K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ.… Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì...
Đọc tiếp
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ.… Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị : - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi : - Làm sao con khóc ? Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: - Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói :  - Chỉ còn một con cá bống. - Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống…Nói xong Bụt biến mất. Tấm làm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống… (Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi) Câu 9 . Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên? mọi người giúp mình câu này với ạ mình cần gấp
1
11 tháng 3

kia là nó bảo trút hết sao vẫn con con cá bống

nhớ tặng coin cho mình nhe

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

(Trích “Tấm Cám” - Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1: Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1đ)

Câu 2: Xác định trạng ngữ có trong câu sau: “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả.”. Em hãy nêu công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,5đ)

Câu 3: Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Cám? (1đ)

Câu 4: Trong “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ viết “Thị thơm thì giấu người thơm”, em hãy kể một số nhân vật “người thơm” trong các câu chuyện cổ tích mà em đẫ đọc. (1,5đ)

Câu 5: Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ như thế nào về đức tính chăm chỉ, hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (Viết không quá 5 câu) (2đ)

0
22 tháng 10 2021

Đã ba năm trời kể từ ngày Cám và dì mất, cũng là từng ấy thời gian Tấm trở lại sống trong cung cùng nhà vua. Mặc dù cuộc sống trôi đi yên bình, hạnh phúc, nhưng luôn có một nỗi niềm làm Tấm không khỏi bận lòng – về Cám!

Tháng bảy mới sang, lại gần đến ngày lễ Vu lan và ngày Xá tội vong nhân. Độ này Tấm hay nằm mơ thấy Cám. Những giấc mơ – kì lạ thay – giống hệt như nhau. Cám lơ lửng trong một khoảng không mịt mùng, vừa như gần mà lại xa vời vợi, mỏng manh như sương khói. Cám bận bộ quần áo giản đơn, trông gầy guộc xanh xao, hai hốc mắt trũng sâu, chỉ nhìn Tấm buồn rầu rầu, ánh mắt thiết tha như có điều muốn rãi tỏ. Giấc mơ lặp đi lặp lại khiến Tấm suy nghĩ rất nhiều – phải chăng ngày Xá tội gần kề, Cám muốn gặp Tấm để bày tỏ điều gì? Nghĩ vậy, nàng quyết định sẽ lên chùa vào ngày xá tội năm nay.

 

Ngày Xá tội vong nhân đến. Sáng sớm, Tấm đã dậy, tự tay làm chút đồ lễ rồi khởi hành đến ngôi chùa trên núi có tiếng rất thiêng. Tấm đến chùa thì đã gần trưa, nàng sắp lễ rồi thắp một nén nhang, thành tâm cầu khẩn! Nàng khấn cho Dì, cho Cám, cầu cho linh hồn của hai người được rửa tội và siêu thoát! Giữa lúc ấy, đột nhiên Tấm nghe ù ù bên tai, mở mắt ra thì không còn thấy điện thờ nữa, chỉ thấy mình đang lơ lửng giữa khoảng không xám đặc, cuộn xoáy! Chưa kịp định thần thì Tấm thấy mình bị hút về phía trước, mãi cho đến khi gặp một cánh cửa, cửa bật tung, Tấm bị hút vào đó. Sau cánh cửa là một căn phòng. Căn phòng trống không, tường và trần đều một màu xám, Tấm ngỡ ngàng. Nhưng đó chưa phải là điều lạ lùng nhất, cảnh cửa mở ra lần nữa, và Cám bước vào. Đúng là Cám, không mờ ảo như trong giấc mơ của Tấm, mà thực sự hiện hữu – Cám bằng xương bằng thịt! Tấm không nói được lời nào, trong nàng tràn ngập nỗi hoang mang và hàng trăm ngàn câu hỏi. Nàng đang ở đâu? Tại sao nàng bị đưa đến đây? Nơi này cách ngôi chùa kia bao xa? Giữa lúc bối rối, Cám chợt lên tiếng, tiếng nói nghe cũng rất thật, rất đỗi thân quen, nhưng thoáng chút gì như nghẹn ngào, và vang hơn bình thường:

 

- Chị Tấm!

