Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”
- Câu 3 dịch thừa từ “tối” , dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác
- Câu 4: dịch thoát ý
- Hình ảnh:
+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.
+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.
+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.
⇒ Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước
⇒ Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét- thương
+ Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt
+ Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật phân minh tình cảm của tác giả
+ Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung
+ Việc lặp lại hai từ này làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt
Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...
- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ
- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc
Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã
Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điều ấy gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa
+ Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa là nền tảng, vì quyền lợi của nhân dân
+ Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân, đó là bước tiến dài của tư tưởng
Nỗi lòng của nhà thơ
- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình
- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.
- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.
Cách dịch trong câu 6 và 8 chưa diễn tả hết sự xuất thần trong thơ của Phan Bội Châu