Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì
Câu 2
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...”
- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:
Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!
Câu 3
- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.
- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc
Câu 4
- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.
+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.
Câu 1:
Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì
Câu 2
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...”
- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:
Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!
Câu 3
- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.
- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc
Câu 4
- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.
+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.
2 câu thơ là lời tâm sự của cha với con. Có thể trước đây người cha cũng từng có ước mơ được sống và gắn bó với biển cả. Khi gặp ước mơ bây giờ của con, người cha bỗng nhiên như tìm lại được mình ngày xưa
Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học cho bản thân là.Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc (đặc biệt đối với trẻ thơ) để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra. Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, trí tưởng tượng sáng tạo của mọi người.Cần biết trân trọng và không quá nặng nề về giá trị vật chất trong những món quà khi được trao tặng.
-Bạn có thể thêm 1 số tử hoặc câu văn để bài thêm hoàn chỉnh nha mình chỉ tìm ý thôi
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
b. Thành phần phụ chú: "cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau cửa sổ"
Thành phần phụ chú trên bổ nghĩa cho từ "cánh buồm"
c. Phép liên kết câu trong đoạn văn:
- Phép lặp: Cánh buồm - Cánh buồm.
- Phép thế: con đò, cánh buồm, cánh buồm nâu bạc => đều chỉ một sự vật là "con thuyền"
d. Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn đó là phép ẩn dụ "miền đất mơ ước".
"Miền đất mơ ước" chính là miền đất mà Nhĩ không bao giờ còn có thể đặt chân tới. Nhĩ vốn là người quảng giao, đi nhiều, chưa từng bỏ xót một xó xỉnh nào trên quả địa cầu, nhưng chỉ riêng bãi bồi bên sông là anh chưa từng đặt chân tới. Trong những ngày cuối đời, khi anh bị liệt nửa người và việc di chuyển từ mép giường ra đến cửa sổ cũng khó khăn như đi nửa vòng trái đất, thì việc đặt chân sang bãi bồi bên sông chính là tượng trưng cho những việc, những giá trị vốn quen thuộc, bình dị, ý nghĩa nhưng lại bị con người lãng quên. Con người cả cuộc đời thường đuổi theo những giá trị hư ảo, danh vọng, địa vị nhưng khi nhìn lại, họ dường như quên đi mất những gì vốn quen thuộc, gần gũi với mình. Nói như Nguyễn Minh Châu thì vì những "vòng vèo chùng chình" của cuộc sống mà con người đã không thể đặt chân tới được "vùng đất mơ ước". Hình ảnh ẩn dụ này nói riêng và cả thiên truyện nói chung đã gợi ra những ý nghĩa triết lý sâu sa về cuộc sống và về cuộc đời/
1. Tham khảo bài viết trên Giáo dục thời đại:
1. Sang thu gồm mười lăm câu thơ, chia làm ba khổ, cả bài thơ chỉ có một dấu chấm (.): Mở đầu bài thơ là những tín hiệu báo thu về, tiếp đến là quang cảnh đất trời vào thu, và bài thơ được kết lại bằng những biến chuyển trong lòng cảnh vật và suy ngẫm của nhà thơ trước cuộc đời. Theo mạch vận động của tứ thơ, cảnh vật tựa hồ như một cuốn phim quay chậm dần hiện lên. Vẻ đẹp của bài thơ nằm trong chính mạch chuyển vận tinh tế ấy.
Sang thu được chia làm ba khổ khúc chiết, nhưng nhịp thời gian chuyển dịch qua ba khổ thật khó phân định. Từ đầu đến cuối bài thơ các hình ảnh thơ, trạng thái sự vật đều mang hơi thu, dáng thu. Đó là hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, nắng vẫn còn, mưa đã vơi, sấm bớt bất ngờ và hàng cây đứng tuổi… Nhưng thật ra, trong sự dính liền của hệ thống hình ảnh, vẫn có một sự chuyển vận của tự nhiên, của vạn vật khi đất trời sang thu.