Tấm hoảng hốt, hình ảnh Cám, giọng nói Cám, sống động quá. Nàng hoang mang: đây là mơ, hay là thực? Như đọc được suy nghĩ của Tấm, Cám tiếp:

- Chị Tấm, chị và em đang ở dưới Âm Phủ! Đây là nơi mà người trần lẽ ra không được đến, chỉ có chị – người được thần thánh phù độ, trải qua bao kiếp nạn mới tới được!

Tấm không biết nói gì, nàng còn chưa hết sững sờ.

- Chị Tấm, sao chị không nói gì?

Tấm nhắm mắt, hít một hơi dài. Giờ thì nàng chắc chắn rằng đây không phải là mơ, nàng chọn lời:

- Em Cám à! Em đưa chị đến đây sao? Có phải em đã tìm gặp chị suốt mấy đêm rồi?

Cám gật đầu:

- Vậy phải chăng em có điều gì muốn nói? – Tấm tiếp.

- Vâng, hôm nay là ngày phán quyết của em. Hôm nay Diêm Vương sẽ định đoạt liệu linh hồn em có được siêu thoát, được đầu thai hay không.

“Cám khác quá!” – Tấm tự nhủ. Cám đang đứng trước mặt Tấm lễ phép, điềm đạm, hoàn toàn khác xưa.

- Em Cám, suốt ba năm qua em ở đâu?

Cám cười, nụ cười rầu rầu:

- Em được Diêm Vương sai đi chứng kiến cảnh khổ đau trong nhân gian, cảnh người ta bị lừa gạt, bị hãm hại, chứng kiến lòng đố kị, tham lam. Cứ đi một ngày, em phải về báo những gì mình nhìn được cho Diêm Vương, và cả những gì mình cảm thấy.

- Rồi sao nữa?

- Ban đầu em dửng dưng, em vô cảm, nhìn người khác đau đớn, bất hạnh, em không có lấy một chút mủi lòng. Vì thế mà Diêm Vương trừng phạt em bằng cách bắt em chịu tất cả những cảm xúc đau khổ ấy. Em quằn quại, em cầu xin dừng tay, nhưng vô ích! Cảm giác của người bị tra tấn, của người mất cha, mất mẹ, của người bị ruồng bỏ, của người bị hãm hại, như trận cuồng phong cào xé em. Em bị trừng phạt cho đến khi em biết đồng cảm, biết thương xót.

 

- Đến khi nào em mới biết thương xót những cảnh khốn cùng ấy?

- Hai năm trời chị Tấm ạ!

- Thế một năm còn lại em làm gì?

- Em xá tội cho những tội lỗi của mình. Diêm Vương gửi hồn em vào một con bống, con bống bị lừa gạt rồi bị làm thịt; rồi Diêm Vương gửi em vào con chim vàng anh, con chim cũng bị giết; Diêm Vương lại cho em vào cây xoan đào, cây xoan đào cũng bị đốt trụi! Như thế em cũng phải bỏ mạng bốn lần, bằng số lần em hãm hại chị.
Tấm im lặng. Ba năm trời ròng linh hồn Cám bị đày đọa, cái giá đắt cho những lỗi lầm khi còn sống.

- Vậy dì đâu, em đã phải chịu phạt cho cả phần dì nữa ư?
Cám rùng mình một cái, cô cất giọng buồn. Trông Cám như muốn khóc mà không thể khóc. Hẳn là người chết rồi không khóc được nữa.

- Mẹ em khi xuống đây đã làm náo loạn cả âm phủ, đắc tội với Diêm Vương. Mẹ quyết không nhận lỗi, vì thế mà phải chịu trừng phạt đau đớn, không những thế, đời đời kiếp kiếp phải đầu thai vào con ruồi, con cóc.

