Cho đường tròn (O, R), đường kính BC, lấy điểm A trên đường tròn (O) sao cho AB < AC. Vẽ OM vuông góc AC tại M
a) Tính OM nếu biết: R = 5cm, AC = 6cm
b) Tiếp tuyến tại C của đường tròn (O) cắt tia OM tại D. Chứng minh: DC² = DM. DO
c) Gọi N là giao điểm của BD và đường tròn (O). Chứng minh: góc NBO + góc NMO = 180°
a) Xét đường tròn (O) có OM vuông góc với dây cung AC tại M
\(\Rightarrow\) M là trung điểm AC
\(\Rightarrow MA=MC=\dfrac{AC}{2}=\dfrac{6}{2}=3\left(cm\right)\)
Tam giác OCM vuông tại M nên \(OM=\sqrt{OC^2-MC^2}\) \(=\sqrt{5^2-3^2}\) \(=4\left(cm\right)\)
b) Vì DC là tiếp tuyến tại C của (O) nên \(CD\perp OC\) hay \(\Delta OCD\) vuông tại C
Xét \(\Delta OCD\) vuông tại C có đường cao CM nên \(DC^2=DM.DO\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
c) Xét đường tròn (O) có đường kính BC nên \(\widehat{BNC}=90^o\) hay \(CN\perp BD\) tại N.
Xét tam giác BCD vuông tại C có đường cao CN nên \(DC^2=DN.DB\)
Từ đó suy ra \(DM.DO=DN.DB\left(=DC^2\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{DM}{DB}=\dfrac{DN}{DO}\)
Xét \(\Delta DMN\) và \(\Delta DBO\), có:
\(\widehat{BDO}\) chung, \(\dfrac{DM}{DB}=\dfrac{DN}{DO}\)
\(\Rightarrow\Delta DMN~\Delta DBO\left(c.g.c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{DMN}=\widehat{NBO}\)
Lại có \(\widehat{DMN}+\widehat{NMO}=180^o\)
\(\Rightarrow\) đpcm