K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
10 tháng 3

31.

\(\Leftrightarrow\int\limits^{\dfrac{\pi}{4}}_0log_a\left(1+tanx\right)dx-\dfrac{1}{4}\int\limits^{\dfrac{\pi}{4}}_0dx\ge0\)

\(\Leftrightarrow\int\limits^{\dfrac{\pi}{4}}_0log_a\dfrac{1+tanx}{\sqrt[4]{a}}dx\ge0\)

\(\Leftrightarrow log_a\dfrac{1+tanx}{\sqrt[4]{a}}\ge0\) ; \(\forall x\in\left[0;\dfrac{\pi}{4}\right]\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{1+tanx}{\sqrt[4]{a}}\ge1;\forall x\in\left[0;\dfrac{\pi}{4}\right]\)

\(\Leftrightarrow\sqrt[4]{a}\le\min\limits_{\left[0;\dfrac{\pi}{4}\right]}\left(1+tanx\right)=1\)

\(\Rightarrow a\le1\)

Ko tồn tại a thuộc khoảng đã cho thỏa mãn

NV
10 tháng 3

29.

\(f'\left(x\right)=\dfrac{f\left(x\right)+x+1}{x+1}\)

\(\Rightarrow\left(x+1\right).f'\left(x\right)-f\left(x\right)=x+1\)

\(\Rightarrow\dfrac{f'\left(x\right)}{x+1}-\dfrac{1}{\left(x+1\right)^2}.f\left(x\right)=\dfrac{1}{x+1}\)

\(\Rightarrow\left[\dfrac{f\left(x\right)}{x+1}\right]'=\dfrac{1}{x+1}\)

\(\Rightarrow\dfrac{f\left(x\right)}{x+1}=ln\left|x+1\right|+C\)

\(f\left(1\right)=ln4=2ln2\Rightarrow\dfrac{f\left(1\right)}{2}=ln2+C\Rightarrow C=0\)

\(\Rightarrow f\left(x\right)=\left(x+1\right).ln\left|x+1\right|\)

\(\Rightarrow f\left(3\right)=4ln4=8ln2\)

1: Xet ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có

góc B chung

=>ΔHBA đồng dạng với ΔABC

2: ΔABC vuông tại A có AH là đường cao

nên HA^2=HB*HC

3: AC=căn 10^2-6^2=8cm

BD là phân giác

=>AD/AB=CD/BC

=>AD/3=CD/5=8/8=1

=>AD=3cm; CD=5cm

4: AH=4,8cm

=>BH=3,6cm; CH=6,4cm

HE=2*AH=9,6

=>\(BE=\dfrac{6\sqrt{73}}{5};CE=\dfrac{16\sqrt{13}}{5}\)

BH*BC=CK*BE

=>\(CK=\dfrac{80\sqrt{73}}{73}\left(cm\right);BK=\dfrac{30\sqrt{73}}{7}\left(cm\right)\)

HC/CK=HM/KB

=>HM=2,4cm=1/2HA

=>ĐPCM

4 tháng 3 2020

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
 
 đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
                              * Chúc bạn học tốt ạ *

5 tháng 3 2020

cam on ban nha

5 tháng 2 2020

Không được nghỉ à bro =))

2 tháng 3 2017

Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, và những kỷ niệm thời thơ ấu.

Ngôi nhà của em đã được xây dựng lâu lắm rồi, em nghe mẹ kể là từ khi ông bà nội còn sống. Nhà em được lợp lá cọ, và được ngăn làm 3 gian: gian giữa là phòng khách, bên cạnh là 2 phòng ngủ của bố mẹ và của em. Bếp nhà em thì được làm ở 1 gian riêng biệt. Nhà em rộng và mát lắm, giữa nhà có những cái cột rất to, cột đó để giữ cho nhà luôn vững chắc. Trên thân cột còn được khắc những chữ Hán rất tỉ mỉ, mẹ em bảo đó là những câu châm ngôn về gia đình mà ông nội em rất thích, ông đã tự tay khắc chữ đó lên cột với mong muốn tất cả các thế hệ trong gia đình đều thực hiện theo. Phòng khách nhà em chủ yếu dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Vào những dịp lễ Tết hoặc ngày rằm, mẹ em thường thắp hương và làm một mâm cơm canh để cúng ông bà tổ tiên. Cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình. Gian giữa nhà em cũng có một bộ bàn ghế được làm bằng gỗ mà bố mẹ em dùng để tiếp khách. Mọi người đến nhà em chơi, ai cũng nói nhà em sạch sẽ và mát mẻ.