Dẫu dì đã làm nhiều điều độc ác với Tấm, Tấm nghe vậy cũng không khỏi xót xa! Đúng là không gì qua được mắt thần linh, tội lỗi dù sớm muộn đều bị trừng trị. Nghĩ đến đây, Tấm nhìn lại mình, bàn tay Tấm cũng từng rót nước sôi giết Cám, bàn tay Tấm cùng từng gửi hũ mắm đến cho Dì, khiến dì chết vì kinh sợ, bàn tay ấy đã từng làm điều xấu, từng giết người!

- Em Cám, em nói hôm nay là ngày phán quyết, phải chăng đích thân Diêm Vương sẽ…Tấm chưa dứt câu, đột nhiên cả căn phòng rung chuyển, rồi bất thình lình nới rộng ra, thành một nơi rộng mênh mông, u ám, tường vẽ đầy hình người bị tra tấn, trần thì cao hun hút. Tấm lờ mờ đoán ra: đây ắt hẳn là phòng xử của Âm Phủ.

Bàn xử án sừng sững trước mặt, Diêm Vương hiện ra. Vượt ra ngoài ngôn ngữ và trí tưởng tượng của con người, Diêm Vương, và cả bầu không khí toát ra từ Người không một từ nào có thể miêu tả. Ngài cất tiếng nói làm rúng động không gian:

- Cám, hẳn ngươi biết vì sao mình lại ở đây. Tấm, ngươi là người trần đầu tiên đặt chân xuống Âm Phủ, người biết vì sao không?

 

- Dạ bẩm, tì nữ người trần mắt thịt, không thấu được hết ý định của bậc thần linh.
Diêm Vương cười lớn:

- Hôm nay, ta sẽ ra phán quyết định đoạt số phận của hai ngươi. Cám, ngươi trước.
Cám bước về phía trước.

- Hẳn ngươi biết tội của mình chứ?

- Dạ, con biết.

- Cám trả lời, nghe giọng nói thoáng run nhưng cứng cỏi lạ thường.

- Ngươi đã cùng mẹ hãm hại Tấm nhiều lần, còn tranh giành hạnh phúc của Tấm. Ta hỏi nhà ngươi, nhà ngươi có thật sự yêu vị vua đó không?

- Dạ bẩm, con không ạ.

- Vậy suy cho cùng ngươi vì lòng đố kị và lòng ham mê phú quý mà làm vậy?

- Dạ, vâng ạ.

- Ngươi đã chuộc tội suốt ba năm vừa rồi, đã học được cách thương xót, đã biết đồng cảm, đã nếm mọi khổ đau trong nhân gian. Ngươi có thấy mình xứng đáng được đầu thai làm người không?
Cám chợt im lặng. Một khoảng dài trôi qua, rồi Cám lên tiếng:

- Dạ bẩm, không ạ.
Diêm Vương thoáng ngạc nhiên, rồi gật đầu:

- Ngươi nói vậy, và ngươi thực sự nghĩ vậy, điều ngươi thật sự nghĩ mới quan trọng! Ngươi biết không, đầu thai làm người là một ân huệ lớn lao, nhưng cũng là một sứ mệnh khó khăn, làm người không hề dễ dàng. Ngươi đã chịu phạt không có nghĩa là linh hồn ngươi đã được gột rửa. Vì tội lỗi của ngươi một phần là do mẹ nhà ngươi xúi giục mà ngươi lại chịu đựng cả hình phạt của mẹ mình, nên ta cho phép nhà ngươi được đầu thai thành bông hoa sen. Ngươi sẽ có ba kiếp làm hoa trước khi ta xem xét ngươi có thể được đầu thai làm người một lần nữa không.

- Dạ! Con xin tạ ơn ân đức của Diêm Vương. – Cám nói, rồi bước xuống.

- Tấm, đến lượt ngươi.

Tấm bước lên trước.

- Tấm, ngươi không thắc mắc vì sao ngươi là người trần mà lại phải xuống âm phủ để nhận phán quyết về số phận mình không?

- Dạ bẩm, không ạ.

