Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của bài thơ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng các câu thơ trong phần dịch thơ có phần vượt trội hơn, chau chuốt hơn.
Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:
- Ở câu thơ thứ hai: cụm từ "nại nhược hà?" nghĩa là "biết làm thế nào?" diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.
+ Nếu dịch thơ cụm từ "nại nhược hà" thành "khó hững hờ" vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.
→ Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá "tỉnh táo", thậm chí "hững hờ" trước cảnh đẹp tự nhiên.
- Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.
+ Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ "song" mang lại giá trị cao. Chữ "nhân" đối với chữ "nguyệt" trong cùng một câu. Chữ "nguyệt" đối với "thi gia" ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.
+ Trong nguyên tác, chữ "khán" nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành "nhòm" làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.
Cách dịch trong câu 6 và 8 chưa diễn tả hết sự xuất thần trong thơ của Phan Bội Châu
"Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đem nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."
Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:
+Câu 3 bản dịch nghĩa là 'trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?" trong bản dịch thơ là "khó hững hờ", câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài.
+Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.
- Câu :" Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"
→ Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.
- Câu trần thuật: " Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."
→ Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.
→ Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
Đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ:
- Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát → thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.
- Điệp ngữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.
- Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.
Dịch nghĩa
Dịch thơ
Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong
Lác đác rừng phong hạt móc sa
=> chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương” – gợi không khí âm u, ảm đạm
Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà
=> Không có tên núi cụ thể
Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm
=> chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa
Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất
Mặt đất mây đùn cửa ải xa
=> Dịch chưa sát nghĩa từ “sa sầm”
Khóm cúc nở hoa đã hai lần tuôn rơi nước mắt ngày trước
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
=> dịch thiếu từ “lưỡng khai” (lặp lại)
Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà
=> dịch thiếu cữ “cô” (lẻ loi, cô đơn)
Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước
Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà
=> dịch thiếu chữ “dồn dập”