Phòng ngủ của bố mẹ em thì trang trí đơn giản lắm, có một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo và một chiếc hòm nữa. Em nhớ có lần bố kể với em rằng cách đây 13 năm, đây là phòng cưới của bố mẹ, nó đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm cho đến ngày em chào đời. Chiếc hòm đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm của bố mẹ thời còn yêu nhau, em chưa bao giờ được xem bên trong của nó vì bố bảo khi em lớn bố mới cho em xem. Thế nhưng em hiểu rằng, bố mẹ luôn yêu thương nhau và luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

Cạnh bên kia phòng khách là phòng ngủ của em. Em đã tự tay mình trang trí cho nó. Phòng em có một chiếc giường nhỏ, một chiếc tủ quần áo và một chiếc bàn học được đặt gần cửa sổ, bên trên tường là cái giá sách được em sắp xếp rất gọn gàng. Trên giường của em có nhiều thú bông lắm, đó là những món quà bố mẹ và bạn bè tặng cho em vào ngày sinh nhật. Chúng rất đáng yêu và luôn ở gần em khi em đi ngủ. Em luôn chăm chút cho chiếc bàn học thân yêu của mình bằng cách sắp xếp sách vở, đồ đạc ngăn nắp, để khi cần em có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc giá sách của em có 2 ngăn, ngăn đựng sách vở và ngăn đựng truyện tranh. Đó là những cuốn truyện em rất thích, em thường đọc nó mỗi khi học bài xong hoặc vào ngày nghỉ. Chúng đều là những người bạn rất thân thiết của em.

Được tách biệt với nhà chính là gian bếp, đây là nơi gia đình em thường tụ họp để cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm. Mẹ em là người rất chu đáo nên mẹ là người luôn chăm sóc cho gian bếp nhỏ của gia đình. Em nhớ mẹ đã từng nói với em, căn bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ thì mọi người mới có những bữa ăn ngon. Những chiếc xoong, nồi, hoặc bát, đĩa, đặc biệt là những chiếc lọ đựng gia vị được mẹ em để vào các ngăn tủ gọn gàng. Khi mẹ nấu ăn em cũng thường giúp mẹ chuẩn bị đồ và dọn mâm.

Xung quanh nhà em là vườn cây với nhiều loại hoa quả, đến mùa hè là em thoải mái thưởng thức. Nhà em tuy không khang trang và đầy đủ tiện nghi như những ngôi nhà ở thành phố mà em đã từng xem trên ti vi, nhưng đối với em đó là nơi thân thuộc và đáng quý nhất. Ngôi nhà đó đã lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa gia đình từ thời ông bà em để lại. Em luôn trân trọng điều đó và em sẽ cùng bố mẹ chăm lo cho ngôi nhà mình để nó luôn sạch sẽ và sẽ luôn là tổ ấm của gia đình em.

2 tháng 3 2017

Ngôi nhà của em được bố tự thiết kế và xây khi em vừa tròn ba tuổi. Kể từ bấy đến nay ngôi nhà đã trở thành chiếc nôi ấm áp nuôi em khôn lớn nên người. Đã có lần bố em có ý định chuyển nhà ra thị trấn nhưng rồi sau khi bố lấy biểu quyết thì chẳng ai đồng ý cả thế là bố lại thôi. Và có lẽ người sung sướng nhất phải là em bởi căn nhà em ở đã cho em cuộc sống hạnh phúc và chứa đựng bao kỉ niệm.