- Một phần là vì ta đã hứa với Cám sẽ ban một ân huệ cho những tháng ngày chuộc tội, và Cám xin được gặp ngươi. Phần khác, phần khiến ngươi được phán quyết khi còn sống là bởi ngươi đã trải qua bao khổ nạn – điều không hề được ghi trong sách sinh tử. Sức sống và sự trong sạch của ngươi đã khiến thần linh động lòng mà thay đổi điều được sắp đặt, lẽ ra ngươi đã chết ngay từ lúc dì ngươi chặt đổ cây cau, khiến ngươi ngã.

- Nhưng con đã giết người, thưa Diêm Vương, con đã làm việc tàn độc, linh hồn con đã bị vấy bẩn.

Diêm Vương khẽ làm một hành động như cười mỉm.

- Ngươi giết người đâu phải vì dã tâm. Ngươi đã cảnh báo mẹ con Cám nhiều lần nhưng hai người đó không hề thay đổi. Ngươi giết người là hành động tự bảo vệ mình, khi sự can thiệp của thánh thần cũng chỉ có hạn, khi người bên cạnh ngươi – là vị vua kia – cũng không ra tay giúp. Tuy vậy, hành động giết người luôn luôn là sai trái. Như thế, ngươi sẽ vẫn được đầu thai làm người. Nhưng sau khi vị vua kia mất, ngươi sẽ phải quy y cửa phật và dành phần đời còn lại là một nữ tu, ăn chay niệm phật để xá tội.
- Dạ, tạ ơn ân đức của Diêm Vương.

 

Diêm Vương gật đầu:

- Vậy thì ta tuyên bố: PHIÊN XỬ KẾT THÚC!

Nói rồi, Diêm vương biến mất, căn phòng lại chuyển động dữ dội, rồi trở lại là căn phòng nhỏ khi nãy.

- Chị Tấm! – Cám lên tiếng – Em phải chia tay chị thôi. Vậy là em được thỏa tâm nguyện gặp chị lần cuối. Em xin lỗi, chị Tấm ạ, em xin lỗi, cho những gì mẹ con em đã làm!

Tấm trào nước mắt, chỉ biết gật đầu.

- Vậy em đi nhé, chị Tấm! – Cám nói, đoạn đưa tay ra, rồi hình bóng mờ dần, mờ dần, đến khi biến mất hẳn.

Cửa phòng bật mở, Tấm bị hút ra ngoài, trở về với điện thờ.

Năm ấy, hồ sen trong cung chỉ nở đúng một bông, nhưng tươi tắn và thơm lạ thường. Tấm thường ra ngồi ở lầu trước hồ sen cùng nhà vua. Cứ mỗi lần ấy, Tấm lại thấy như nghe được giọng Cám nói khe khẽ: ”Chị Tấm ơi! Chị Tấm ơi!” – như tiếng thỏ thẻ của người em gái thân thương!

22 tháng 10 2021

Chép mạng dữ vậy

=>Mọi người ơi cùng giúp mk giải bài này nha!!Thank evryone =3                               ꧁༺• Tấm cám •༻꧂ Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì...
Đọc tiếp

=>Mọi người ơi cùng giúp mk giải bài này nha!!Thank evryone =3
                               ꧁༺• Tấm cám •༻꧂
 

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
 

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.

Câu 2 : Chỉ ra ngôi kể mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3 : Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.

Câu 4 : Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
          

2
21 tháng 3 2022

1. Thể loại: truyện cổ tích

3 TP cùng thể loại: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt

2. Ngôi kể: ngôi thứ ba

3. đủng đỉnh: từ chỉ hành động thong thả, chậm rãi, không vội vã.

4. Thành ngữ: ba chân bốn cẳng

=> Ý nghĩa: thành ngữ miêu tả hành động đi nhanh vội vã, thể hiện tính cách tinh ranh, láu cá của Cám. Khi lừa được Tấm, Cám đã vội vã lấy giỏ tép của Tấm chạy về.

