K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý:

+ Nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lí thuyết.

+ Phân tích, lí giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt.

+ Vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.

7 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé!

1Tương tác thân thiện, xây dựng văn hoá giữa thầy – trò

Điều đặc biệt phải được nhấn mạnh là giáo dục phẩm chất và những năng lực chung cho học sinh qua môn Tiếng Việt không chỉ ở nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản là: Thay vì là người ban phát kiến thức, chân lí, thầy giáo sẽ là người đồng hành cùng học sinh đi tìm kiến thức, chân lí; thay vì là người đứng ngoài cuộc giao tiếp để phán xét, thầy giáo cũng đang giữ một vai trong chính cuộc giao tiếp lớn – dạy học tiếng Việt. Bởi vậy, thay vì thuyết giảng về những quy tắc ứng xử, giao tiếp văn hoá, thầy giáo phải xây dựng được hình ảnh của bản thân là một nhân vật giao tiếp mẫu mực, thân thiện, hợp tác.

2. Điều hành quá trình dạy học như là người trực tiếp tham gia những tình huống giao tiếp giả định

Trong dạy học theo hướng đổi mới, thầy giáo sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ. Thầy giáo sẽ là người tham gia, tổ chức, phân tích và tư vấn... Thầy giáo cần hướng dẫn “kín đáo”, nghĩa là để học sinh không nhận thấy sự can thiệp của thầy như một người ngoài, mà như là một người tham gia vào cuộc giao tiếp. Điều này cho thấy vai trò của người dạy đã thay đổi. Chúng ta làm rõ điều này bằng cách phân tích ví dụ sau:

Khi dạy bài tập đọc "Cái Bống", để trả lời câu hỏi liên hệ của bài đọc: "Em đã làm gì giúp mẹ?", giáo viên đã gợi ý cho học sinh chơi trò chơi đóng vai: 2 học sinh được đóng vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn, còn cả lớp ở vai xem, nghe cuộc phỏng vấn. Tình huống xảy ra là: Cả hai bạn học sinh đóng vai chỉ nhìn vào nhau, không nhìn xuống các bạn dưới lớp, mặt bạn phỏng vấn rất buồn, còn bạn được phỏng vấn nói rất bé. 

Bình luận: Thay vì làm một người đứng ngoài trò chơi để phán xét, giáo viên cần phải can thiệp một cách kín đáo, cần đặt mình trong vai một nhân vật đang chơi – người ghi hình, ghi âm cuộc phỏng vấn. Và sự tác động chờ đợi lúc này sẽ là: Giáo viên dùng 4 ngón tay làm ống kính máy quay và nói với Tuấn Anh: "Tuấn Anh, nhìn lên, chuẩn bị ghi hình, tươi lên chút nữa nào!", giáo viên đóng kịch đưa micro có tay cầm dài cho Lan Phương, tay hất từ dưới lên ra hiệu tăng âm lượng để thu tiếng, mà không hô "Nói to lên".

3. Chỉ điều hành quá trình dạy học khi đã kết nối được với học sinh

Thầy giáo cần có những cách thức khác nhau để thu hút học sinh, cần có một hiệu lệnh báo rằng đã đến lúc phải tập trung làm việc. Lúc học sinh làm ồn, giáo viên không cố để nói to hơn, át tiếng học sinh mà phải làm điều ngược lại: đứng lặng và ra hiệu "suỵt". Hãy dùng tất cả ngôn ngữ cơ thể để học sinh nhận thấy: "Tôi đang hướng về các em" và nhớ rằng chỉ giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu của hoạt động khi mắt đã kết nối với học sinh. Lúc giao nhiệm vụ, luôn nhìn vào mắt học sinh với ánh mắt thân thiện, khích lệ. Nguyên tắc này không cho phép thầy giáo vừa quay lưng vào học sinh vừa giao nhiệm vụ, không cho phép thầy giáo lên lớp chỉ cốt nói điều thầy định nói mà không chú ý gì đến phản ứng của học sinh. Điều này cũng không cho phép thầy giáo vội vàng giao nhiệm vụ khi học sinh chưa chuẩn bị được tâm thế đi vào cuộc giao tiếp. Điều này cũng đòi hỏi thầy giáo không chỉ dùng lời mà dùng tất cả các phương tiện ngôn ngữ phi lời: một cái nháy mắt, một ngón cái giơ lên tán thưởng, vài ba cái vỗ tay nhắc nhở phải tập trung, một bàn tay đặt nhẹ lên vai động viên... Những việc làm này cũng được chuyển giao để học sinh giao tiếp với nhau trong hoạt động nhóm.

