K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2024

Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.

Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa - một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình - nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.

Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.

Nhân vật Bọ Dừa - nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.

25 tháng 3 2024

Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Tác giả đã khắc họa các nhân vật trong truyện hiện lên đầy chân thực, sinh động. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, chúng ta thấy được kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò thật ngây thơ, trong sáng. Những cậu học trò thật nghịch ngợm với những trò chơi đã rất quen thuộc như bắn bi, chọi dế…

Đặc biệt là tình huống xảy ra với nhân vật Lợi. Vì ghen tị với Lợi có một chú dế lửa “bất khả chiến bại” - ai đổi gì cậu cũng không đồng ý nên tụi bạn đã bày trò trêu cậu. Nhưng sau trò nghịch ngợm đó, hậu quả dẫn đến hộp dế của Lợi bị thầy Phu tịch thu, rồi bị chiếc cặp của thầy giáo đã vô tình đè lên chiếc hộp. Các cậu bé lại cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhìn thấy hình ảnh Lợi mắt đỏ hoe, nước mắt, nước mũi chảy thành dòng. Một đám tang được diễn ra ngay sau đó, với sự có mặt đầy đủ của các bạn, đặc biệt nhất là sự xuất hiện của thầy Phu. Có thể thấy rằng, những trò nghịch ngợm và những suy nghĩ trẻ thơ của các nhân vật trong truyện đã gợi nhắc người đọc nhớ về một tuổi thơ của bản thân. Chắc hẳn, ai cũng đã có một thời hồn nhiên và ngây thơ giống như cậu bé Lợi, Bảo hay nhân vật tôi. Đồng thời, nhân vật thầy Phu cùng với hành động đẹp khiến chúng ta nhận ra được bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Trước món đồ chơi của học trò thầy Phu vẫn tỏ ra trân trọng, và có lỗi. Lời xin lỗi của thầy Phu cho thấy tấm lòng đẹp đẽ. Nhân vật người thầy chính là tấm gương sáng ngời về nhân cách cao đẹp để học trò noi theo và học tập.

Với giọng điệu dí dỏm và cách xây dựng nhân vật độc đáo, tác phẩm đã giúp người đọc dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi nhân vật và từ đó tự rút ra những bài học quý giá cho chính mình.

14 tháng 4 2023

giúp mình với ạ,mình sắp thi tốt nghiệp r

14 tháng 4 2023

     Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Các nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhưng ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu” . Chính cảm xúc ấy , cái tinh tế , cái dịu dàng trong tâm hồn của nhà thơ trung thành đó đã được bộc lộ từ những khoảnh khắc sâu thẳm nhất trong tâm hồn của ôn qua khổ thơ cuối của bài thưo Sang Thu:                                                         

                                                "Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                                 Đã vơi dần cơn mưa

                                                 Sấm cũng bớt bất ngờ

                                                 Trên hàng cây đứng tuổi."

Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ cuối cùng thể hiện rõ hơn nữa sự tinh tế của tác giả trong việc khám phá những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu:

                                                         "Vẫn còn bao nhiêu nắng
                                                           Đã vơi dần cơn mưa"

Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong , dịu nhẹ mà cũng rất ấm áp . Nó ẩn sâu trong suy nghĩ của những độc giả một nguồn suy tư tưởng như là hưũ hạn nhưng nó lại trải dài cả cuộc đời , tuổi thơ mang đến những trải nghiệm và nó đồng thời cũng tạo ra những phép màu kì niệm , điểm son cho mỗi tâm hồn con người . Điều đó đã tạo lên một Hữu Thỉnh chữ tình sâu sắc .

Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn. Hai câu thơ cuối thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, con người của tác giả:

                                                        "Sấm cũng bớt bất ngờ
                                                         Bên hàng cây đứng tuổi"

Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trước hết về ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên, thường là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu tiếng sấm cũng trở nên nhỏ hơn, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa thay lá nữa.