25 tháng 3 2022

  ꧁༺• Tấm cám •༻꧂
 

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
 

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
=>Thể loại văn bản thuộc truyện cổ tích
=>Tác Phẩm cùng thể loại:Sọ Dừa,Thạch Sanh,Cây tre trăm đốt

Câu 2 : Chỉ ra ngôi kể mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?
=>Ngôi kể là ngôi thứ 3

Câu 3 : Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
=>Từ đủng đỉnh là từ chỉ hành động thong thả,chậm rãi,không vội vã

Câu 4 : Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
=> Ý nghĩa: thành ngữ miêu tả hành động đi nhanh vội vã, thể hiện tính cách tinh ranh, láu cá của Cám. Khi lừa được Tấm, Cám đã vội vã lấy giỏ tép của Tấm chạy về.

Đây là lần đầu tiên mình viết câu chuyện để kể cho các bạn nghe, nếu thấy hay các bạn ủng hộ mình nhé.Còn nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho mình.Hihi .Đây là câu chuyện có thật về anh hai mình mà tới bây giờ khi kể lại cho mình nghe, nước mắt mẹ cứ lăn dài.Mình xin phép được kể .Vào năm 1983, năm mà mẹ mình không bao giờ quên, lúc mang thai anh 2 mẹ và cha mình đã rất hạnh...
Đọc tiếp

Đây là lần đầu tiên mình viết câu chuyện để kể cho các bạn nghe, nếu thấy hay các bạn ủng hộ mình nhé.Còn nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho mình.

Hihi .Đây là câu chuyện có thật về anh hai mình mà tới bây giờ khi kể lại cho mình nghe, nước mắt mẹ cứ lăn dài.Mình xin phép được kể .

Vào năm 1983, năm mà mẹ mình không bao giờ quên, lúc mang thai anh 2 mẹ và cha mình đã rất hạnh phúc khi biết được cái thai mẹ đang mang là con trai.Sau đó cha mẹ mình đã về chợ Bến Miễu sinh sống ở trong nhà của bà chị con của Dì tư mình.Mấy bữa đầu ở thì không sao nhưng khi mấy chị lớn con của dì tư về chơi thì đêm đó đi xem tuồng cải lương của đoàn Hàm Luông ngày xưa về nhà ngủ mấy chị đã khóa chốt cẩn thận rồi mới lên giường đi ngủ.Buồng ngủ có 3 giừơng , mẹ mình nằm ở giường giữa, mấy chị chia nằm giường ngoài và giường trong ,kế đó là cái vách treo đầy thau nhôm .Đêm đó khoảng 1 giờ đang ngủ thì chị lan nghe tiếng dỗ vách đùng đùng mấy cái thau thay nhau rớt xuống làm chị giật mình thức giấc.

Chị ngồi dậy mới hỏi “Ai đó” thì không ai trả lời, tiếng ếch kêu dế kêu râm ran làm không gian đêm khuya vô cùng tĩnh mịch..Không nghe ai trả lời chị mới nằm xuống ngủ tiếp thì tới 2g30 đang ngủ thì mẹ mình nghe tiếng cười khúc khích, mới dậy lấy đèn dầu rọi thì thấy cái bóng đen ngồi thù lù bên dưới chân giường chị lan , tay thì đang đưa lên cù lét chân chị lan, chị lan thì nằm cười. Mẹ mình sợ quá nằm xuống ngủ mà ngủ không được nên thức tới sáng. Mấy đêm sau tình trạng cũng lặp đi lặp lại như vậy, riết rồi mẹ cũng quen không còn sợ nữa.Cho tới khi sinh anh 2, anh 2 vừa tròn 6 tháng thì đêm đó mẹ nằm mơ thấy bà tư mẹ của dì tư nói với mẹ “Cho tao nựng con mày tí xíu nha Đ” mẹ mình không cho rồi bà tư nói “Vậy con mày nuôi suốt đời cũng không lớn nổi đâu”.

