K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1

Bài gì hả bạn?

20 tháng 1

[Câu 1].Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông sở trường về truyện ngắn và bút kí với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ

[câu 3].

Bố cục: 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu…đến…”Kìa, anh ta kia”: ( Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.)

 

-Đoạn 2: Tiếp…đến…”không có vật gì như thế”: (Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.)

 

-Đoạn 3: Còn lại: (Cuộc chia tay cảm động.)

 

[Câu 4].một anh thanh niên 27 tuổi sống trên đỉnh núi Yên Sơn.làm nghề vật lí địa cầu

 

1 tháng 12 2021

giúp mk vs mai mình nộp rồi ạ

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?? Hai câu  đầu gợi cho ta 1 cảnh t­ượng như­...
Đọc tiếp

1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:

- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)

2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:

? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?

? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?

? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.

? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?

? Hai câu  đầu gợi cho ta 1 cảnh t­ượng như­ thế nào?

3. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ cuối:

? Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong lời thơ nào?

? Đặt trong đề tài thơ kháng chiến của Bác, em hiểu như thế nào về “bàn bạc việc quân”?

? Trong nguyên tác câu thơ thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? Nó gợi lên không khí ntn?

? Chi tiết ấy giúp em hiểu thêm điều gì về con người Bác?

? Hai câu cuối nói lên đời sống phong phú, sôi nổi của thi nhân: Câu 3 chuyển sang một ý thơ mới - từ tả cảnh chuyển sang nói về hoạt động của Bác trong đêm rằm ấy.

? Hình ảnh con người ở đây được miêu tả ntn?

? Hình ảnh thơ nào là đặc sắc nhất trong câu thơ cuối ? Cảm nhận của em về hình ảnh này ?

? Nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ cuối? (hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng, giọng điệu…)

? Cảm nhận về hình ảnh con thuyền và vầng trăng trong 2 câu cuối ?

4. Câu hỏi đánh giá, liên hệ và tổng kết:

? Qua  bài thơ, em có nhận xét gì về phong thái của Hồ Chí Minh ? Hãy lấy dẫn chứng chứng minh ?

? Từ đó em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại cảnh. Sự hoà hợp này cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?

? Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn và phong thái của Bác?

? Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn HCM?                                                                             bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá

 

1
17 tháng 11 2021

bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá

 

8 tháng 11 2021

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ chính: Tự sự

- Nhân vật chính: Ông Sáu và bé Thu

- Ý nghĩa nhan đề: “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

 

8 tháng 11 2021

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ chính: Tự sự

- Nhân vật chính: Ông Sáu và bé Thu

- Ý nghĩa nhan đề: “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

5 tháng 4 2022

Vì:

+ Tác giả muốn bình thường hóa họ

+ Muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.

* Qua đó em hiểu được : tác giả muốn các nhân vật trong truyện thể hiện tình cảm đối với nhau để nâng cao phẩm chất của mỗi con người và vấn đáp những câu văn vô danh, muốn nói chung đến tất cả mọi người để có thể đưa ra những lời khuyên cho mọi người.

13 tháng 10 2021

Câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật là người anh trai và cô em gái tên là Kiều Phương. Sau khi chú Tiến Lê phát hiện ra tài năng hội họa thiên bẩm của người em gái, thì cô trở thành trung tâm chú ý của cả gia đình. Điều đó vô tình khiến cho người anh trở nên mặc cảm, tự ti và ghen ghét với em gái mình. Và cậu đã đơn phương cáu giận với em gái mình. Cho đến khi cậu nhìn thấy mình trong bức tranh của em gái, thì những mặc cảm tự ti ấy mới dần biến mất. Tình anh em ruột thịt lại trở về vẹn toàn như lúc đầu.

13 tháng 10 2021

Tác phầm: Bức tranh của em gái tôi

Tác giả: Tạ Duy Anh

Xuất xứ: Bản nhạc con đà điểu

Thể loại: Truyện ngắn

Phương thức biểu đạt (PTBĐ): Tự sự + Biểu cảm + Miêu tả

Bố cục: 4 phần: + Phần 1: Từ đầu đến có vẻ vui lắm

                          + Phần 2: Nhưng mọi bí mật đến phát huy tài năng

                          + Phần 3: Kể từ hôm đó đến như chọc tức tôi

                          + Phần 4: Phần còn lại

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Tóm tắt các ý chính dựa theo bố cục văn bản đã chia sẵn.

Lời giải chi tiết:

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

→ Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.

7 tháng 5 2023

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

=> Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

13 tháng 12 2021

- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm: vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

Tóm tắt:

          Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Khái niệm tình huống truyện:

- Tình huống truyện là một hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện trong tác phẩm.

- Trong hoàn cảnh đó, nhân vật sẽ có hành động bộc lộ rõ nhất, điển hình nhất bản tính của mình. Tính cách nhân vật sẽ rõ, chủ đề tác phẩm sẽ bộc lộ trọn vẹn.

Tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng”

- Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc => Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.

- Ý nghĩa:

+ Tình huống tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,yêu nước ở ông Hai.

+ Xét về mặt hiện thực, tình huống này rất hợp lí.

+ Xét về mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho câu chuyện; gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng, phẩm chất và tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm (phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.)

+ Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo cái tình huống oái oăm này.

Diễn biến tâm trạng của ông Hai

Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. 

- Mong nắng cho Tây chết.

=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng.

- Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay -> những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.

=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.

Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.

- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin -> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ  trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng  khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.

-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.

- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

- Để ông Hai vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho nhân vật trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu (nhà ta ở làng Chợ Dầu), bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết có bao giờ dám đơn sai). -> Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Niềm tin ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn này. Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở: hãy luôn “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước thật sâu nặng và thiêng liêng.

=> Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.

Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính

- Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.  “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân 

=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

c. Giá trị nội dung

- Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

Giá trị nghệ thuật

- Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.