4. Dạy học lạc quan – chú trọng vào thành công của học sinh

Để giúp học sinh vượt qua được "cửa ải" lớp 1, tạo được động cơ và hứng thú học tập cho các em, ngay từ những ngày đầu các em đến trường, thầy giáo phải biết tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào mặt thành công của học sinh.

Khi học sinh lần đầu đến trường, điều quan trọng chưa phải là dạy cho các em kiến thức gì mà phải làm cho các em yêu thích việc học. Trước hết, giáo viên cần phải tạo động cơ, hứng thú học tập Tiếng Việt bằng cách cho học sinh thấy lợi ích của việc học tập, của việc học chữ: "Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Cô có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện...", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là của con. Hãy học để viết tên mình nhé!", "Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.", "Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết...".

GS. TS. Lê Phương Nga đến với Giáo dục tỉnh Quảng Ninh
Tiếp theo, thầy phải tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo nhiều niềm vui. Mỗi học sinh mong muốn và phải là người hạnh phúc ngay hôm nay, còn chúng ta sẽ là người kém cỏi nếu mỗi giây phút tiếp xúc với chúng ta, các em không được vui sướng, hạnh phúc. Bởi vậy, thầy giáo phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào, cái gì làm các em thích, cái gì làm các em không thích.

Thầy cô dạy lớp 1 cần tập cho mình có một cách nhìn: Em học sinh nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn; em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Thầy cô lớp 1 phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em. Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ. Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng ở học sinh.

Nhiều khi chúng ta khích lệ học sinh tích cực làm việc, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập nhờ vào cách chúng ta giao nhiệm vụ cho các em. Cùng một nhiệm vụ như nhau nhưng có cô giáo đã nêu nó lên với một vẻ mặt lạnh lùng và giọng nói ra lệnh nặng nề, còn cô giáo khác lại biết nêu lệnh của bài tập một cách hào hứng, thú vị như đặt ra trước các em một câu đố, như đưa các em vào một trò chơi. Chẳng hạn: "Nào, bây giờ các con hãy chú ý nghe đây. Cô cho rằng bài tập này hơi khó, ai mà làm được thì phải giỏi lắm đấy!". Những lời kêu gọi, thúc giục như vậy mang tính chất thân mật, bạn bè. Chúng sẽ kích thích hứng thú học của học sinh, khiến cho các em cảm thấy thoải mái, tự tin.
Tập huấn nâng cai năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên
Thử lấy thêm một vài ví dụ: Trong giờ học vần, học sinh học rất giỏi. Hầu như cả lớp đều giơ tay xung phong phân tích cấu tạo âm tiết. Các em nói rất tự tin, nói to, rõ ràng, rành mạch, chẳng hạn như: "Thưa thầy, tiếng tuyên gồm có hai phần, phần đầu là âm tờ, phần vần là vần uyên". Trong lúc đó, thầy giáo với bộ mặt lạnh lùng và chỉ dùng hai động tác để giao tiếp với học sinh: hất tay ra hiệu cho học sinh đứng lên phát biểu và phẩy tay xuống với lệnh cộc lốc: "Ngồi xuống", không một lời khen ngợi, động viên nào cả. Cả một không khí ảm đạm bao trùm lớp học. Tình huống dạy học như vậy cũng diễn ra tương tự ở một lớp khác, nhưng ở đây không khí giờ học thật là sinh động. Trên cặp mắt các em lấp lánh niềm hạnh phúc. Có cái gì ở đây? Thật đơn giản: Cô giáo rất có tài ngợi khen. Với em nào cô cũng có lời khen riêng. Nào là "Lê Duy hôm nay đã đọc to rõ ràng", "Nhật Linh đã biết ngồi để mắt xa vở". Nào là "Bạn Hùng đã biết ngồi ngay ngắn, không chen chỗ với bạn Dũng", "Thu Hương trả lời thật chính xác",... Ngay cả khi một học sinh đọc rất chậm và nhỏ, ngắc nga ngắc ngứ, không có gì để khen về kết quả hoạt động thì giáo viên cũng cần khen thái độ: "Con đã cố gắng đọc, thế là rất tốt, nhưng cô nghĩ chúng ta sẽ phải cùng nhau đọc nhiều hơn."