Bên cạnh đó tiếng sấm còn để chỉ những biến động bất thường của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà mỗi chúng ta phải trải qua. Tương ứng với nghĩa biểu tượng của “sấm” , “hàng cây đứng tuổi” là biểu trưng cho những con người trưởng thành, đã trải qua biết bao sóng gió, giông tố trong cuộc đời. Bởi vậy, dù có thêm những bất thường, biến động cũng không dễ dàng khiến họ lung lay, gục ngã; họ trở nên bình tĩnh, ung dung hơn trước những biến cố, thăng trầm của cuộc sống.

      Sang Thu - Tập thơ quê hương , một tập thơ mà mỗi chũng ta những con người xứ Kinh Bắc sinh ra và lớn lên - tạo dựng và phát triển những giá trị tinh thần , tuổi thơ chính là mọt trong số đó . Mỗi chúng ta đang ở đây nghe và cảm nhận những dòng cảm xúc , chắc cũng đã từng nhắc đến tuổi thơ - tình yêu tuổi trẻ .

      Bằng giác quan nhạy bén, Hữu Thỉnh đã xuất sắc ghi lại khoảnh khắc giao mùa của đất trời từ hạ sang thu. Tái hiện bức tranh đẹp đẽ nhiều hương sắc, nhiều phong vị rất đặc trưng của đất Bắc. Cùng với đó là thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà cũng vô cùng sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

23 tháng 4 2023

Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.

- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.

- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.

- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.

 

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một...
Đọc tiếp

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

0
14 tháng 9 2023

* Yêu cầu

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

23 tháng 11 2023

ummmmmmmmmmmm

16 tháng 9 2023

Bài văn tham khảo: 

Mùa thu luôn là đề tài, là cảm hứng quen thuộc lâu đời của thơ ca.Trong kho tàng văn học dân tộc ta đã từng biết đến một mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến, thu ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, dào dạt và đượm buồn trong thơ Xuân Diệu.Và thật bất ngờ khi ta gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang thu”.

Bài thơ được sáng tác năm 1977 khi đất nước mới giành được độc lập 2 năm. Đây cũng là một trong những mùa thu và những người lính như Hữu Thỉnh lần đầu tiên được cảm nhận vẻ đẹp của nó  trong không khí hòa bình. Chủ đề tác phẩm: Bằng tâm hồn nhạy cảm, bằng tình yêu mùa thu, quê hương nhà thơ đã mở rộng lòng mình để đón nhận giây phút chuyển mình của cảnh vật, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Đồng thời bộc lộ những chiêm nghiệm, những suy ngẫm về con người, về cuộc đời  vốn đầy rẫy những khó khăn thử thách.

“Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Viết về mùa thu các tác giả thường dùng những chất liệu quen thuộc: Sắc vàng của hoa cúc, của lá vàng rơi hay tiếng lá xào xạc của lá ngô đồng, của rặng liễu… Cò riêng Hữu Thỉnh lại đón nhận mùa thu bằng những cảm nhận tinh tế, giản dị:

 “Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió se”

Thu của  Hữu Thỉnh được bắt đầu bằng một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” - thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” - mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Động từ  “Phả” giàu sức gợi cảm, là động từ mạnh diễn tả mùi hương thơm nồng nàn, lan tỏa. Hương ổi “phả” vào trong “gió se” đem đến cho người đọc một sự liên tưởng thú vị: khiến cho hương thơm ấy như sánh lại và đậm đặc hơn. Làn gió heo may đã đưa hương ổi lan tỏa khắp các đường ngõ, thôn xóm. Để rồi ta nhận ra trong gió có mùi thơm hương ổi nồng nàn một tín hiệu rõ nhất báo mùa thơ về. “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ.  Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu (cũng như chim én là sứ giả của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết. Kể từ đây tín hiệu chuyển mùa khi thu về không chỉ là sắc lá vàng bay, là hoa cúc vàng nở rộ, là rặng liễu đìu hiu…  mà vị sứ giả đầu tiên mang đến mùa thu cho mỗi chúng ta là “hương ổi” một thứ hương quê mộc mạc, dân dã vốn đã rất thân thuộc với mọi người. Ở đây Hữu Thỉnh đã có một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ so với thơ văn cổ viết về mùa thu, nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về.