Cả bài thơ đều nằm trong sự vận động sang thu, nhưng mỗi khổ thơ mang một dáng vẻ: Khổ một, cảnh vật là những tín hiệu mách bảo sự hiện diện đâu đó của mùa thu từ góc nhìn vườn ngõ Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se/ Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về; Khổ hai nghiêng về cảnh sắc thiên nhiên, mây trời, sông nước chuyển mình sang thu Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã, Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu; Khổ ba nghiêng về những những biến đổi bên trong các hiện tượng thiên nhiên và tạo vật Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi.
Có thể thấy, ba khổ thơ làm nên hành trình chuyển vận của thiên nhiên: Từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ ngoài vào trong… Sự chuyển vận tinh tế nhưng cũng rất mãnh liệt. Từ sự chuyển vận của tứ thơ trên bề mặt câu chữ của bài thơ Sang thu, nhà phê bình Chu Văn Sơn đã phát hiện ra “mạch cảm nghĩ” của thi sĩ trước mùa thu: “Sau một thoáng ngỡ ngàng ở khổ một …Hình như thu đã về, là đến niềm say sưa ở khổ hai …
Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu, và kết lại ở khổ ba với vẻ trầm ngâm …Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi. Tương ứng với những cung bậc của mạch cảm là các cấp độ của mạch nghĩ. Khổ đầu: Bất giác, khổ hai: Tri giác, khổ ba: Suy ngẫm. Mạch cảm và mạch nghĩ bao giờ cũng song hành và chuyển hóa sang nhau trong cùng một dòng tâm tư. Chúng đan dệt với nhau khiến cấu trúc nghệ thuật càng tinh vi, phức tạp”.
Như vậy, rõ ràng là trong thế giới nghệ thuật của bài thơ Sang thu có một sự chuyển vận của đất trời và của dòng cảm xúc nhà thơ. Cấu trúc của chỉnh thể nghệ thuật ấy được tạo bởi sự chuyển vận ngầm đã mang lại cho người đọc những khám phá lý thú và bất ngờ.
2. Mở đầu bài thơ ta bắt gặp tiếng reo vui khi hồn thơ bất giác nhận ra những tín hiệu báo thu về:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Trong thơ thu, người đọc đã từng bắt gặp lá thu rơi trong thơ Lưu Trọng Lư, áo mơ phai dệt lá vàng trong thơ Xuân Diệu; hương cốm mới, cái chớm lạnh, xao xác hơi may trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi… Với Hữu Thỉnh, thu về bằng hương ổi, và gió se. Trong nhịp bước âm thầm của thời gian, đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu, gió thu nhẹ nhàng mang theo chút hơi “se” rất đặc trưng của mùa thu Đồng bằng Bắc bộ, hương ổi “phả” vào trong gió, lan tỏa vào không gian. Đây thực sự là những hình ảnh đặc trưng của mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc, gần gũi với con người Việt Nam.
Trong “Lời tự bạch với Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh từng trầm ngâm kể: “…giữa đất trời mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ, điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra, đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông… Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ… Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta”.
Đến hai câu tiếp theo trong khổ đầu của bài thơ, chúng ta bắt gặp sự chuyển vận của đất trời rất tinh tế. Sự vật đang ở thế vận động mạnh - hương ổi “phả”, gió “se”, bỗng như chùng lại:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sương thu như muốn đọng lại, lưu luyến, ngập ngừng trong sự chuyển dịch chầm chậm qua ngõ. Từ láy “chùng chình” đặt giữa câu thơ tạo nên sự ngắt quãng nhịp nhàng (Sương/ chùng chình/ qua ngõ), mà vẫn chứa đựng sự chuyển vận của sương trong không gian thong thả, yên bình. Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”, như để diễn tả sự cố ý trong chuyển động chậm của sương. Nó như muốn giăng mắc vào giậu rào, níu vào nhành cây khô đâu đó ở trước ngõ, đầu thôn. Ở đây, sương mang vẻ duyên dáng, yểu điệu như bóng hình thiếu nữ chưa muốn rời bước trước ngõ nhà ai. Trong cái “chùng chình” của sương, có sự níu giữ của hồn thơ, có vẻ tư lự của thi sĩ trước thời khắc giao mùa.
