K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2024

Bạn tham khảo trên mạng nha.

5 tháng 1 2024

Em có thể  tham khảo 1 số nguồn tài liệu trên mạng nhé.

24 tháng 4 2022

loading...  

29 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web

29 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

11 tháng 5 2020

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II - Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Bạn có cần Đáp án luôn ko?

11 tháng 5 2020

thanks

12 tháng 2 2016

oh! not me

12 tháng 2 2016

Có đề HSG lớp 8thui à lên mạng mà coi

1 tháng 5 2018

Hải Tiểu Mi có

20 tháng 12 2018

Tìm trong "Thư viện đề thi" ý!

1 tháng 5 2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015

TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT

MÔN: VĂN 7

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?

A. Mô tả các hiện tượng xã hội.

B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.

C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các

mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?

A. Nghị luận chính trị

B.Nghị luận khoa học

C.Nghị luận xã hội

D.Nghị luận văn chương

3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?

A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.

C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.

D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.

4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B.Trạng ngữ chỉ phương tiện

C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

D.Trạng ngữ chỉ cách thức

5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Xe cô ấy bị hỏng.

B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.

C.Nó bị đau chân.

D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?

A. Dẫn chứng

B.Lí lẽ

C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm

D.Lập luận

II. TỰ LUẬN (7 điểm):

1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?

a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?

b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn THCS Thống Nhất năm 2015

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

12345

6

Đáp án

CDBCB

C

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

1

( 2 đ)

– Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

a) Câu đặc biệt thường dùng để:

– Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

– Bộc lộ cảm xúc

– Gọi đáp

b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi!

0,5 đ

0,5 đ

2

(5.0 đ)

* Yêu cầu chung   :

– Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích

– Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”

– Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận

– Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài

 
MB:

TB:

Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên.

– Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau:

+ Thất bại

+ Thành công

0,5 đ

– Hiểu cụ thể là:
 + Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. 
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt

hiệu quả.

+ Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ

phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém.

=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ.
KB:Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống

+ Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả..

0,5 đ

Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

     Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.

    “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.    Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

 Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.     Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.    Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;…

    Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

12 tháng 1 2022

em ko có vì em lớp 2:)))

12 tháng 1 2022

 ko có đừng nhắn đủ nhiều thông báo rồi em 

31 tháng 1 2021
  • Bài 1: Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ

    Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 16

  • Các từ hàng trên có thể nối với từ “địa” hàng dưới:

    • lí 
    • thánh
    • thiên
    • thổ 
    • lãnh 
    • bản 
    • sấm
  • Từ “địa” nối được với các ô hàng dưới là:

    • chủ 

    • điểm 
    • bàn
    • lí 
    • cầu
    • thoại
  • Bài 2. Chuột vàng tài ba

    Em hãy giúp bạn Chuột nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào các giỏ chủ đề

    Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 16

  • 1. Cặp từ hô ứng

    • tớ - cậu, 
    • càng - càng, 
    • chừng như, 
    • đâu - đấy, 
    • như, 
    • chúng tôi, 
    • hơn,
    • tuy - nhưng, 
    • tựa, 
    • bởi vì - cho nên, 
    • vừa - đã, 
    • tuy nhiên, 
    • không những - mà còn
  • 2. Cặp từ quan hệ

    • tớ - cậu,

    • càng - càng,

    • chừng như,

    • đâu - đấy,

    • như,

    • chúng tôi,

    • hơn,

    • tuy - nhưng, 
    • tựa, 
    • bởi vì - cho nên, 
    • vừa - đã, 
    • tuy nhiên, 
    • không những - mà còn
  • 3. Từ để so sánh:

    • tớ - cậu,

    • đâu - đấy,

    • càng - càng,

    • chừng như,

    • như,

    • chúng tôi,

    • hơn,

    • tuy - nhưng, 
    • tựa, 
    • bởi vì - cho nên, 
    • vừa - đã, 
    • tuy nhiên,
    • không những - mà còn
  • Bài 3: Điền từ

  • Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống

    “Hà Nội có Hồ Gươm

    Nước xanh như pha mực

    Bên hồ ngọn Tháp Bút

    Viết .........  lên trời cao.”

    (Hà Nội - Trần Đăng Khoa)

  • Câu hỏi 2: Điền từ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có cặp từ hô ứng: “Dân càng giàu thì nước ……. mạnh.”

  • Câu hỏi 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Từ chỉ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật gọi là trật ……?

  • Câu hỏi 4: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:

    “Tre già ........e bóng măng non

    Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”

  • Câu hỏi 5. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Cánh cam lạc mẹ vẫn nhận được sự ........ chở của bạn bè.”

  • Câu hỏi 6. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Hùng tâm ……. khí có nghãi là vừa quả cảm vừa có khí phách mạnh mẽ."

  • Câu hỏi 7. Điền từ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có cặp từ hô ứng: Ngày chưa tắt hẳn trăng ….. lên rồi.”

  • Câu hỏi 8. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Câu tục ngữ “Người ta là hoa đất” ca ngợi và khẳng định giá trị của con ….. trong vũ trụ.”

  • Câu hỏi 9. Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành câu: Trẻ cậy cha…… cậy con

  • Câu hỏi 10. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Cùng nhau chia sẻ đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống là nội dung câu thành ngữ “Đồng cam cộng ……..”