Nghe mẹ mớ la um sùm cha từ nhà trước chạy xuống, mẹ kể lại cho cha nghe , rồi sáng cha kêu dọn đồ đạc về nhà nội ở. Mới về nội ở được mấy ngày thì anh 2 mình bị sốt xuất huyết phải đưa đi bệnh viện, 3 ngày sau thì anh 2 mất.Đêm tối về chôn cất cho anh 2 xong, mất con mẹ như người điên trầm cảm cả 2 năm trời sau đó mẹ mình được đưa đi điều trị chứng trầm cảm vì bị sóck.Câu chuyện này mình kể không có gì là ghê rợn nhưng mình muốn khuyên các bạn đừng đùa giỡn với “người ấy” sẽ mang họa vào thân.Mình không làm gì”người ấy” nhưng có thể do hạp tuổi hay 1 số lý do khác mà họ hại mình.Cám ơn các bạn đã đọc.

0
Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?a) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều...
Đọc tiếp

Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?

a) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị:

Chị Tấm ơi, chị Tấm!

Đầu chị lấm

Chị hụp cho sâu

Kẻo về dì mắng.

Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước.

(Tấm Cám)

b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(Khuất Quang Thụy, Trong cơn gió lốc)

c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.

(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)

d) Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

(Ca dao)

đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.

(Theo Địa lí 6)

2
21 tháng 12 2017

a, Phương thức tự sự: Vì có người, có việc, có diễn biến của việc

b, Phương thức miêu tả: miêu tả cảnh thiên nhiên: đêm trăng trên sông

c, Phương thức biểu cảm: bàn luận về điều kiện làm cho đất nước giàu mạnh

d, Phương thức thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu.

3 tháng 11 2021

a)Kể

b)Tả

17 tháng 10 2019

1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.

2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.

4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.

5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.

17 tháng 10 2019

1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.

2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.

3) Độc ác,mất nhân tính

4)

  • Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người.
  • Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm.
  • Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.

⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.

Tả người bố thân yêu của emko quá 1986 chữ MẪUEm là học sinh lớp 5, rất khỏe mạnh và hiểu biết rất nhiều điều. Ngoài việc em nỗ lực học tập, còn nhờ công chăm sóc rất chu đáo của, sự dạy dỗ của mẹ em.Năm nay mẹ em đã bốn mươi mốt tuổi. Nhan sắc của mẹ không đẹp, nước da rám nắng. Đôi mắt mẹ đen láy, thể hiện sự thông minh của mẹ. Mái tóc của mẹ đen như gỗ mun,...
Đọc tiếp

Tả người bố thân yêu của em

ko quá 1986 chữ 

MẪU

Em là học sinh lớp 5, rất khỏe mạnh và hiểu biết rất nhiều điều. Ngoài việc em nỗ lực học tập, còn nhờ công chăm sóc rất chu đáo của, sự dạy dỗ của mẹ em.

Năm nay mẹ em đã bốn mươi mốt tuổi. Nhan sắc của mẹ không đẹp, nước da rám nắng. Đôi mắt mẹ đen láy, thể hiện sự thông minh của mẹ. Mái tóc của mẹ đen như gỗ mun, được cắt ngắn rất gọn gàng. Dáng người mẹ tầm thước. Mẹ hiện đang làm việc ở Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Mẹ không giỏi nấu nướng, làm việc nhà, chăm em bé nhưng vì thương con, mẹ đã học hỏi và vượt qua những khó khăn đó. Năm ấy, em gái em mới hai tuổi, rất hay ốm đau. Nhiều đêm mẹ phải thức trắng để trông em. Mẹ là trụ cột gia đình, nên ngoài việc làm ở nhà xuất bản, mẹ còn phải làm rất nhiều công việc khác. Nhiều đêm, mẹ phải thức đến hai, ba giờ sang để làm việc.

