Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ: hình thể và tâm hồn.
- Khẳng định những khát vọng táo bạo, chính đáng, trái ngược với tư tưởng phong kiến.
- Tố cáo, lên án xã hội.
- Những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều:
+ Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
+ Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của cong người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.
- Những nội dung:
+ Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong Truyện Kiều thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Nhân vật phải chịu một cuộc đời hội tụ đầy đủ những bi kịch của con người nói chung và phụ nữ nói riêng: tình yêu, gia đình, nhân phẩm,…
+ Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện tập trung qua tình yêu của Kim Trọng với Thúy Kiều, tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu không mất. Trải qua biết bao đau khổ nhưng Thúy Kiều vẫn vươn lên với khát vọng mạnh mẽ. Sau đó khi gặp Từ Hải, đây là nhân vật hiện thân của khát vọng tự do, công lí.
→ Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương này.
- Những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều:
+ Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
+ Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng
Đoạn văn tham khảo
Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở chỗ tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp phẩm chất của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, tinh khiết, rực rỡ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Thiên nhiên cũng phải thua, phải nhường sắc đẹp của nàng. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. Chân dung của Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Vân tạo nên sự êm đềm, hòa hợp với xung quanh. Điều đó dự báo cuộc đời nàng sẽ suôn sẻ, hạnh phúc. Phải là người biết yêu quý cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp Nguyễn Du mới có được sự miêu tả như thế. Ca ngợi Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hình thức mà tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp về mặt tâm hồn, tài năng. Cũng như lúc tả Thúy Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo, mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, tình cảm. Đáng lưu ý là khi họa bức chân dung Thúy Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh về tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Thế nhưng, khi tả Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để tả tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng, theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt, tài đánh đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu, vượt lên trên mọi người: “Cung thương làu bậc ngũ âm. Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Nhấn mạnh cái tài của Thúy Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh mà Thúy Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự hội tụ của cả sắc – tài – tình. Tác giả đã dùng câu thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” để đặc tả giai nhân. Sắc đẹp của Thúy Kiều có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước. Rõ ràng phải là người có tấm lòng yêu thương mới thấy hết được vẻ đẹp của những con người bất hạnh để mà ca ngợi. Tình cảm xót thương, sự chân trọng về sắc đẹp và tài năng Thúy Kiều giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.
* Giá trị nhân đạo:
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.
+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.
+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng
* Giá trị hiện thực:
- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
* Những nội dung cơ bản của Nho giáo:
- Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
- Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:
+ Tam cương - tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín
+ Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh
* Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:
+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.
+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.
- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:
+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.
+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.
+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.
- Ý nghĩa và tính thời sự:
+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.
1. Trái tim Đan-kô
Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.
2. Một người Hà Nội
Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
3. Tầng hai
Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.
Truyện Kiều chứa đựng tư tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc, độc đáo. Tư tưởng đó trước hết được thể hiện quá cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du thuộc số ít tác giả thời trung đại quan tâm, trân trọng con người một cách toàn diện - cả tâm hồn và thể xác.
* Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:
– Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm tiền trên thân xác những người con gái.
– Lên án xã hội đồng tiền đã chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.
à Ngòi bút tả thực của Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội phong kiến thối nát, trong đó đồng tiền có thể xoay chuyển tất cả, thao túng con người, dung túng cho cái ác.
* Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người
– Khắc họa sống động vẻ đẹp ngoại hình của chị em Thúy Kiều, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ con người.
– Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn: Thúy Vân thanh cao, đài các, Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.
– Ca ngợi tài năng của Thúy Kiều: cầm kì thi họa đều tinh thông
* Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:
– Xót thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh.
– Thương cho những kiếp người bị chà đạp, bị ức hiếp, bị biến thành món hàng cho người ta mua bán.