Tín hiệu sang thu không chỉ bằng hương ổi, gió se mà còn được gợi ra bằng hình ảnh “sương thu”. Với Hữu Thỉnh sương thu không chỉ đẹp, nhẹ nhàng, mong manh hư ảo mà còn rất con người nó đang ngập ngừng lưu luyến trước bước đi của thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

 Hình như thu đã về”

Nhà thơ đã nhân hóa làn sương qua từ láy “chùng chình”. Phép tu từ ấy đã thổi hồn vào những sự vật vô tri, vô giác để làn sương mỏng manh ấy như có tâm hồn, có cảm nhận riêng như ai đó đang nửa muốn đi, nửa muốn ở, ngập ngừng vương vấn khi bước chân qua ngưỡng cửa mùa thu. Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Du thì mùa thu như khói biếc: “Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”.  Còn nhà thơ Tàn Đà thì sương thu nhẹ nhàng như hơi thở của làn khói: “ Khói thu xây thành”. Ở đây sương thu của Hữu Thỉnh, không phải là làn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra những làn sương mỏng manh, mềm mại, giăng mắc  màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên. “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực của làng quê, nhưng cũng có thể là con ngõ nối giữa hay mùa hạ và thu chăng? Tâm trạng sang thu hay tâm trạng con người đang lưu luyến đợi chờ , tiếc nuối một điều gì đó trước ngưỡng cửa thời gian. Như vậy tín hiệu chuyển mùa được tác giả cảm nhận bằng tất cả các giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se)  rồi đến thị giác (làn sương), tuy vậy trước những tín hiệu ban đầu ban đầu của khoảnh khắc giao mùa, cảm xúc của nhà thơ còn mơ hồ chưa rõ ràng. Cảm xúc ấy còn được thể hiện qua từ “bỗng” diễn tả tâm trạng bất ngờ như chưa kịp chuẩn bị. Và từ: “Hình như thu đã về”.  Câu thơ như lời tự hỏi lòng mình là một câu hỏi tu từ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng . Từ “Hình như”  là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, một tâm trạng mơ hồ, phân vân, không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu thơ gợi một chút mơ hồ về thời gian rõ nét đồng thời Hữu Thỉnh đã rất tinh tế thể hiện được những cảm nhận về cảm xúc giao mùa của đất trời, của lòng người một cách ngất ngây và say đắm. Phải là một con người có tâm hồn yêu thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được những tín hiệu ban đầu của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Nếu khổ thơ thứ nhất là những cảm nhận về mùa thu còn mơ hồ, chưa rõ nét thì đến khổ thơ thứ hai bức tranh mùa thu đã được hiện hữu rõ ràng, đậm nét qua dấu ấn đổi thay của cảnh vật.Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

Dấu ấn bức tranh mùa thu được tác giả cảm nhận qua 3 nét vẽ cụ thể: với những hình ảnh:“dòng sông”, “cánh chim”, “đám mây ”. Hình ảnh dòng sông được tác giả miêu tả qua từ láy “dềnh dàng” cùng biện pháp nhân hóa giúp người đọc hình dung trạng thái của dòng sông mùa thu khác hẳn với mùa hạ. Nếu mùa hạ song cuồn cuộn trở nặng phù sa, dữ dội bao nhiêu thì đến mùa thu dòng sông ấy lại trở lên hiền hòa. Nó trôi một cách lững lờ, ung dung, thong thả như đang dạo chơi. Hình ảnh dòng sông gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh mùa thu đã đi qua mùa giông bão. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời. Đối lập với hình ảnh hiền hòa, chậm chạp, khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động. Chim là động vật vô cùng nhạy cảm, chúng nhận ra trong gió heo may cái se lạnh của mùa thu đang về và mùa đông đang tới. Vậy nên chúng gấp gáp làm tổ, hối hả tha mồi, tất bật chuẩn bị cho những ngày tháng trú đông an toàn nhất hay sự vội vã của một hành trình về phương Nam trú rét. Nhưng cái tinh tế của hồn thơ Hữu Thỉnh lại ở từ “ bắt đầu”. Không phải là những cánh chim đang vội vã mà mới chỉ là bắt đầu. Nhận ra quy luật này chắc hẳn Hữu Thỉnh phải là người rất yêu cuộc sống nên mới có tâm hồn nhạy cảm, mới có thể nghe được, thấy được cái vỗ cánh bắt đầu của những cánh chim, cái cựa mình rất nhẹ của thời gian. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết:

