Câu 11. V thường xuyên đi học muộn, dành nhiều thời gian cho chơi điện tử nên kết quả học tập rất kém. Nếu là bạn của V em sẽ làm gì?
A. Khuyên V nên lập thời gian biểu và chăm chỉ, nghiêm túc thực hiện.
B. Mách bố mẹ, thầy cô để bạn bị phạt nặng.
C. Nói xấu V với những bạn cùng lớp.
D. Xa lánh, kì thị V vì bạn học kém.
Câu 12. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây về chăm sóc, rèn luyện thân thể, sống có kế hoạch?
A. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể sẽ khoẻ mạnh.
B. Muốn có sức khoẻ tốt cần suốt ngày ở nhà để tránh bụi bẩn do môi trường bị ô nhiễm.
C. Thường xuyên luyện tập thế dục - thể thao và kết hợp ăn uống điều độ thì mới có sức khoé tốt.
D. Môn thể thao nào cũng phải tham gia thì mới có sức khoẻ tốt.
Câu 13. Hành vi nào sau đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch?
A. Vi thường quay cóp bài trong thi cử.
B. Ngày nào An cũng dậy sớm để học từ vựng.
C. Tuấn thường xuyên để mẹ nhắc việc dọn dẹp nhà cửa.
D. Lan chỉ chép bài khi bị cô giáo nhắc.
Câu 14. Theo em, nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng?
A. Do tài năng thiên bẩm.
B. Do Bác chăm chỉ, sống và làm việc có kế hoạch.
C. Do Bác tiết kiệm.
D. Do được thầy giáo chỉ dạy.
Câu 15. Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?
A. Tiết kiệm tiền của.
B. Bảo vệ của công.
C. Hăng hái phát biểu, xây dựng bài.
D. Lập kế hoạch và quyết tâm, kiên trì thực hiện.
Câu 16. Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là:
A. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
B. Luật bảo vệ môi trường.
C. Luật báo chí.
D. Luật di sản văn hóa.
Câu 17. Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là ai?
A. Cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
B. Ông bà.
C. Người giúp việc.
D. Nhà nước.
Câu 18. Biểu hiện của quyền được bảo vệ là:
A. Trẻ em có hoàn cảnh giàu có được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.
B. Trẻ em khuyết tật không được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.
C. Trẻ em nghèo không được đến trường.
D. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.
Câu 19. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em?
A. Quyền được sống chung với ba mẹ.
B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được chăm sóc.
D. Quyền được giáo dục.
Câu 20. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội là:
A. Đánh chửi người già yếu.
B. Lăng mạ những người tàn tật.
C. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
D. Chơi đùa trên bãi cõ mặc cho có biển cấm dẫm lên cỏ.
a) Nhận xét về T và bố mẹ của T:
- T là học sinh lớp 6A, chăm ngoan và học giỏi. Bạn hoàn thành tất cả các bài tập của thầy cô và còn tự tìm tòi học thêm.
- T rất chú trọng vào việc học tập, đến mức rất ít tham gia hoạt động tập thể và hạn chế giao tiếp với bạn bè.
- Bố mẹ T rất tự hào về con và ủng hộ mọi việc làm của T.
b) Bài học rút ra từ tình huống trên:
- Cần cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa/giao tiếp. Việc chỉ tập trung vào học tập quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Bố mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu với bạn bè. Điều này giúp con phát triển kỹ năng xã hội, cảm xúc và tính cách.
- Sự ủng hộ, khích lệ của bố mẹ rất quan trọng, nhưng cũng cần cân bằng với việc cho trẻ tự do phát triển theo sở thích và năng lực của mình.
triều ơi!
bạn làm thiếu vì nếu T không tham gia các hoạt động tập thể thì sẽ không tốt.Vì đây là một yếu tố rất quan trọng giúp hình thành nhân cách và tinh thần vì cộng đồng của học sinh.
Còn về bố mẹ T thì không những không khuyến khích T tham gia hoạt động tập thể mà còn ủng hộ việc làm của T.Thì theo mình là chưa đúng.