Nêu cảm nhận về đoạn thơ sau Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi trường sơn nhòa trời lửa Chào em em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa sài gòn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Bài thơ viết theo thể thơ tự do . gặp nhé, giữa Sài gòn.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương)
Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa
Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan)
Trả lời:
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
- Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập.
- Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm.
- Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu.
- Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải.
→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.
Đáp án
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)
b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)
HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)
- Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)
- Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)
- Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)
→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.
Đoạn thơ trên gợi lên cảm giác của một buổi sáng hè tươi đẹp đc thể hiện qua các hình ảnh : đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên và da trời xanh ngắt thần tiên. Hình ảnh đường lớn mang tên Bác Hồ vs màu đỏ rực cùng Trường Sơn mây núi lô xô tạo ra cảm giác sống động và rất Việt Nam. Hình ảnh quân đi và sóng lượn nhấp nhô bụi hồng tượng trưng cho sự chiến đấu và hy sinh trong cuộc sống.Đoạn thơ truyền tải cho chúng ta một không khí rất tươi vui, đầy sự kỳ vọng và tự hào.
Quê tôi có biết bao nhiêu cảnh đẹp đã gắn bó với tôi suốt thời gian qua,nhưng có lẽ tôi yêu quý nhất là con sông Thái quê tôi.Nó đã cùng tôi trải qua bao tháng ngày yêu dấu và bao kỉ niệm thân thương còn đọng lại trong tôi
Con sông hiền hòa,uốn lượn quanh làng như vọng tay người mẹ vỗ về che chở cho con.Con sông này đã tắm mát tâm hồn tôi,tắm mát tuổi thơ bé bỏng của tôi và nó đã tiếp thêm cho tôi tình yêu quê hương sâu sắc.Nước sông có màu xanh biếc,trong veo như mặt gương soi bóng vạn vật.Sông đẹp nhất là vào những ngày hè.
Mình sẽ viết tiếp nữa khi bạn cho rằng mình viết không lạc đề!
tiếp:
Buổi sang,khi ông mặt trời thức giấc,từng vầng đỏ ối rực rỡ tỏa ra ở phía đằng đông,dòng sông sáng bừng lên dưới ánh ban mai tươi đẹp.Mặt trời lên cao hơn,từng vầng nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng.Con sông khoác lên mình cái áo lụa đào tuyệt diệu như nàng công chúa xinh đẹp nết na.Con sông soi bóng hai hàng tre xanh mượt và nó còn vang vong âm thanh,hơi thở của làng quê nhỏ.Trưa đến,con sông hòa mình vào hơi lửa nóng nực.Vậy mà con sông lại dịu đi khi khoác lên mình bộ áo the xanh duyên dáng.Chiều chiều,khi ánh hoàng hôn buông xuống,tôi lại ra sông hóng mát.Con sông thật rạng rỡ trong cái áo vàng lung linh của trời khi về xế chiều.Mặt nước long lanh phản chiếu từng ánh hoàng hôn.Mấy chú chuồn ớt chao liêng quanh con sông rồi ngỡ ngàng khi thấy bóng mình dưới mặt nước.Những cô nàng mây hối hả đến soi mình rồi bay đi mất.Trẻ con trong làng tui ba,tụi bảy Ngồi dưới gốc cây trò chuyện ríu rít.Tối tối,khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre,soi bóng xuông dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng.Lúc này,mặt sông màu tím biếc như thảm nhung mềm mại phủ lên bề mặt sông.Trên tấm thảm nhung ấy là lấp lánh ánh dát vàng và muôn ngàn vì sao sáng.
Tuổi thơ tôi đã trôi êm đềm bên con sông quê hương và những cảm giác khoang khoái,dịu êm của con sông quê hương vẫn mãi mãi bên tôi.Ấn tượng biết mấy,con sông Thái quê tôi
Ủng hộ cho mình nha,mình không chép mạng đâu!
Trả lời
Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.
Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng,
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
~Học tốt!~
Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.