K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Theo em, ý kiến “Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng" là đúng. Các chi tiết thể hiện và các sự việc diễn ra trong câu chuyện đã làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng. Câu chuyện cho chúng ta thấy thứ tình cảm hồn nhiên, trong sáng của hai đứa trẻ dành cho nhau năm ấy, mặc dù mãi về sau Na vẫn tránh mặt Di, chuyển đi nơi khác sống và Di cũng không có cơ hội để gặp Na để nói lời giải thích chuyện hồi bé nữa, nhưng tình cảm, sự trân trọng, yêu thương dành cho nhau thì vẫn đó.

28 tháng 9 2023

Ý kiến trên đúng khi nói rằng "Câu chuyện Quê mẹ như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những nỗi niềm cảm thương cho tâm sự của người con gái đi lấy chồng nghèo". Câu chuyện Quê mẹ là một tác phẩm văn học mang tính chất thi ca, nó tả lại cuộc đời của một người con gái đi lấy chồng nghèo và những khó khăn, đau thương mà cô phải trải qua trong cuộc sống. Qua câu chuyện, chúng ta cảm nhận được sự đau đớn, cảm thương và đồng cảm với nhân vật chính. Bài thơ buồn trong câu chuyện truyền tải cho ta những tình cảm sâu sắc và gợi lên những suy tư về cuộc sống, tình yêu và hy vọng.

28 tháng 9 2023

Đù, cậu giỏi zậyeoeo

28 tháng 2 2021

tk:

I- Mở bài:

– Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)

II- Thân bài:

Giải thích ý nghĩa lời nhận định:

– Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.

+ Bởi lẽ, nói tới bức tư­ợng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một ngư­ời nào đó đ­ược khắc hoạ để bền vững với núi sông, tr­ường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.

– Nh­ư vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng đư­ợc hình ảnh ngư­ời chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy đ­ược xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.

Chứng minh:

Trư­ớc hết ngư­ời đọc cảm nhận đ­ược vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí.

– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá

– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu

– Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).

Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:

– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.

– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.

– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).

Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.

– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.

– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)

III- Kết bài :

– Khẳng định ý nghĩa lời nhận định….

– Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.

– Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng…

27 tháng 3 2022

vậy bạn đăng lên trang cần dùng mạng là gì khi bạn kêu là " ko chép mạng"?

:V BÓ TAY 

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. 1. Mở bài: - Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. - Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời. Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con. 2. Thân bài: - Mẹ tôi năm nay 35 tuổi Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng...
Đọc tiếp

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. 1. Mở bài: - Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. - Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời. Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con. 2. Thân bài: - Mẹ tôi năm nay 35 tuổi Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu. - Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm. Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ. Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày. - Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm. Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận. - Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập. - Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời. 3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ. Mẹ là cả một thế giới mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái. - Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui. ĐỀ 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong

0
29 tháng 8 2016

– “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.

– “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.

– Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

29 tháng 8 2016

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 

2. Giải thích 

  • Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người...) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.
  • Thơ cần có ý: (ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thi phẩm); có tình (tình cảm, cảm xúc). Đây là phương diện nội dung thơ.
  • Ý nghĩa câu nói: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc...). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức.

3. Lí giải: Tại sao thơ cần phải có hình, có ý, có tình? (1,25)

  • Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.
  • Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.
  • Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:
    • Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người...) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.
    • Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ...
    • Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức lay động lớn lao.

=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (nội dung và hình thức). 

4. Chứng minh (4,0)

4.1. Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi để chứng minh

  • Hình ảnh thơ: giản dị, đời thường, có sức tạo hình, biểu cảm, giàu ý nghĩa.
    • Nhiều hình ảnh thiên nhiên được Nguyễn Trãi miêu tả, hiện lên đa dạng: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve... với đủ mầu sắc, âm thanh và hương vị của cuộc sống.
    • Hình ảnh thiên nhiên luôn có sự vận động, giàu sức sống (thể hiện các động từ mạnh: đùn đùn, phun, tiễn,...).
    • Hình ảnh về con người và cuộc sống: Lao xao chợ cá làng ngư phủ.

=> Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh ngày hè sinh động, ấn tượng, giàu sức sống rất gần gũi, quen thuộc của nhiều vùng quê.

  • Ý, tình của tác giả (vẻ đẹp tâm hồn).
    • Tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve...đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách chân thực, tự nhiên.
    • Hình ảnh thiên nhiên được tác giả cảm nhận tinh tế, đa dạng, sinh động bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác...)

=> Tình yêu thiên nhiên và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ.

    • Tình yêu đời, yêu cuộc sống: Phải sống một cuộc sống thanh nhàn (bất đắc dĩ) nhưng tâm hồn nhà thơ không u ám mà vẫn rất yêu và gắn bó thiên nhiên, cuộc sống.
    • Tấm lòng thiết tha với dân với nước: Nguyễn Trãi luôn hướng tới cuộc sống của nhân dân, thấu hiểu cuộc sống vất vả, tần tảo của họ. Vì thế ông mong ước có được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong nhằm đem lại cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho nhân dân:"Dân giàu đủ khắp đòi phương".

=> Tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi "thân nhàn" mà "tâm không nhàn", "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

  • Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ giàu tính nhân văn: Sống lạc quan, yêu đời, gắn bó với thiên nhiên, sống có trách nhiệm với nhân dân, đất nước. 

4.2. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du để chứng minh.

  • Hình ảnh giàu sức khái quát:
    • "Hoa uyển"- vườn hoa nơi Tây Hồ xưa đẹp đẽ nay trở thành bãi hoang, gò hoang, theo thời gian và sự bể dâu của cuộc đời, cái đẹp đã biến đổi dữ dội đến tàn tạ.
    • "Son phấn", "văn chương": hình ảnh ẩn dụ chỉ sắc đẹp, tài năng của nàng Tiểu Thanh - người con gái có vẻ đẹp hoàn thiện, xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhưng lại bị thực tế phũ phàng vùi dập, phải chịu số phận bất hạnh, đau thương (mảnh giấy tàn, chôn vẫn hận, đốt còn vương).
  • Ý và tình của nhà thơ:
    • Tác giả thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh - một con người tài sắc, bạc mệnh (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn). Khóc thương cho Tiểu Thanh là khóc thương cho vẻ đẹp nhân sinh bị vùi dập.
    • Bày tỏ sự bất bình trước những bất công, ngang trái ở đời, tố cáo những thế lực tàn ác đã chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ.
    • Kí thác những nỗi niềm tâm sự qua việc tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh với những người tài hoa bất hạnh. Luôn trăn trở với "nỗi hồn kim cổ" tự vận vào mình mà không sao lí giải được (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi/Cái án phong lưu khách tự mang)
    • Gắn lòng thương người bao la với nỗi thương mình và mong muốn nhận được sự đồng cảm, tri âm của người đời. (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng).

=> Thể hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt, mối đồng cảm giữa một hồn thơ với một tình thơ.

  • Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: Thể hiện tư tưởng nhân đạo, nhân văn cao cả, sâu sắc:
    • Tình cảm nhân đạo không dừng lại ở phạm vi quốc gia mà lan tỏa ra ngoài biên giới. Phía sau lòng thương cảm con người là sự tự thương mình của một trái tim âm ỉ và trăn trở với nỗi đau thời thế.
    • Mong muốn về một xã hội tự do, công bằng, nhân ái, con người được đối xử bình đẳng (đặc biệt là người phụ nữ).

5. Đánh giá, nâng cao 

  • Chính hình, ý, tình làm nên sức sống cho các tác phẩm trên. Mỗi tác phẩm thành công là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức.
  • Quan niệm thơ của Chế Lan Viên rất đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ với người sáng tác mà với cả người tiếp nhận. Từ thấy đến nghĩ đến rung động là hành trình hình thành của tác phẩm thơ và cũng là hành trình đánh thức người đọc của thi phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm mới làm nên sự sống cho tác phẩm. Độc giả cũng phải mở lòng mình để cảm nhận sâu cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
  • Nhận định là bài học cho bản thân khi tiếp nhận văn chương và sự trân trọng với những tác phẩm văn học, tài năng sáng tạo và tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm.