kể về một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết lớp 4
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
Một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết đến từ lớp 4 là câu chuyện của bạn Huy, một học sinh rất nghị lực và kiên trì.
Huy đến từ một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Cha mẹ bạn là những người lao động nông thôn nặng lưng, thu nhập hàng tháng chỉ đủ đầy để nuôi sống gia đình. Mặc dù vậy, Huy luôn khao khát được học hành và thay đổi cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, cuộc sống khó khăn đã đặt ra nhiều thách thức cho Huy trong việc tiếp cận giáo dục. Nhà cửa gian nan, không gian học tập không đủ, và nguồn tài chính hạn hẹp khiến cho việc mua sách vở, đồ dùng học tập trở nên khó khăn. Nhưng Huy không từ bỏ. bạn dành từng khoảnh khắc để tận dụng tối đa tài nguyên có sẵn, từ việc tự tìm kiếm sách vở cũ, sử dụng sách giáo khoa cũ của các anh chị em trước đó, đến việc tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, từ nhà trường đến cộng đồng xung quanh.
Với lòng quyết tâm và nghị lực phi thường, Huy đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công trong học tập. Mỗi điểm số tăng lên là một niềm vui và động lực mới cho anh, và Huy không ngừng cố gắng, không ngừng nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống.
Trong chúng ta, hẳn ai cũng đã từng một lần được nghe về câu chuyện vượt khó học giỏi của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Thầy là một người có hoàn cảnh bất hạnh khi hai tay của thầy đều bị liệt, không thể cử động nhưng thầy lại có một tinh thần hiếu học mạnh mẽ. Chính nghị lực hơn người và sự nỗ lực không ngừng đã đưa thầy Nguyễn Ngọc Kí chạm đến đích của thành công.
Câu chuyện về cậu bé ham học Nguyễn Ngọc Kí: Nguyễn Ngọc Kí là một cậu bé tật nguyền liệt cả hai tay, vì vậy nên cậu không thể đi học như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Kí lại có một tinh thần ham học mạnh mẽ, một ngày cậu đến lớp học để nghe cô giáo giảng bài.
Cô giáo thấy có một cậu bé thập thò ngoài cửa thì đã ra và hỏi chuyện, Nguyễn Ngọc Kí đã nói với cô giáo về nguyện vọng của mình, cô giáo rất cảm động vì tinh thần hiếu học của cậu bé, nhưng khi cô chạm vào hai cánh tay của Kí thì thấy hai tay buông thong. Dù rất buồn nhưng cô đành phải nói lời xin lỗi với cậu bé, vì với đôi tay như vậy thì cậu bé không thể cầm bút mà học tập như những bạn bè cùng trang lứa.
Nguyễn Ngọc Kí đã rất buồn nhưng thay vì chán nản thì cậu bé đã ngày ngày rèn luyện viết chữ bằng chính đôi chân của mình. Vì nhà nghèo không có giấy bút nên Nguyễn Ngọc Kí thường kẹp những viên gạch nhỏ và vẽ những nét ngoằn ngoèo lên nền nhà.
Trong một lần đến thăm Kí, cô giáo đã bắt gặp cảnh Kí đang tập viết nên vô cùng xúc động, cô giáo đã mua tặng Kí chiếc bút và cuốn vở. Có được cuốn vở mới, Kí hăng say tập viết, ban đầu chỉ là những nét nguệch ngoạc không rõ hình thù nhưng vì chăm chỉ tập luyện mà Nguyễn Ngọc Kí không những viết được chữ mà còn viết vô cùng đẹp.
Tấm gương hiếu học Nguyễn Ngọc Ký là một viên minh châu đầy sự kiên cường và sức bền bỉ. Qua đây, mỗi người cần tự nhìn lại bản thân mình, tự tìm ra mục tiêu để nỗ lực học tập thật tốt. Tấm gương anh Ký là bài học quý giá cho tinh thần vượt khó học tập, là lời khẳng định rằng " con người ta có thể bị tàn nhưng tuyệt đối đừng trở thành phế nhân". Ai cũng có thể trở thành một bông hoa ngát hương hoặc một cành cây khô héo, tất cả tùy thuộc vào cách nhìn và sự cố gắng của chính mỗi người.