Thương mẹ, em nghỉ các lớp học thêm và hứa với mẹ tự học và học giỏi để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho mẹ. Tuy bận nhiều công việc nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em, nhắc nhở em làm bài đầy đủ. Những ngày khai giảng hoặc ngày hội của trường, mẹ đều có mặt. Mẹ còn chụp ảnh cho em để làm kỉ niệm. Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ rèn em cách ăn nói, cử xử với ông bà, cô dì, chú bác, các anh chị và bạn bè.

Vào ngày chủ nhật, mẹ đưa chúng em đi ăn sáng, đi chơi. Vào dịp nghỉ hè, mẹ cho chúng em đi nghỉ mát, về quê nội, quê ngoại. Mẹ rất thương em gái em nên sáng nào mẹ cũng dậy sớm, cho em ăn và đưa em đi học. Đêm đến, mẹ ôm hai anh em, ba mẹ con cùng hát ru bài “Bé ơi, ngủ ngoan”.Chẳng mấy chốc ba mẹ con đã chìm vào giấc ngủ.

“Dù con đếm được cát sông
Cũng không đếm được tấm lòng mẹ cha”.

Qua hai câu thơ trên, em luôn ghi lòng tạc dạ tình yêu của mẹ đối với em. Tuy nhiên, người mẹ em kể trên không phải là mẹ em mà là bố em. Ngày mẹ em rời bỏ em, em thấy đất trời như sụp đổ, em là người bất hạnh nhất. Lúc đó em mới học lớp hai, em gái em hai tuổi. Bố em là người vĩ đại nhất. Bố đã yêu thương, che chở cho em vượt qua những ngày giông bão ấy.

Bố vừa là bố vừa là mẹ. Bố có sự dịu dàng chu đáo của mẹ lại có tính nghiêm khắc, bao dung của bố. Những ngày đau khổ đã qua. Năm nay em học lớp 5, em gái em đã vào lớp 1. Bình minh đã trở về với bố con em, em đã thấy bố cười rất tươi. "Bố ơi, con yêu bố! Ngày 18 tháng 8 là ngày sinh nhật bố. Con chúc bố mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên chúng con!".

4
28 tháng 6 2020

hết câu hỏi rồi tuần sau sẽ có !!!

tui đang ôn thi 

HẾT

28 tháng 6 2020

Tả người bố thân yêu của em

ko quá 2389 chữ 

tui lộn 

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?Bài làmHạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô...
Đọc tiếp

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?

Bài làm

Hạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?

Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô Tấm. Phần đại đa số người cho rằng: Tấm được làm Hoàng Hậu, làm vợ vua là hạnh phúc. Để có được điều đó, Tấm phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng ý chí kiên cường, phẩm chất tốt đẹp Tấm xứng đáng có được hạnh phúc ấy.

Người ta định nghĩa hạnh phúc là một đích đến mà người ta đặt ra rồi cố gắng để đạt được, dẫu có nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà mờ đi ý chí.

Như cô Tấm, hành trình đi đến hạnh phúc gian nan vô cùng, mặc cho bị mẹ con Cám hại rất nhiều lần, nhưng Tấm vẫn giành được tình cảm của nhà vua bằng những lần hiện thân của mình. Mặc cho: Tiếng hót chim Vàng Anh chẳng có ý nghĩa gì với trái tim những con người dã thú đầy máu độc; bóng xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét đầy đố kỵ; tiếng khung cửi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn. Nhưng cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì lại càng đấu tranh, vùng dậy đòi lại công bằng cho mình. Vì đấu tranh không biết mệt mỏi, nên cuối cùng Tấm đã đạt đến hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc không nhất định cứ phải là một đích đến. Có người từng nói: " Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi."