Thay vì chỉ ra thật nhiều lỗi ở học sinh, giáo viên cần chú trọng vào những kết quả thành công đã đạt được, đề cao sáng tạo của học sinh. Cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ. Đừng tỏ ra rằng thầy luôn luôn đúng, chỉ có thầy là người nắm chân lí. Thầy giáo cũng cần làm cho học sinh hiểu rằng thầy cũng có thể sai lầm và cần được học sinh giúp đỡ. Lúc này lỗi của thầy sẽ kéo theo sự chuyển động tư duy của học sinh. Các em sẽ sung sướng vì được làm người đầu tiên tìm ra chân lí. Việc chú trọng vào mặt thành công của trẻ đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các nhiệm vụ dạy học của những ngày đầu trẻ đến trường sao cho bảo đảm cho các em có những thành công chắc chắn đầu tiên chứ không phải là những thất bại cay đắng đầu tiên. Vì chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi.

Phần đọc-hiểu thường chiếm 3/10 điểm đến 4/10 điểm trong bài kiểm tra môn ngữ văn nhưng hầu như học sinh thường rất hay mất điểm ở phần này, nên bài viết này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm tốt phần đọc-hiểu của cả 3 khối: 10, 11, 12.

I.  Những vấn đề chung về đọc hiểu văn bản:

1. Văn bản:

- Là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

- Các loại văn bản:

+ Văn bản liền mạch: là một đoạn văn, một phần, một bài, một chương...văn bản hoàn chỉnh, liền mạch (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, vb nghệ thuật, báo chí, khoa học)

+ Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau... không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch, chẳng hạn: Biểu đồ và đồ thị, Bảng biều và ma trận, Sơ đồ, Thông tin tờ rơi, Hoá đơn, chứng từ  

2. Đọc hiểu văn bản:

a) Mục đích:

Đọc hiểu văn bản là hành động giải mã văn bản, thường hướng tới các mục đích sau đây:

+ Thu thập, chiết xuất thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản hồi và đánh giá

  b) Cấu trúc bài đọc hiểu:

- Phần 1: Ngữ liệu: đoạn văn bản, văn bản: liền mạch/không liền mạch

- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp --cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

c) Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:

+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...

+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản

Khi trả lời:

+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời

+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.

+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.

II. Các dạng đọc hiểu văn bản.

1. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản

- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản

Dạng câu hỏi: Văn bản  đề cập đến điều gì?

                        Hãy xác định đề tài của văn bản.

             

- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản

+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...

+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề à liên kết thông tin à khái quát thông tin à xác định nội dung chính

           

* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,..--> xác định chủ đề

- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)

+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...

+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định

- Đặt nhan đề cho văn bản

Cách làm:  + thể hiện được nội dung chính

                  + hình thức ngắn gọn, hấp dẫn

2. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu nhận diện, phân tích các phương diện về nội dung, hình thức của văn bản

a) Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt

Dạng câu hỏi - cách làm

- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản : chỉ nêu một phương thức biểu đạt chính

- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản : nêu từ hai phương thưc biểu đạt trở lên.

