(1 điểm) Em hãy trình bày một số quy định an toàn trong phòng thực hành.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO:
Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
1. Khi làm thí nghiệm hóa học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.
3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
4. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Các quy định an toàn trong phòng thực hành :
Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định.Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay - lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm,Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành.Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định Các kí hiệu trong phòng thực hành :Tham khảo:
Những điều phải làm trong phòng thực hành là:
Để cặp, túi, balo đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng.Sử dụng dụng cụ bảo hộ (như găng tay, khẩu trang) khi làm thí nghiệm.Làm thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên.Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.Thu gom xếp dọn lại các hóa chất, rác thải sau khi thực hành;...
Những điều không được làm trong phòng thực hành là:
Ăn uống, làm mất trật tự trong phòng thực hànhĐể cặp, túi, ba lô lộn xộn, đầu tóc không gọn gàng.Đi giày dép cao gót.Không dùng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm, tự ý làm thí nghiệm.Không thực hiện các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.Vứt hóa chất và rác bừa bãi sau khi thực hành,...
Giải thích: Những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành để giữ an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, vì phòng thực hành là nơi chứa rất nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,... chính là các nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. Nếu thực hiện những điều không được làm trong phòng thực hành có thể dẫn đến một số sự cố gây mất an toàn như: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện,...
THAM KHẢO
-Những việc nên làm
1.Thực hiện các quy định của phòng thực hành
2.Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo
3.Giữ phòng thực hành ngăn nắp,sạch sẽ
4.Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa
5.Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ
6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổi đất làm, vỡ ống nghiệm,...
7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định
8. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành
-Những vược không được làm
1. Tự ý vào phòng thực hành, tiến hành thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép
2. Ngửi, niếm các hóa chất
3.Tự ý đổ các hóa chất vào nhau
4. Đổ hóa chất ở cống thoát nước hoặc là môi trường
5. Ăn,uống trong phòng thực hành
6.Chạy nhảy, làm mất trật tự
Phân biệt một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
Câu 2:
. Đối với những bạn đi bộ đến trường:
Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.
2. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:
Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.
3. Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, xe đạp điện:
Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp điện. Cả người điều khiển và người ngồi sau xe máy, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách. Người điều khiển xe máy không được uống rượu bia trước khi tham gia giao thông. Nên đi với vận tốc bình thường là 40 km/giờ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Các bạn nhớ nhắc bố mẹ dừng xe ở ngoài cổng, không được đi xe vào trong sân trường.
Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người.
Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn đã thực hiện tốt luật ATGT đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt. Cuối mỗi buổi học, các bạn còn tập trung ở dưới lán xe, hoặc trước cổng trường, gây ùn tắc giao thông. Khi đi xe đạp trên đường,còn có bạn đánh võng, đi hàng hai, hàng ba, thậm chí còn bỏ cả hai tay khi đang đi xe.Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy hay xe đạp điện vẫn còn nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm. Tôi mong rằng, qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng ta hãy loại bỏ ngay những hành vi không đúng trên. Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là: “ATGT là hạnh phúc của mọi người. Bạn và tôi hày thực hiện tốt luật ATGT nhé!”
Câu 1:
Hình 1: Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.
Hình 2: Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.
Việc bạn đi xe đạp điện để chân lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai. Hành vi kéo, đẩy xe gây nguy hiểm cho người lưu thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu chẳng may xe hư, hoặc hết xăng thì người tham gia giao thông nên tìm biện pháp khác thích hợp hơn để đảm bảo an toàn và giữ gìn văn hóa giao thông.
Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:
- Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.
Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường
- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ
- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô
- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu
- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;