Trong sự chuyển mình tinh tế của cảnh vật nhà thơ nhận ra “thu đã về”. Sự hiện hữu của nó cũng không thật rõ, nhà thơ chỉ phỏng đoán bằng cảm nhận -“hình như”.
3. Nếu ở khổ thơ mở đầu, tín hiệu mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ thì đến khổ thơ thứ hai, cùng với dòng chảy thời gian, thu bước ra khỏi thời khắc giao mùa, hiện hình rõ nét. Mùa thu đi từ ngõ để đến với không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Hơi thở của thu, đến đây đã rõ rệt hơn. Sự hiện diện của thu không còn mơ hồ, không phải “hình như”nữa mà đã cụ thể, hữu hình trong thiên nhiên và tạo vật:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sông vào thu với dòng trôi “dềnh dàng”, thong thả, khoan thai, rất mềm mại và duyên dáng. Trên nền không gian ngưng đọng ấy, có chuyển động vội vã, gấp gáp của đàn chim trời trong hành trình di trú. Sự vận động của đất trời ở thời điểm giao mùa được cụ thể hóa bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật.
Từ láy “vội vã” đặt trong vế đối với từ “dềnh dàng” ở câu trên tạo nên mạch vận động từ chậm đến nhanh, từ nhẹ đến mạnh. Phải chăng có sự tương phản giữa sông dềnh dàng và chim vội vã? Dềnh dàng cũng là sự vận động nhưng diễn ra chậm, còn vội vã là nhanh. Quá trình ấy phù hợp với quy luật vận động từ chậm đến nhanh.
Nhịp cầu mong manh giữa hạ sang thu, cuối cùng đã được cụ thể qua đám mây: Vắt nửa mình sang thu. Cả đất trời đang cựa mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè đã qua - mây trời vắt nửa mình sang thu.
Hình như trong đám mây còn có làn nắng mùa hè. Hình như trong làn mây đã mang theo chút se của mùa thu. Đám mây mang trên mình cả hai mùa. Bước đi của thời gian trong hình ảnh “đám mây” vừa mãnh liệt lại vừa vô cùng tinh tế. Đó là cái tinh tế của hồn thơ nhạy cảm trước những chuyển vận của tạo vật ở thời khắc giao mùa.
Sang thu âm thầm nhưng thi sĩ vẫn cảm nhận được được sự khẩn trương trong mạch vận động.
4. Ở hai khổ thơ đầu, thu hiện hình bằng hình ảnh, bằng sự chuyển động được nhìn thấy thì ở khổ cuối, thu lắng sâu vào suy ngẫm. Hình tượng thơ, bởi vậy mang tính triết lý sâu xa:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây, song chỉ là “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu không phải “hình như… đã về” mà đã hiện hữu trong không gian. Trong sự vận động của tứ thơ, theo mạch cảm, mạch nghĩ (từ bất giác sang tri giác đến suy ngẫm, theo ba khổ thơ), “nắng”, “mưa”, “sấm” không chỉ là hình ảnh tự nhiên mà còn mang tính biểu tượng - cho những sóng gió, thăng trầm trong cuộc đời mà con người phải trải qua.
Rồi đây nàng thu sẽ ngự trị cảnh vật nhưng tác giả vẫn tin rằng hàng cây đứng tuổi vẫn còn đó. Thời gian mang tính lưỡng giá ấy để nhà thơ suy ngẫm trước cuộc đời. Qua bão giông, sóng gió của cuộc đời con người cần vững vàng, điềm tĩnh đón nhận mọi thử thách.
5.Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể được biểu hiện qua mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và hình thức. Nếu như nội dung thể hiện tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của người nghệ sĩ thông qua các chất liệu lấy từ cuộc sống thì hình thức là hình tượng, thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, nói cách khác là hệ thống các phương tiện diễn đạt để chuyển tải nội dung của người nghệ sĩ. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khăng khít với nhau. Sang thu là một bài thơ như thế.