11 tháng 12 2021

dài vậy

26 tháng 2 2023

Nếu bạn đã đạt đến trình khá ổn, thì sau đây sẽ là những điều mình muốn chia sẻ với bạn

Chú ý đến thì HTHT, Hiện tại/quá khứ phân từ, lùi thì, câu điều kiện(khá ít)

Cấu trúc: So..that, such…that, too, enough, so as/ in order to…

Phương pháp học tiếng anh của mình (đối với những người đã có gốc Anh):

Luyện đề thi vào 10, nghe các đoạn đối thoại tiếng anh rồi tắt phụ đề, viết lại những gì mình nghe được, sau đó bật phụ đề và check lại, nghe các bài tiếng anh rồi hát lại (hát dở hay không thì không quan trọng nhá ;-; chủ yếu mình luyện nghe với nói), bla bla...

26 tháng 2 2023

tham khảo :

*cần lưu ý:

+1. Các chủ điểm từ vựng trong chương trình tiếng Anh lớp 8

+2. Nội dung ngữ pháp trọng tâm của chương trình tiếng Anh lớp 8

Thì động từ: ở lớp 8, học sinh được học gần như toàn bộ 12 thì động từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, nội dung trọng tâm của chương trình tiếng Anh lớp 8 về Thì động từ gồm có: Thì Hiện tại hoàn thành, Hiện tại phân từ và Quá khứ phân từ (V-ing và PII), Cách lùi thì (trong Câu gián tiếp).Các mẫu câu: Câu gián tiếp, Câu bị động, Câu điều kiện, Câu ao ước, Lời hứa, Câu cảm thán, Câu nhắc nhở, Câu mệnh lệnh, Câu nhờ vả…Loại từ: Đại từ phản thân, Danh động từ, Động từ tình thái (mở rộng hơn so với kiến thức lớp 7, thêm các từ khác như “might”, “could”, “had better”…)Các cách diễn đạt đặc biệt: “So..that”, “such…that”, “too”, “enough’’, “used to”, “prefer”, “so as/ in order to”…

 

3. Những điểm cần lưu ý về chương trình tiếng Anh lớp 8

Nói đến những điều cần biết về tiếng Anh lớp 8, không thể không nhắc đến các kĩ năng mà học sinh cần như:

nắm bắt và vận dụng tốt các nội dung kiến thứcbắt đầu làm quen với những dạng bài kiểm trarèn luyện các kĩ năng làm bài như cách phân bổ thời gian, cách định hướng trong bài thi…

*pp học tiếng anh :

+Học từ vựng tiếng Anh qua bài hát, bộ phim

+Học ngữ pháp tiếng Anh qua giao tiếp

+ Luyện tập kỹ năng nghe tiếng Anh

+Luyện kỹ năng viết

+ nên có một môi trường tốt để học tập hiệu quả

+ vẽ, viết các ý chính qua sơ đồ tư duy

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Dây cố định nẹp phải buộc ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy. Không nên cố gắng cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải để lộ vết thương thì cắt theo đường chỉ. Trường hợp cần phải cởi quần áo thì cởi bên lành trước. Không đặt trực tiếp nẹp vào da nạn nhân.

11 tháng 5 2021

-Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan....

-Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của từng bữa ăn. - Thực đơn phải đủ các loại món ă chính theo cơ cấu của bữa ăn. - Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

11 tháng 5 2021

* Thực đơn là:  bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan....

* Lưu ý: Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của từng bữa ăn 

Thực đơn phải đủ các loại món ă chính theo cơ cấu của bữa ăn 

Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa an và hiệu quả kinh tế 

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý: dùng dây cao su hoặc dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu. 

2. Chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu. Đối với những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương (phía gần tim) để cầm máu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. 

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận: 

 + Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

 + Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

 + Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

 + Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống. 

Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất ý kiến

Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: 

- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực. 

28 tháng 2 2023

Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý những vấn đề sau để không trái với đạo đức sinh học:

- Tìm hiểu rõ nguồn gốc, phương pháp khi nghiên cứu giúp giảm thiểu tối đa những hành vi tác động ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật trong quá trình nghiên cứu.

- Tôn trọng tính tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.

- Tôn trọng quyết định và niềm tin của đối tượng nghiên cứu đối với quá trình và kết quả nghiên cứu.