K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3

- Khung dệt:

+ Dùng để căng sợi dọc, tạo khung cho việc dệt lụa.
+ Có nhiều loại khung dệt khác nhau, phổ biến là khung dệt đứng và khung dệt ngang.
+ Cách sử dụng an toàn:
   - Đặt khung dệt ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn.
   - Cẩn thận khi thao tác với các thanh gỗ và dây dệt để tránh bị kẹp hoặc trầy xước.
   - Giữ khu vực dệt sạch sẽ, gọn gàng để tránh vấp ngã hoặc gặp tai nạn.
- Thoi:

+ Dùng để đưa sợi ngang qua các sợi dọc, tạo ra mảnh vải lụa.
+ Thoi có thể được làm bằng gỗ, tre hoặc nhựa.
+ Cách sử dụng an toàn:
   - Cầm thoi đúng cách để tránh bị đâm hoặc cắt vào tay.
   - Không sử dụng thoi bị hỏng hoặc nứt.
   - Tránh vung thoi mạnh hoặc ném thoi.
- Lược dệt:

+ Dùng để dồn các sợi ngang sát nhau, tạo độ dày và mịn cho mảnh vải.
+ Lược dệt có thể được làm bằng gỗ hoặc kim loại.
+ Cách sử dụng an toàn:
   - Cẩn thận khi thao tác với lược dệt để tránh bị đâm hoặc cắt vào tay.
   - Không sử dụng lược dệt bị hỏng hoặc gãy răng.
   - Giữ lược dệt sạch sẽ, không dính bụi bẩn hoặc sợi dệt.
- Máy dệt:

+ Dùng để dệt lụa tự động, giúp tăng năng suất và hiệu quả.
+ Có nhiều loại máy dệt khác nhau, với nhiều chức năng và công suất khác nhau.
+ Cách sử dụng an toàn:
   - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành máy.
   - Mang đồ bảo hộ khi vận hành máy, bao gồm găng tay, kính bảo hộ và quần áo dài tay.
   - Không sử dụng máy dệt khi bị hỏng hoặc gặp sự cố.
   - Giữ khu vực máy dệt sạch sẽ, gọn gàng để tránh vấp ngã hoặc gặp tai nạn.

4
456
CTVHS
7 tháng 3

Cậu TK ở đây nhé!!!

 https://loigiaihay.com/tra-loi-nhiem-vu-2-trang-60-sgk-trai-nghiem-huong-nghiep-6-chan-troi-sang-tao-a99889.html

3 tháng 2 2023

Một số dụng cụ làng nghề truyền thống là máy dệt, khung cửi, búa, kìm, thủ công bằng tay,.. Để sử dụng một cách an toàn phải biết cách dùng của nó. Bên cạnh đó phải chú ý sử dụng đồ bảo hộ.

7 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện:

- Bút thử điện: để tay cầm bút chạm vào kẹp kim loại, đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra. Nếu đèn báo sáng thì vị trí cần kiểm tra có điện, nếu đèn báo không sáng thì vị trí đó không có điện.

- Kìm điện: cầm vào phần tay cầm của kìm, đưa đầu kìm vào vị trí của dây điện hoặc chi tiết. Sử dụng lực cho phù hợp để giữ hoặc cắt dây.

10 tháng 5 2019
  1. Thiết kế, lắt đặt hệ thống điện trong nhà nên thuê tư vấn, chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Đặt thiết bị bảo vệ (CB hoặc cầu dao điện) phù hợp cho đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất lớn. Dùng thiết bị chống dòng rò ELCB (Earth leakage circuit breaker) phù hợp cho mạng điện trong nhà; đặc biệt nên lắp ELCB riêng cho các thiết bị đấu nối thường xuyên vào mạng điện như máy nước nóng….
  2. Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện.
  3. Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà: phải đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).
  4. Ngắt ngay các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt (Bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở…) ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ.
  5. Sử dụng cáp điện, thiết bị điện ở những bảng quảng cáo ngoài trời đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn; lắp đặt đúng kỹ thuật; phải thường xuyên, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa.
  6. Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng ngắt nguồn điện (CB, cầu dao điện), báo cho mọi người xung quanh, báo Cảnh sát PCCC; dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa (Cấm dùng nước   dập lửa khi chưa cắt điện; nên sử dụng các bình khí (CO2,N2…), bình bột chữa cháy điện).
  7. Không dùng dây điện trần (không có vỏ cách điện) trong nhà; không sử dụng dây, cáp điện, thiết bị điện không đảm bảo chất  lượng.
  8. Không dùng giấy bạc và dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu chì, cầu  dao;
  9. Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện; không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải… để bao che bóng đèn;
  10. Không treo bóng đèn sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.
  11. Không sử dụng ổ cắm, phích cắm, CB, cầu dao bị nứt, vỡ vỏ nhựa hoặc bị gỉ, sét; không cắm dây dẫn điện trực tiếp (không có phích cắm) vào ổ  cắm.
  12. Không dung  thiết bị điện sinh nhiệt (bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt …) khi không có người lớn trông coi; không để trẻ nhỏ, người bị bệnh tâm thần… sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
  13. Không  để các chất dễ cháy (ga, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện điện như: đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v…; không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm
  14.  

Bài làm

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:

– Trước khi sửa chữa điện phải tắt nguồn điện.

– Thường xuyên kiểm tra tất cả các phích cắm điện và dây điện trong nhà. Sửa lại những chỗ nối bị hở, không bao giờ để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà. Không được đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm.

– Bao bọc các đồ điện dân dụng bằng kim loại cẩn thận bằng các chất cách điện.

– Nếu cảm thấy phích cắm điện hơi bị nóng, tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm. Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra dây điện và ổ cắm điện để đảm bảo an toàn.

– Giữ tay khô và không được đụng vào các đồ điện khi tay còn ướt hay lau bằng vải ướt.

– Tránh dùng điện quá tải, không cắm vào ổ điện nhiều hơn số phích cắm mà nó có thể chịu được một cách an toàn.

– Nếu dây điện bị rách, quấn băng keo cách điện cẩn thận xung quanh, tốt nhất là nên thay dây mới.

# Chúc bạn học tốt #

9 tháng 8 2023

Tham khảo
Găng tay cách điện
Tay áo cách điện
Quần áo chống hồ quang điện
Giày/ủng cách điện
Bút thử điện: Để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào chỗ cần thử của ổ cắm. Nếu đèn báo sáng thì điểm đó có điện. Kìm, tua vít, ...

23 tháng 3 2021

Các loại rau củ quả thường là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ 

ví dụ: Trong một quả lê 100g có 3,1 g chất xơ

Trong 100g rau có khoảng 4,4g chất xơ

Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là: 100oC - 115oC

23 tháng 3 2021

Đầy đủ quá ạ! Em cảm ơn nhiều ạ! yeu

31 tháng 8 2018

Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.

Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.

Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.

Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.

Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.

Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.

Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy

31 tháng 8 2018

Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sỹ giống người bố vĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật. Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.
Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.