Sang thu được viết bởi thể thơ năm chữ. Sự lựa chọn thể thơ xuất phát từ sự đòi hỏi của nội dung, từ cái nhìn của tác giả, cái mạnh của thể thơ năm chữ là chất hoài niệm, hễ non tay thì thành vè (Nguyễn Phan Cảnh - Ngôn ngữ thơ, tr.104). Chọn thể thơ này là một thử thách nghệ thuật, bởi thơ năm chữ còn gọi là thơ ngũ ngôn có cội nguồn là thể thơ truyền thống có mặt trong các sáng tác dân gian qua thể loại vè và đồng dao, tính chất cổ kính cùng với sự hạn chế về câu chữ khó diễn đạt tình cảm. Tuy nhiên, một số nhà thơ như Xuân Quỳnh với Sóng; Hữu Thỉnh với Sang thu đã rất thành công ở thể thơ này với chỉnh thể chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa vần với nhịp:
Theo vị trí hiệp vần, Hữu Thỉnh sử dụng vần chân:
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần ông sử dụng vần thông:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Điều khá thú vị ở đây là đường nét thanh điệu của bài thơ, theo thống kê, bài thơ có 60 âm tiết thì có đến 33 âm tiết vần bằng, 27 âm tiết vần trắc. Vấn đề ở đây là có nhiều cặp câu nhà thơ tạo ra sự phối thanh nhịp nhàng, nếu câu thơ trước kết thúc bằng âm tiết vần trắc thì câu thơ sau đó kết thúc là âm tiết vần bằng, sự hiện diện của nhiều thanh bằng. Ví như sự phối hợp nhịp nhàng các cặp câu: (bảng 1)
Chính sự hiệp vần ấy tạo nên sự êm ái, nhịp nhàng phù hợp với lối tâm tình và hoài niệm của tác giả.
Theo Mai Ngọc Chừ: Sự ngừng nhịp trong dòng thơ phụ thuộc vào nội dung, ý nghĩa và vào từng thể thơ cụ thể (Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng của ngôn ngữ học, tr. 38). Để tránh sự đơn điệu của thể thơ truyền thống trong cách ngắt nhịp, Hữu Thỉnh thể hiện sự tìm tòi đổi mới qua cách ngắt nhịp linh hoạt 2/3: Hình như/ thu đã về; 1/2/2: Vắt/ nửa mình sang thu. Ngoài ra, có nhiều câu không có nhịp cắt giữa dòng, mỗi dòng thơ là một nhịp:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Không gò ép và gọt dũa cầu kỳ, Hữu Thỉnh đã để lại trong lòng người đọc những câu thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu, cách xử lý nghệ thuật của ông thể hiện sự tìm tòi sáng tạo.
Trong kho tàng văn học Việt Nam luôn “tràn đầy” những trang thơ về mẹ. Bởi vậy, không hề khó để ta có cơ hội cảm nhận về người đã “mang nặng đẻ đau” khi tiếp cận với văn chương. Và giữa vùng thơ văn dạt dào tình mẹ, Y Phương đã lấp đầy khoảng trống để ca ngợi cha và tình cha. Nói với con là tác phẩm hay nhất của nhà thơ miền núi thể hiện chân thực tình cảm thương yêu vô bờ bến của người cha với đứa con thân yêu. Qua hình ảnh phụ – tử, nhà văn còn nêu ra trước mắt độc giả nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc.
Với cách nói, cách diễn đạt, cách nói ví von qua những hình ảnh cụ thể diễn tả mộc mạc gợi cảm và mạnh mẽ, cả bài thơ là lời khuyên bảo ân cần của người cha đối với con và ước muốn của người cha cũng được thể hiện xuyên suốt bài thơ. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động còn nhiều vất vả, gian lao và thử thách; con sống trong một dân tộc với những truyền thông và đức tính tốt đẹp. Không những thế, qua Nói với con Y Phương còn nêu lên lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ của quê hương và mong ước người con kế tục được những truyền thống tốt đẹp đó của quê nhà.Cả bài thơ là lời tâm sự cùa người cha, giàu cảm xúc, tuy cách diễn tả mộc mạc nhưng vẫn giúp người đọc cảm nhận được hết cái thần, hồn của nó.