Không nhất định Tấm là vợ vua mới là hạnh phúc, mỗi bước đi trên con đường đời của Tấm, cũng đã là hạnh phúc. Tấm được sinh ra đó đã là một hạnh phúc, mặc dù cha mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ cay nghiệt, nhưng vì thế, Tấm mới trở thành một cô gái đảm đang, kiên cường, biết nhẫn nhịn… Cám suốt ngày được nuông chiều nên đâu thể có được những đức tính tốt đẹp như vậy! Khi được giao đi bắt tép, mặc dù Tấm bị Cám lừa đi giỏ tép mà mình đã bỏ công sức ra bắt được. Nhưng bù lại, Tấm lại được Bụt tặng cho con Bống. Tấm hạnh phúc vì từ nay đã có Bống làm bạn, chia sẻ buồn vui…

Nếu như Tấm cứ nghĩ đến nỗi buồn, không biết nắm bắt những niềm vui, thì liệu rằng Tấm có thể lấy được những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy không?

Nếu bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui thì chúng ta mãi mãi chẳng thể nào thấy được cái gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải điều xa lạ, Đội khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười.

Tấm bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác, nhưng Tấm không vì thế mà chịu thua. Tấm vẫn dựa vào những hiện thân về bên cạnh nhà vua, hết lần này đến lần khác giành được tình yêu thương của nhà vua. Và hạnh phúc hơn nữa, khi Tấm sống ở nhà bà lão bán nước, được bà yêu thương như con gái ruột, sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, không phải chịu sự đọa đày của mẹ con mụ dì ghẻ. Cái kết là Tấm được trở về làm vợ vua là niềm hạnh phúc to lớn, viên mãn nhất!

Cám cũng được làm vợ vua, đấy cũng là hạnh phúc của Cám. Nhưng hạnh phúc ấy có được là do mưu mô, toan tính, không từ thủ đoạn mà thực hiện được. Hạnh phúc như thế liệu có thể thật sự lâu dài? Cám là vợ vua nhưng không có được tình cảm của vua, như thế còn gọi là hạnh phúc nữa không? Hạnh phúc của Cám, mãi mãi chỉ là thế thân, là dự bị thôi!

Hạnh phúc thật sự, là khi nỗ lực hết mình vào những điều mình đang làm, không phải dựa vào thủ đoạn mà thực hiện được. Khi hoàn thành được mục tiêu của mình và đó cũng là lúc cuộc sống trở nên có ý nghĩa và mục đích.

Hạnh phúc không phải là một đích đến, ta nỗ lực để đạt được nó. Nhưng, hạnh phúc đơn giản hơn thế, trên con đường đạt tới hạnh phúc lớn, có những hạnh phúc bé nhỏ bình dị mà ít người quan tâm đến.

Ta đặt ra một mục tiêu rồi nỗ lực để đạt đến mục tiêu đó. Ta hạnh phúc khi nỗ lực của mình được đền đáp. Nhưng mấy ai để ý đến những niềm vui bé nhỏ luôn đi song hành trên con đường hạnh phúc ấy? Trong quá trình ta nỗ lực, ta có được những lời động viên của bạn bè, có người thân luôn ở bên tiếp sức khi chúng ta mệt mỏi, nản chí, hay thất bại…để ta có được sự tự tin, ý chí, để có thể gặt hái được " quả ngọt "

Nhưng luôn có những người, luôn chìm đắm trong buồn bã ủ dột, than vãn khi sinh ra trong ra đình nghèo khó. Người ta chỉ biết than thân trách phận, mà không biết rằng, cuộc sống có biết bao người sinh ra cơ thể không được nguyên vẹn như người khác, họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng sống, họ vẫn có được niềm hạnh phúc của riêng mình. Người ta buồn vì số phận cơ cực, nhưng mà sinh ra nghèo khó không phải lỗi của họ, sống và chết đi trong nghèo khó, mới là lỗi của họ..

Trên con đường đời chúng ta đi có rất nhiều cái đích hạnh phúc mà ta muốn hướng đến. Nó không phải là điểm đến cuối cùng, cũng chẳng phải nơi cuộc đời mình dừng lại.

Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được cái đích mà ta đã đặt ra. Cuộc sống luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và yêu cầu. Tốt nhất ta nên nhận thấy rằng, hiện tại là thời gian hạnh phúc của mình mặc dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và muộn phiền.

Nguồn: vietvanhoctro

0