Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tất nội dung câu chuyện trong khoảng 8 - 10 dòng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.
Tóm tắt:
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.
Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.
Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.
- Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.
Tham khảo!
- Dế Mèn vô cùng ân hận về sự việc đã trêu chị Cốc gây nên cái chết đầy thương tâm cho Dế Choắt.
- Tóm tắt: Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Cốc tức giận. Chị Cốc không may nhìn thấy Dế Choắt nhầm tưởng là Choắt trêu mình nên đã liên tục mổ vào đầu Choắt. Kết quả là Dế Choắt đáng thương đã chết. Sau đó, Dế Mèn rất ân hận về hành động này của mình.
- Dế Mèn vô cùng ân hận về sự việc đã trêu chị Cốc gây nên cái chết đầy thương tâm cho Dế Choắt.
- Tóm tắt: Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Cốc tức giận. Chị Cốc không may nhìn thấy Dế Choắt nhầm tưởng là Choắt trêu mình nên đã liên tục mổ vào đầu Choắt. Kết quả là Dế Choắt đáng thương đã chết. Sau đó, Dế Mèn rất ân hận về hành động này của mình.
Ngày xưa, có một ông vua vì muốn tìm người tài giúp nước nên hạ lệnh mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng . Câu bé thông minh của làng nọ xin được vào kinh gặp vua để cứu dân làng . Cậu gặp Đức vua , khóc và nói với Đức Vua , cha cậu mới đẻ em bé , bắt cậu đi xin sữa cho mẹ , cậu xin không được nên bị đuổi đi . Vua quát , đàn ông làm sao đẻ được . Cậu bé bèn đáp : Vậy tại sao làng con phải nộp gà trống đẻ trứng ?Vua khen câu bé thông minh . Lần sau vua sai sứ giả đưa đến một con chim sẻ , bắt cậu làm ba mâm cỗ. Cậu bé liền đưa sứ giả cây kim để nhờ vua rèn giúp một con dao mổ thịt chim .Vua phục tài và trọng thưởng cậu bé .
Rừng cháy là câu chuyện kể về cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp của cha con cậu bé An. Truyện vẽ nên khung cảnh rừng khô y nghi, tráng lệ, hoang sơ và cũng rất hùng vĩ đã chở che, tạo nên những cảm xúc êm dịu trong lòng con người nơi đây. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ không tồn tại được bao lâu khi giặc Pháp kéo đến tàn phá khu rừng. Từng đợt bom cứ vô tình phòng xuống, phá hoại tất cả. Hai cha con bé An hốt hoảng bỏ chạy khỏi sự tàn phá. Thú trong rừng cũng thi nhau chạy để tìm sự sống cho mình. Để lại trong lòng An là những buồn lo, mải miết và sự tiếc nuối về khu rừng nhiều kỉ niệm.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.
Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”.
Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:
“Dù con lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời , lòng mẹ vẫn theo con”
hok tốt
Truyện kể về nhân vật “tôi”, vào năm 1941 - năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật “tôi” và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Nhân vật “tôi” trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật “tôi” vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn luôn ở đó.
- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa - Kiều Phương. Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê - họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.