Ngôi nhà em không bề thế như những biệt thự ở thị trấn mà nó chỉ là ngôi nhỏ hai tầng được quét một lớp sơn màu hồng. Trong nhà, bố em chia ra các phòng; phòng đầu tiên là phòng khách, nhờ bàn tay khéo léo của mẹ mà trông nó lúc nào cũng sạch sẽ và đẹp mắt. Bộ sa lông màu gụ bóng lộn đặt trước chiếc tủ cũng đồng màu, ở đó luôn có một lọ hoa tươi. Phía trong là phòng ngủ của bố mẹ em, và phòng sau cùng là chỗ nấu ăn và bàn ăn cơm.

Đi qua chiếc cầu thang bằng gỗ uốn lượn là lên đến tầng hai, trên đó bố em chia làm hai phòng, phòng ngủ của em, căn phòng của em bừa bộn nhất, mẹ thường la mắng em về tội luộm thuộm những lúc mẹ mắng em cũng cố gắng chạy đi dọn dẹp nhưng chỉ được một lát em lại bày ra đủ thứ trò chơi. Trên tầng hai còn có một phòng đọc sách, ở đó có rất nhiều sách, nhiều thứ là lạ mà mỗi chuyến đi công tác bố lại mua về. Những lúc chán các trò chơi của mình em lại sang thăm dò khám phá căn phòng đầy bí ẩn đó. Đằng trước có một ban công nhỏ, buổi tối mùa hè ngồi hóng mát thì thật là tuyệt. Em nhớ có hôm trăng sáng cả nhà em ra ngồi ngắm trăng, khung cảnh nông thôn thật bình yên. Muốn được hít thở không khí trong lành nên bố em mở rất nhiều cửa sổ đặc biệt là trên tầng hai bố mở những cánh cửa hướng ra ngoài cánh đồng. Phía đằng trước nhà em là một chiếc sân gạch đỏ, sạch bong, và ở đó còn có một hàng cau, mùa hoa đến chỉ cần đến đầu ngõ là em đã ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào. Tiếp đến là một vườn rau, ở đó mẹ trông mỗi mùa một loại, lúc nào nhà cũng có rau ăn mà trông rất mát. Mỗi chiều đi học về cởi quần áo đồng phục của trường là em lại vác chiếc ôdoa ra tưới rau. Quanh nhà em còn có một dòng suối nhỏ nước trong vắt. Buổi sớm khi vừa tỉnh giấc em đã nghe dòng suối róc rách chảy qua nghe như một bản nhạc, còn vào những trưa hè em thường trốn mẹ đi men theo dọc con suối bắt cá cờ, cá rô. Em rất thích đi dọc con suối theo những đoạn ven rừng vì không gian thật yên tĩnh chỉ có tiếng chim thỉnh thoảng hót lên hoặc tiếng chim giật mình vỗ cánh. Và nhìn từ nhà em ra còn có những ngọn đồi ở đó xanh mướt một màu xanh của cây sắn, của những tàu lá cọ rì rào trong gió. Đó là nơi rất lí thú mà vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi mặt trời sắp tắt chúng em lại rủ nhau lên đồi cọ, ngắm mặt trời lặn ở đằng tây, ngắm lũ chim vội vã tìm chốn ngủ.

Từ ngôi nhà nhỏ của em, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy một màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, thỉnh thoảng em bắt gặp đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng, và có những trưa nắng hè em cùng các bạn lại rủ nhau ra đồng bắt cua. Dưới cái nắng như lửa đốt và nước nóng như đun các anh các chị vẫn cặm cụi móc từng chú cua đang chạy trốn trong hang.

