạ du 11 lưu vực sông trong mùa cạn khoảng 53 tỷ m3 , riêng khu vực Miền Trung và Tây nguyên các hồ đã xả xuống hạ du khoảng 15,4 tỷ m3 .

Các Quy trình vận hành liên hồ chứa đã quy định rất cụ thể việc trong mùa lũ các hồ chứa lớn phải dành một dung tích cố định để tham gia cắt, giảm lũ cho hạ du, mặc dù nhiều hồ khi thiết kế, xây dựng không có nhiệm vụ này. Tổng dung tích phòng lũ, cắt giảm lũ cho hạ du theo quy định của các Quy trình khoảng 14,6 tỷ m3 , bằng khoảng 27% tổng dung tích hữu ích của các hồ (có lưu vực tỷ lệ này 45%, 68%). Trong mùa lũ những năm qua vừa qua, đặc biệt là trong các trận lũ lớn xảy ra năm 2016-2017, các hồ chứa đã vận hành điều tiết, giảm lũ đáng kể cho hạ du, thậm chí có một số hồ tích được toàn bộ trận lũ đến hồ chứa, giảm khả năng gia tăng mực nước hạ du do mưa lũ gây ra.

Về danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san, lấp: công tác này triển khai còn chậm, đến nay mới có 20 tỉnh phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp trong phạm vi địa phương.

Diễn biến sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng trong cả mùa khô và mùa mưa, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại các khu vực ven sông, ven biển, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long, dải ven biển một số tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau,...) là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế xã hội đang có tốc độ phát triển nhanh. Tổng hợp báo cáo của các địa phương đến tháng 12 năm 2019, cả nước hiện có 2.476 điểm bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài 3.199 km (bờ sông 2.294 điểm/2.762 km, bờ biển là 182 điểm/437 km). Theo tiêu chí về phân loại sạt lở bờ sông, bờ biển quy định tại Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong số các điểm sạt lở nêu trên, có 368 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, với tổng chiều dài 588,4 km cần phải được xử lý để bảo vệ an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân (bờ sông 239 điểm/324,6 km; bờ biển 129 điểm/263,8 km.

Chép mạng đấy ạ-)

3 tháng 5

Bạn tk:

Việt Nam có nhiều phương thức khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là ở các vùng địa lí khác nhau. Dưới đây là một số phương thức phổ biến:

1. **Quản lý hồ chứa nước:** Việt Nam có nhiều hồ chứa nước lớn như Hồ Tây, Hồ Ba Bể, Hồ Sông Đà... Quản lý và bảo tồn các hồ chứa này là một phương thức quan trọng để đảm bảo nguồn nước sạch và đủ cho cảnh quan sinh thái và cộng đồng.

2. **Kiểm soát ô nhiễm nước:** Việt Nam đang gặp phải vấn đề ô nhiễm nước từ nhiều nguồn khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Các biện pháp như xử lý nước thải, kiểm soát khí thải và quản lý chất thải là cần thiết để bảo vệ nguồn nước.

3. **Xử lý nước thải:** Việt Nam đang tập trung vào việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốt hơn, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Các phương pháp xử lý nước thải như lọc sinh học, xử lý hóa học và xử lý nhiệt đới cần được triển khai rộng rãi.

4. **Bảo vệ và phát triển vùng ngập lụt:** Việt Nam là một quốc gia có nhiều vùng đất ngập lụt, đặc biệt là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Việc bảo vệ và phát triển vùng đất này không chỉ giữ cho nguồn nước trong sạch mà còn giữ cho đa dạng sinh học và cung cấp nguồn sống cho cộng đồng.

5. **Tăng cường quản lý tài nguyên nước ngầm:** Việt Nam đang phải đối mặt với việc sử dụng quá mức tài nguyên nước ngầm, gây ra sự suy giảm mức nước dẫn đến nguy cơ hạn hán. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài nguyên này là cần thiết.

6. **Phát triển công nghệ tiết kiệm nước:** Việt Nam đang tìm kiếm các phương pháp công nghệ mới để tiết kiệm nước trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, bao gồm việc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, công nghệ xử lý nước tái sử dụng và phát triển các thiết bị tiết kiệm nước.

7. **Tăng cường giáo dục và nhận thức cộng đồng:** Việt Nam đang thúc đẩy việc giáo dục cộng đồng về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước thông qua các chiến dịch thông tin, chương trình giáo dục và hoạt động tình nguyện. Việc nâng cao nhận thức này giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước.

#hoctot

4 tháng 2 2023

Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam:

- Khai thác: Việt Nam khai thác nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa.

- Sử dụng: 

+ Nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

+ Để dự trữ nguồn nước vào mùa khô, Việt Nam xây dựng các hồ chứa nước để kịp thời cung cấp nước vào, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước:

+ Tăng hiệu quả sử dụng nước, bảo đảm sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ,..