“  Không gian như có dây tơ

Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tan”

Ấn tượng nhất trong bức tranh mùa thu chính là hình ảnh:

                     “Có đám mây mùa hạ

                     Vắt nửa mình sang thu”

Đây là một hình ảnh thơ sáng tạo, một liên tưởng độc đáo, chỉ bằng mười con chữ gói gọn trong hai câu thơ mà người đọc có thể hình dung ra một bầu trời trong veo, những đám mây trắng lững lờ trôi, nắng mùa hạ vẫn còn vương lưng trời, hắt ánh vàng lên đám mây mỏng nhẹ. Thiên nhiên hai mùa như đang trộn lẫn, đang giao hòa trong áng mây bay. Động từ “vắt” thể hiện thật tài tình tạo ra nhiều liên tưởng giúp người đọc có thể hình dung những đám mây nhẹ trôi bồng bềnh uốn lượn như dải lụa mà ai đó tung lên trời. Cũng có thể gợi cho ta nghĩ đến cây cầu dải yếm hay cầu Ô Thước trong truyện “ Ngưu Lang, Chức Nữ” bắc trên dải ngân hà… Biết bao liên tưởng thú vị được gợi ra từ hình ảnh đám mây đã trở thành nhịp cầu nối liền hai dải thời gian, nối liền hai bờ không gian và thời gian giữa hạ và thu. Bước qua dải cầu mây mềm mại ấy tức là ta đã bước qua mùa hạ sôi động để sang với mùa thu dịu dàng, quyến rũ. Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói về đám mây trên bầu trời thu:

 “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”

                                            (Nguyễn Khuyến - “Thu điếu”)

Hay:  “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”

                                                      (Huy Cận - “Tràng giang”)

Cài tài của Hữu Thỉnh là ông đã lấy cái thời gian siêu hình của sự vật để miêu tả thời gian định tính của vũ trụ. Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa, thổi hồn vào sự vật làm cho bức tranh thu trở nên hữu tình và thi vị.

Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khá rõ ràng trong không gian  và thời gian, sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Bức tranh phong cảnh lúc giao mùa được tác giả gợi tả bằng những hình ảnh quen thuộc. Bằng giác quan nhạy cảm, tinh tế  Hữu Thỉnh đã nghe thấy, nhận thấy và đong đếm được những nắng, những mưa, những âm vang của cuộc sống. Hàng loạt những phó từ chỉ mức độ giảm dần như vẫn còn “vơi dần, bớt” để nói về trạng thái đặc điểm của thiên nhiên nắng, mưa, sấm khi sang thu. Với một hồn thơ bay bổng, một trái tim nhạy cảm, một giác quan tinh tế Hữu Thỉnh đã cảm nhận trên bầu trời thu nắng hạ vẫn còn  nhưng không còn gay gắt, chói chang, đổ lửa như nắng mùa hạ. Mưa mùa hạ vẫn còn nhưng sang thu mật độ thưa hơn, nhẹ hơn, nó không dữ dội như những cơn mưa mùa hạ nữa. Chớm thu sấm mùa hạ còn theo bước chân mùa hạ đi vào mùa thu nhưng âm vang giảm hẳn. Sang thu con người, vạn vật dường như đã quen dần với tiếng sấm mùa hạ nên không còn bất ngờ và kinh hãi nữa.