Nhà em còn có một điều thật đặc biệt, muốn vào được nhà em phải đi qua một cây cầu nhỏ. Cây cầu này đã có từ thời ông nội em nhưng ngày đó nó chỉ đơn giản là mấy cây tre bắc lên tạm bợ, và do vậy, nó thường trôi mất khi mùa lũ về. Còn mấy năm gần đây bố em đã xây thành chiếc cầu xi măng vững chắc, nó có thể đứng vững được trong mưa bão. Và ngôi nhà của em thật sự ấm cúng khi mỗi buổi chiều sau một ngày vất vả cả nhà lại đoàn tụ bên nhau. Mẹ em đi làm về thường mang theo một làn thức ăn, về đến nhà mẹ lại lúi húi nấu nướng, còn bố em tưới cây cảnh, và em tưới rau. Vừa làm bố mẹ vừa hỏi em về tình hình học tập của ngày hôm ấy.

Nhìn từ xa ngôi nhà của em thật nhỏ bé ẩn hiện giữa vườn cây xanh tốt. Trông nó thật bình yên và đẹp đẽ.
Bữa cơm nhà em thường bắt đầu vào 6 rưỡi tối, lúc này căn nhà dường như gần gũi hơn bởi mọi người được quây quần đoàn tụ. Cả nhà nói chuyện vui vẻ, bố em tính vốn hay đùa nhiều khi làm mẹ và em cười như nắc nẻ, quên cả ăn. Em cảm thấy thật sự ấm cúng khi được ở trong ngôi nhà nhỏ của mình, trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ.

Chính vì vậy, em rất yêu ngôi nhà nhỏ của mình, mỗi lần đi đâu em cũng chỉ mong trở về nhà, ở đó em mới thật sự thích thú và thoải mái.

Mẹ em thường nói: Sau này dù phải đi đâu con cũng phải nhớ về ngôi nhà này nhé. Thật lòng chưa bao giờ em thích rời xa ngôi nhà này.

Em ào lên lòng mẹ và nói: Sau này có tiền con sẽ biến nơi này thành một ngôi biệt thự to hơn có gara để ô tô, có bể bơi, có sân chơi thể thao, giống như những ngôi nhà ở trên ti vi. Mẹ cười lớn: Vậy dễ làm được điều đó còn phải học thật giỏi.

Em thầm hứa với chính mình: phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ và được sống mãi trong ngôi nhà thân yêu này, giữa mảnh đất đã cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

2 tháng 1 2020

1. Mở bài cảm nghĩ về mùa xuân

– Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa).

– Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn…).

2. Thân bài cảm nghĩ về mùa xuân

Các phương diện của mùa xuân:

* Mùa xuân của vạn vật

– Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên. (Miêu tả sự thay đổi ấy).

=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.

* Mùa xuân của đất trời

– Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nữa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu. Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân (Miêu tả).

=> Đã có lúc em đã thốt lên :”Xuân thật đẹp, thật diệu kì!”

* Mùa xuân của tình người

– Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.

– Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá….(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.

– Ai cũng xí xóa cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương.

=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!

* Mùa xuân của phong tục gia đình

– Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút.

– Nấu bánh chưng, bánh nếp.

=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hội để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.

3. Kết bài cảm nghĩ về mùa xuân

- Nêu cảm nghĩ về mùa xuân.

trên tia Ox lấy A và B sao cho OA=3cm OB=8cm

a] tính AB 

b] trên tia đối của tia Ox lấy C sao cho OC= 2cm .hỏi A có là trung điểm của BC không vì sao 

c]lấy M làm trung điểm của AB tính độ dài MC

30 tháng 12 2020

ok 

20 tháng 11 2019

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 11 2019

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

2 tháng 7 2023

Gọi chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật lần lượt là a,b (a>b>0) (m)
Theo đề, ta có

2a + 2b = 140 *

a = b + 10 **
Thay ** vào *, ta có :
2(b + 10) + 2b = 140
 4b + 20 = 140 => b = 30 m
                              a = b + 10 = 40 m
 

2 tháng 7 2023

cho hỏi là dầu * nghĩ là j hả bạn