+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, tránh thải trực tiếp ra sông, hồ,…

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

4 tháng 2 2023

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Ô-xtrây-li-a:

- Khai thác tài nguyên nước mặt và nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

 

- Do khí hậu khô hạn và khan hiếm nước, Ô-xtrây-li-a rất quan tâm đến việc khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.

- Để gia tăng nguồn cung cấp nước, Ô-xtrây-li-a đã xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.

- Áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong sản xuất và sinh hoạt.

2 tháng 5 2023

Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước : 

Quy định xử lí nước thải , ban hành bộ luật nước sạch ,... Tài nguyên nước được khai thác tổng hợp nhằm tăng hiểu quả sử dụng và mang tính bền vững trong khai thác 

 

tiết kiệm : 

khóa vòi nước khi không sử dụng 

không mở vòi nước khi không sử dụng 

thường xuyên kiểm tra vòi nước xem có bị rò rỉ hay không nếu có phải sửa ngay 

hạn chế xả nước khi chờ nước nóng

nhắc nhở những người không có ý thức trong việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

bảo vệ  : 

nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ tài nguyên nước 

đề ra các biện pháp đúng đắn và sáng tạo để cải thiện về việc bảo vệ tài nguyên nước 

không xả rác xuống ao , hồ , sông ,biển ,

 ...

Tham khảo :

- Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thủy, phát triển thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghệp,...

- Việc khai thác quá mức cùng lượng chất thải rất lớn trong sản xuất và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước => Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, chú trọng tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.

- Việc cần làm :

+ Nâng cao ý thức cộng đồng.

+ Tiết kiệm nguồn nước sạch.

+ Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt.

+ Hạn chế sử dụng túi nilon.

+ Tận dụng sản phẩm có thể tái chế.

20 tháng 4 2023

Ở Ôx-trây-li-a, con người đã khai thác và sử dụng thiên nhiên trong một số phương thức như sau:

Khai thác khoáng sản: Ôx-trây-li-a là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu các loại khoáng sản như than đá, quặng sắt, bauxite, kim cương, urani và khí đốt. Tuy nhiên, việc khai thác này cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, nước và đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và động vật.

Sử dụng đất và nước: Người dân Ôx-trây-li-a sử dụng đất và nước để trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức đất và nước cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường như sạt lở đất, xói mòn đất, và ô nhiễm nước.

Bảo vệ thiên nhiên: Chính phủ Ôx-trây-li-a đã có nhiều chính sách và hành động để bảo vệ thiên nhiên như thành lập các khu bảo tồn, quản lý rừng và đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng thiên nhiên ở Ôx-trây-li-a cũng gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường và người dân địa phương. Việc khai thác khoáng sản và sử dụng đất, nước quá mức đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tương tự, ở Việt Nam, việc khai thác khoáng sản cũng gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường và người dân địa phương. Việc khai thác quá mức và không bảo vệ môi trường đã gây ra nhiều vấn đề như sạt lở đất, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó, cần có các ch

 

21 tháng 2 2019

- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

- Hiện nay, một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng lãng phí.

-Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu,... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

25 tháng 2 2023

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ các vùng biển

- Hạn chế các hoạt động khai thác tài nguyên biển bừa bãi. Nghiêm cấm các hoạt động nạo vét, phá hoại tài nguyên biển

- Cải thiện nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn các nguy cơ làm hại đến các sinh vật và tài nguyên trong môi trường biển

4 tháng 2 2023

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a:

- Chăn nuôi gia súc (bò, cừu) trên các đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn.

 

- Vùng duyên hải phía bắc và phía đông phát triển rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Một phần nhỏ diện tích lãnh thổ có đất tốt, khí hậu thuận lợi được sử dụng để trồng cây lương thực (lúa mì), cây công nghiệp (mía) và cây ăn quả (nho, cam) với sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi.

- Ô-xtrây-li-a đang áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa do chăn thả gia súc quá mức trước đây, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu.

4 tháng 2 2023

* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam:

- Trồng mới rừng.

- Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

- Phục hồi rừng theo hướng nông - lâm kết hợp.

- Khai thác dần và khai thác chọn: phục hồi lại rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh tự nhiên của rừng tự phục hồi.

- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.

- Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non cây gỗ tốt và cây có sức sống mạnh.

* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

- Tiến hành công tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả nước.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện mỏ mới.

- Quy hoạch một cách cụ thể từng loại khoáng sản.

- Tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khẩu thô, loại bỏ được nạn “quặng tặc”…

- Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.

- Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường...

21 tháng 2 2022

TK :
 - Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.

- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo

21 tháng 2 2022

Chứng minh:

- Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại ( khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng, gần 60 loại khoáng sản khác nhau ) nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ

- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: sắt, than, thiếc, crom, dầu mỏ, bô xit, đá vôi,..

Xem thêm một số khoáng sản ở bảng 26.1 SGK/99

Cần phải khai thác và bảo vệ như thế nào?

- Chúng ta phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả

- Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Khoáng Sản VN

< Cái này mình viết từ trong vở ra nhé!! >