Bốn câu thơ đầu bài thơ là tình yêu thương của cha mẹ đối với con:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Một không gian đầm ấm của một gia đình hoà thuận, hạnh phúc gần như được bộc lộ hết chỉ qua bốn câu thơ.Gia đình là cái nôi, là nơi xuất phát mà cha mẹ tạo dựng cho con. Người con lớn lên trong sự yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ và người con lớn lên, trưởng thành bởi sự chở che của cha mẹ, trong không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
Người cha không chỉ gợi lại cho con về gia đình mà còn gợi lại cho con nhớ về cội nguồn, nơi nuôi dưỡng dạy bảo con khôn lớn nên người:
Người đồng minh yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Những câu thơ tiếp, người cha không muốn nói gì hơn rằng con đã lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình của quê hương, con sống trong cuộc sống lao động vất vả, gian lao. Người đồng mình yêu lắm con ơi câu nói gợi tình cảm cộng đồng. Hai câu thơ tiếp theo Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát diễn tả hành động trong các công việc khác nhau. Từ đây người con biết rằng mình lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình cảm nhân hậu của quê hương. Những hình ảnh như đan, ken lại gợi cho ta một sự gắn bó khăng khít giữa người với người, chắc chắn như không thể tách rời.
Những câu thơ tiếp theo:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người cha đã cho người con thấy rõ đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước rất giản đơn của người cha. Ba câu đầu là đức tính cao đẹp của người đồng mình. Cuộc sống lao động dù có vất vả nhưng mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương. Ngoài ra, hai câu thơ Cao đo nỗi buồn – Xa nuôi chí lớn còn thể hiện sức mạnh, chấp nhận mọi thử thách và quyết vươn lên băng ý chí của mình. Những đức tính cao đẹp đó người cha muôn truyền lại cho con. Thể hiện trong ước muốn cùa người cha là người con phải tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Cuộc sống dù có khó khăn đến đâu thì cũng phải đứng vững gắn bó với quê hương, không bao giờ được rời bỏ quê hương mà phải vươn lên bằng ý chí của mình.
Người đồng mình thô sợ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ được nhỏ bé Nghe con.
Lại một đức tính nữa mà người cha muốn truyền cho con: người đồng mình tuy mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Bằng tâm hồn, ý chí của họ, bằng sự lao động cần cù nhẫn nại hàng ngày đã làm nên quê hương với những truyền thống tốt đẹp. Qua đây người cha còn muốn nhắn nhủ với con rằng sống phải có tình, có nghĩa, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận vượt qua mọi gian lao thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Hơn thế nữa, người con còn biết tự hào truyền thống quê hương, tự tin vững bước trên đường đời.
Nhưng xuyên suốt cả bài thơ lại là tình cảm cha con thắm thiết. Đó chính là tình yêu thương trìu mến, thiết tha thể hiện qua niềm tin tưởng của người cha qua lời Nói với con. Điểm lớn nhất người cha truyền cho con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ, cuộc sống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Với giọng thơ tha thiết trìu mến, ở các lời tâm tình dặn dò với cách dẫn dắt rất tự nhiên Y Phương đã tạo nên sự gắn bó, tình yêu thắm thiết giữa cha và con.
Nói với con là một thành công lớn trong con đường sự nghiệp của Y Phương. Với những lời nói rất đỗi mộc mạc và giản dị tình cảm cha con hiện lên là một tình cảm vô cùng thắm thiết và cao đẹp. Bài thơ là lời khuyên bảo và ước mong của người cha đốì với con, muốn con kế thừa đức tính tốt đẹp của người đồng mình, biết tự hào truyền thống quê hương, yêu quê hương, tự tin trên đường đời và cố gắng vươn lên, vượt qua mọi thử thách để xây dựng quê hương với những truyền thống tốt đẹp.
Điêu v~l! Mik ms lớp 6 sao mak cô chỉ cho mấy bài này rùi nhỉ
Bao gồm kiến thức từ tiểu học luôn mà