Hai câu thơ cuối bài lắng xuống với nhiều triết lí sâu xa:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Hai câu thơ vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa tượng trưng: Tả thực, Sấm là hiện tượng bất thường của tự nhiên. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây cổ thụ sống lâu năm, hàng cây ấy đã trải qua nhiều tác động của tự nhiên trở nên vững vàng, mạnh mẽ hơn. Đồng thời câu thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa: Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa sâu xa: “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải. Họ trở lên vững vàng hơn trước những tác động  bất thường của ngoại cảnh. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng, bình tâm, chín chắn…trước những chấn động của cuộc đời. Vậy là “Sang thu” đâu chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người. Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Chính vì vậy những vần thơ của ông có sức lay động lòng người mãnh liệt hơn.

Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, các hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ để từ đó gửi gắm những suy nghĩ rất sâu sắc về con người và cuộc đời. Đọc “Sang thu”, ta nhận ra ở Hữu Thỉnh là tình yêu tha thiết với thiên nhiên, là một tâm hồn tinh tế và vô cùng nhạy cảm. Điều đó thật đáng để ta trân trọng.

            Đã rất nhiều năm trôi qua nhưng đến nay bài thơ “ sang thu” vẫn còn nguyên giá trị. Những khổ thơ trên đã góp phần làm nên thành công ấy cho bài thơ. Bài thơ mang một chút buồn, dịu dàng và lặng lẽ, thiên nhiên và con người cùng một nhịp sang thu. Cảnh thu và tình thu đang lồng vào nhau, thắm thiết và lưu luyến bồi hồi, vừa trang nghiêm, vừa chững chạc. Một mùa thu thật đẹp, lặng lẽ và dịu dàng, gửi gắm vào đó là tình cảm của con người với quê hương, đất nước. Với những giá trị ấy Hữu Thỉnh cùng với “sang thu” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.

Bài thơ em thích đó là "Thời nắng xanh". Sau đây là bài viết của em:

Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Từ bao đời nay, thi ca luôn hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình đặt chân đến xứ xở của cái đẹp. Song thơ cũng không chỉ là cái đẹp nó còn là “người thư kí trung thành của những trái tim” (Duy bra lay). Ngoài việc là tấm gương phản ánh cuộc sống, thi ca là dòng chảy của tình cảm- nơi thi nhân trải những cảm xúc lên trang giấy trắng chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Quả là như vậy, chỉ khi đến với “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương tôi mới thấm thía sâu sắc thứ tình cảm kì diệu trong thơ qua những hình tượng tưởng gần gũi nhưng được làm mới theo cách riêng dưới góc nhìn của người nghệ sĩ :

                                   Nắng trong mắt những ngày thơ bé

 

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

    Dù vài câu thơ nhưng thành công neo vào lòng người đọc hình ảnh người bà tần tảo yêu thương con cháu. Giọng thơ tâm tình tha thiết ăm ắp tình cảm chân thành của người cháu dành cho người bà kính yêu.

    Bài thơ gây ấn tượng với người đọc từ nhan đề của bài thơ “Nắng thời xanh”. Nắng trong thi ca không còn là hình ảnh mới, từng xuất hiện trong rất nhiều thi phẩm như “ Đây thôn Vĩ Dạ”  ( Hàn Mặc Tử )

                                   “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

  Hay nắng xanh cũng từng xuất hiện trong thơ Tố Hữu : 

                                  “Bác đã đi rồi sao Bác ơi !

                                   Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời “

   Nhưng trong thơ của Trương Nam Hương nắng lại gắn với một “thời xanh”. Phải chăng đó là quãng thời gian hạnh phúc vui vẻ nhất của tác giả trong suốt tuổi thơ của mình. Màu xanh gợi liên tưởng đến một sức sống thanh xuân khoẻ khoắn, bền lâu cùng với dòng chảy vô tình của thời gian. Dường như một phần đời nơi tâm hồn ấy mãi nằm lại với những hồi ức đẹp nhất rực rỡ như ánh nắng của thiên nhiên đất trời. Và thi sĩ cũng dùng hình ảnh nắng lật tứ vẽ nên bức chân dung người bà kính yêu mang vẻ đẹp giản dị truyền thống chân quê:

                                “Nắng trong mắt những ngày thơ bé

                                 Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

    Trong mắt của đứa trẻ “nắng” xanh mơn mởn như “lá trầu” . Nhà thơ còn khéo léo kết hợp nghệ thuật so sánh cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác hoàn toàn mới mẻ “ nắng” có màu xanh mơn mởn tinh khôi mới mẻ. Hình ảnh thơ đầy sáng tạo khiến câu thơ trở nên sinh động mang đậm dấu ấn sáng tạo riêng của thi sĩ. Hai câu thơ đầu như cánh cửa dẫn lối người đọc đến với người bà hiện lên bình dị trong lao động hàng ngày. Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền và giành để thưởng thức sớm chiều. Ngược trở lại dòng chảy văn chương hình ảnh những người bà ăn trầu đã không còn quá xa lạ. “Miếng trầu làm đầu câu chuyện” và nó cũng trở thành hình ảnh gợi nhắc  về người bà. Ăn trầu là tập tục ở miền quê đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  Lắng nghe trong đôi câu chữ là hình ảnh của người bà mang vẻ đẹp, thói quen sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Ôi! Chỉ là màu của trầu mà ngỡ cả ráng chiều đọng lại trên vành môi quặng thâm của bà. Nó đã trở thành mảnh kí ức ghim chặt trong nỗi nhớ của người cháu về bà của mình. Một hình ảnh quá đỗi giản dị gần gũi thân quen nhưng bước vào thơ Trương Nam Dương lại dội nên một nỗi nhớ sâu sắc về bóng hình gắn bó với một thời nắng xanh tươi đẹp. Những kỉ niệm về người bà như một cuốn sách tiếp tục đươc lật mở đến không gian mới :

                             “Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

                              Bóng bà đổ xuống đất đai

                           Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

                              Rủ rau má, rau sam

                             Vào bát canh ngọt mát”

    Bài thơ được triển khai theo kết cấu đan xen một câu tả hình ảnh “nắng” thiên nhiên và sau đó là những câu thơ xuất hiện hình ảnh người bà của nhân vật trữ tình. Người bà một lần nữa xuất hiện cùng hình ảnh “nắng” trong những luống khoai liếp vách không cài. Nắng hồn nhiên như trẻ con nhảy từ luống khoai nọ đến luống khoai kia. Cả khu vườn rắc đầy bụi vàng của nắng. Hình ảnh thôn quê thanh bình, yên ả hiện lên sống động trước mắt những người thưởng thức. “Xiên” là động từ mạnh chỉ ánh sáng đột ngột, xuyên thẳng xuống. Có lẽ đó là cái nắng nóng gay gắt của những ngày hạ chí nhưng người bà vẫn tiếp tục công việc cày xới : 

                            “Bóng bà đổ xuống đất đai”

    Hình ảnh thơ khơi nguồn liên tưởng về những người nông dân chân lấm tay bùn “bán lưng cho đất bán mặt cho trời” để làm nên những hạt lúa mang nặng tinh hoa đất trời, hạt cơm ta có trong mỗi bữa ăn. Người bà của nhà thơ mang dáng dấp của những người nông dân lao động cần cù, vất vả. Nhưng tất cả những gian truân ấy để đổi lấy niềm vui cho đứa cháu thơ “rủ châu chấu cào cào” và cả luống rau ăn ngày còn thiếu thốn đủ điều. Hạnh phúc ấy kết  vào bát canh yêu thương ngọt mát. Một thời thơ ấu bình yên bên người bà, dù còn nhiều khó khăn nhưng cháu vẫn có được tuổi thơ trọn vẹn nhất. Tựa như một bát canh ngọt mát có thể làm dịu cơn đói của người lâu ngày chưa ăn thì những kí ức đấy làm bóng mát cho tâm hồn nhân vật trữ tình để khi nhớ lại bật thành thơ dồn nén cảm xúc:

                             “Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.”

