Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.
- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng.
- Diễn biến:
+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.
+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người.
+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo.
+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ.
+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.
- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
- Thân bài:
+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.
THAM KHẢO
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.
- Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.
2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần
a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc
- Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo
+ Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước
+ Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin
+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.
→ Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng
- Tầm vóc
X+ Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc
-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.
+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận
→ Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.
b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần.
- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.
→ Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng
- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ
+ Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù
+ Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:
(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu
(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu
→ Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.
⇒ Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
⇒ Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.
3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả
a. Món nợ công danh
- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.
- Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.
→ Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.
b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.
- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác
- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.
- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.
→ Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn
→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.
⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão
⇒ Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.
Tham khảo nha em:
Mở bài:
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước.
- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Thân bài:
1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a) Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo
=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc
- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu
=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.
=> Như vậy:
+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội
+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.
+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng
b) Hình tượng quân đội thời Trần
- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.
+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.
=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.
=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.
2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả
- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở
- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:
+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.
=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.
Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.
Cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước, anh hùng ca. Các tác phẩm phản ánh được âm hưởng hào hùng của các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, mang âm điệu khỏe khoắn của cuộc sống yên bình, thịnh trị. Hào khí Đông A chính là bầu không khí chung đầy nhiệt huyết, mạnh mẽ của văn học thời kì này, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm, khát vọng sâu thẳm, lòng tự hào.dân tộc đẹp đẽ của con người. Nằm trong mạch nguồn ấy, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ độc đáo, được ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của triều đại nhà Trần chống giặc Mông xâm lược.
Hai câu thơ đầu tiên mở ra tư thế của người nghĩa sĩ, tráng sĩ trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Đó ià một tư thế đẹp đẽ, oai hùng, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Bản dịch thơ làm mất giá trị gợi hình của bản phiên âm. Trong bản phiên âm, có sự đối lập giữa hình ảnh người tráng sĩ và không gian trời đất, vũ trụ, nhưng không thấy con người nhỏ bé, đơn chiếc mà hiển hiện một tư thế sừng sững, uy nghi. Hình ảnh người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo tạo nên bức tượng đài nghệ thuật về con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc, không mệt mỏi, chán nản mà tràn đầy khí phách.
Câu thơ thứ hai thể hiện khí thế, sức mạnh của “ba quân”. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, đất nước. Hình ảnh cả dân tộc đứng dậy- chông ngoại xâm truyền cho người đọc một cảm hứng ngợi ca, tự hào sâu sắc. So với bản phiên âm, bản dịch thơ chưa chuyển tải được khí thế hào hùng của dân tộc chống ngoại xâm khi đánh mất chữ tì hổ. Đó chính là ý thức sâu sắc của tác giả về sức mạnh, tiềm lực của dân tộc, đất nước. Đặc biệt, khí thê ấy có thể làm át cả sao Ngưu, trời cao. Sức mạnh của dân tộc lớn lao hơn cả sức mạnh của đất trời, của tạo hóa. Câu thơ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của Phạm Ngũ Lão.
Nếu như câu thơ đầu tiên thể hiện cái tôi tráng sĩ thì câu thơ thứ hai lại khẳng định cái ta cộng đồng dân tộc. Tư thế của con người được lồng trong tư thế của dân tộc. Chính sự hòa quyện, lồng ghép ấy tạo nên tứ thơ đẹp, kì vĩ, mang đậm âm hưởng sử thi, vừa hào hùng, vừa vĩ đại, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Hình ảnh người anh hung của cả một dân tộc anh hùng là hình ảnh cụ thể đặt trong hình ảnh mang tính chất khái quát, là cặp hình ảnh quen thuộc, truyền thống của thơ ca cổ, có giá trị nâng tầm thời đại, chở đi tư thế cả dân tộc đấu tranh, đầy đẹp đẽ, hiên ngang. Giọng thơ hào sảng, phấn chấn, mang đậm âm hưởng hào khí Đông A, hai câu thơ đầu là bức tranh hoành tráng về không khí chiến đấu, chiến thắng, về tư thế con người dân tộc trong đấu tranh. Thơ Phạm Ngũ Lão sử dụng hình ảnh ước lệ song vẫn bộc lộ được sự chân thực trong cảm xúc của tác giả. Hiện thực lịch sử là hoàn cảnh điển hình nảy sinh xúc cảm đẹp trong tâm hồn người nghệ sĩ và truyền cảm hứng ngợi ca, hào hùng đầy phấn chấn cho người tiếp nhận.
Hai câu thơ sau, Phạm Ngũ Lão đưa ra quan niệm về công danh, hay chính là quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến, liên quan đến thi cử, lập thân, đỗ đạt để ra làm quan. Quan niệm của Phạm Ngũ Lão có sự biến đổi mới mẻ: chí làm trai, công danh chính là sự gánh vác của con người với sự nghiệp lớn lao của đất nước, làm rạng danh dân tộc, làm vẻ vang quê hương. Quan íiiệm giặc còn, nợ công danh vẫn còn của ông thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ, lòng quyết tâm chống giặc mạnh mẽ. Người tráng sĩ phải có chí lớn, có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
Nếu công danh là chí, là nợ thì thẹn công danh cũng là điều dễ hiểu. Phạm Ngũ Lão mượn cách nói ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố mà gửi gắm tâm trạng của mình. Đó vừa là sự khiêm tốn, tế nhị, vừa là sự khẳng định một cách đúng mực về cái tôi của chính mình. Người đọc nhận ra cái thẹn cao cả, khẳng định một nhân cách đẹp đẽ, đáng kính trọng của Phạm Ngũ Lão. Như vậy, trong quan niệm của tác giả, người anh hùng phải có chí lớn, có cái tâm cao cả, phải là người anh hùng của cả một dân tộc anh hùng. Hào khí Đông A, tinh thần yêu nước không thể hiện bằng triết lí khô cứng mà là sự giãi bày nỗi lòng của tác giả, được viết ra bằng một giọng văn súc tích, “quí hồ tinh bất quí hồ đa”.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.
Đặc điểm của nhân vật Phạm Ngũ Lão là: thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường được đánh giá là bậc hiền tài. Nhiều tài năng ấy ông đã lãnh đạo quân ta hai lần chiến thắng giặc Nguyên và được ca tụng là "vị tướng bách chiến, bách thắng"
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến, đồng thời ông cũng là một nhà văn nhà thơ xuất chúng. Trong sự nghiệp văn học, ông không chỉ để lại những áng văn chính luận kiệt xuất mà còn để lại những bài thơ trữ tình đầy cảm xúc. Có thể kể đến như: Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông lần nữa, Cảnh ngày hè… Với văn chính luận, Nguyễn Trãi viết với một ngôn ngữ sắc sảo, đanh thép, trúng ý đồ; luận điểm, luận cứ và luận chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ. Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới. Còn đối với tác phẩm trữ tình, ông lại có góc quan sát hết sức tỉ mỉ, tinh tế, ông lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan khác nhau và bằng cả cái tâm. Các tác phẩm luôn ẩn chứa tâm tình, mong muốn khát vọng cho nhân dân được bình an, giàu đủ.
Câu văn nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ là: “Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.”