 

 Tất cả những kỉ niệm hồi cháu sống với bà đã hoá thân vào hình ảnh “bát canh” ngọt lành bà cho. Bát canh đầy ăm áp những hạnh phúc giản dị bình yên ấy chan lên “thời nắng xanh” của mình trở thành tuổi thơ không bao giờ quên. Chỉ với một câu thơ mà bao nhiêu phù sa tình cảm lắng đọng xuống đáy sâu trong lòng người đọc về tình cảm của người cháu. Dù trong bài thơ không có một chữ “yêu” nhưng cứ đọc câu thơ hiện lên như cả một bầu trời thương nhớ đến người bà của nhà thơ. Chính tuổi thơ ngọt ngào bên người bà đã nâng đỡ thi sĩ bước trên ngả đường của giấc mơ và khát vọng.

      Đôi ba câu thơ nhẹ nhàng nhưng neo đậu vào tâm hồn người đọc rung động đưa ta trở lại với miền đất mang tên kỉ niệm về một thời thương nhớ. Thi sĩ đã phục dựng hình ảnh người bà mang nét đẹp của người phụ nữ truyền thống, chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó. Dù hoàn cảnh còn thiếu thốn nhưng người bà ấy vẫn yêu thương và mang đến cho đứa cháu những điều tốt đẹp nhất. Tuổi thơ của cháu có “châu chấu, cào cào”, có niềm vui từ bát canh ngọt mát và cả bóng hình của bà chở che. “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim cuộc sống đã ứ đầy” ( La mác tin ), có lẽ tình yêu của người cháu dành cho người bà suốt bao năm không thể kìm nén mà chảy tràn trên ngòi bút thành thơ. Đó là tình cảm chân thành, kính trọng, nhớ thương da diết, giàu tình yêu thương đối với người bà tần tảo của mình. Song thơ hay là “hay cả hồn lẫn xác”, thời nắng xanh đâu chỉ cuốn người đọc vào giai điệu tâm hồn mà còn vào cả thứ âm nhạc diệu kì của ngôn ngữ thơ. Lời thơ giản dị, nhẹ nhàng mà dồn nén tất cả cảm xúc chan chứa từ bên trong. Nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh của cuộc sống quen thuộc “lá trầu”, “cào cào”, “châu chấu” , “bát canh” tạo dựng hình ảnh lên cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong ký ức. Chắp vá kí ức bạc màu thành thước phim quay chậm sống dậy hồi ức ngọt ngào, hạnh phúc một thời không thể quên.

      Hình ảnh người bà trong thi ca là nguồn thi liệu khơi gợi cảm xúc của người nghệ sĩ như “Bếp lửa” của Bằng Việt hay “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Thời nắng xanh của Trương Hương Dương cũng đóng góp một nhìn mới vào dòng chảy của văn chương nghệ thuật. Hình ảnh người bà truyền thống, giàu tình yêu thương, tần tảo, chăm chỉ cần cù sẽ mãi khắc ghi trong lòng người đọc. Tình cảm trân trọng, kính yêu với người bà của thi sĩ sẽ được văn chương lưu giữ vẹn nguyên vượt qua mọi sự biến thiên của lịch sử và đẻ lại trong lòng người đọc dấu lặng không thể nào quên. 

27 tháng 4 2020

Viết 1 đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng nói về những phẩm chất của con người

 Bài làm:

rước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

chúc bạn học tốt

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.

13 tháng 11 2023

                          Thanh Bạch

                  Lưa thưa lau trúc làm mành

           Đơn sơ một nếp nhà tranh cũng là.

                   Ai ơi giữ lấy nếp nhà,

            Sống lòng thanh bạch ấy là hiển nhân!

                  Tác giả: "Thương Hoài olm"

29 tháng 10 2024

Chả mẹ

 

16 tháng 9 2023

Tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

1 tháng 11 2021

a. Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

b.Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

   + Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

   + Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

c. Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

5 tháng 11 2021

thanks