Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng nội dung vào vở ghi theo mẫu sau.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nhóm đất | Đất Feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Đất thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. | - Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. - Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu. |
Giá trị sử dụng | - Đối với nông nghiệp: + Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,... + Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực. - Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất. | - Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm. - Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. |
Tham khảo
Nhóm đất | Đất Feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Đất thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. | - Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. - Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu. |
Giá trị sử dụng | - Đối với nông nghiệp: + Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,... + Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực. - Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất. | - Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm. - Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. |
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | - Cẩm Phả, Hạ Long - Sơn Dương - Quỳnh Nhai - Nông Sơn | - Quảng Ninh - Tuyên Quang - Sơn La - Quảng Ngãi |
Dầu mỏ | - Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,… | - Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | - Tiền Hải | - Thái Bình |
Bô-xit | - Đăk Nông, Di Linh | - Tây Nguyên |
Sắt | - Tùng Bá - Trấn Yên - Trại Cau | - Hà Giang - Yên Bái - Thái Nguyên |
A-pa-tit | - Lào Cai | - Lào Cai |
Đá vôi xi măng | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá |
Titan | - Kỳ Anh - Phú Vàng - Quy Nhơn | - Nghệ An - Huế - Bình Định |
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tham khảo
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1873 | - Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân Việt Nam kháng cự quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. - Tháng 2/1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. - Tháng 2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, sau đó mở rộng đánh chiếm Gia Định. - Tháng 2/1862, Pháp đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. - Tháng 6/1862, Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì sôi nổi. - Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì. - Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kì. | - Nguyễn Tri Phương - Trương Định - Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Hữu Huân - Nguyễn Đình Chiểu - ...
|
1873 - 1884 | - Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. - Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An, nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng. - Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. | - Nguyễn Tri Phương - Hoàng Diệu - Lưu Vĩnh Phúc |
Tham khảo:
Thực vật | Cây chuối | Cây riềng | Cỏ gấu | Sen đá | Trầu không |
Cơ quan, bộ phận tạo cây con | Thân củ | Thân rễ | Thân rễ | Lá | Thân |
- Nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên: Trong tự nhiên, điều kiện môi trường cung cấp đủ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản sinh dưỡng.
Tham khảo:
Vấn đề: An ninh lương thực
Quan niệm: Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.
Biểu hiện: 2,3 tỉ người bị đói, thiếu dinh dưỡng
Giải pháp: Khẩn cấp cung cấp lương thực cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ, tăng sản xuất lương thực, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.
Tên tổ chức
Năm thành lập và số thành viên
Mục đích
Hoạt động chính
Liên hợp quốc (UN)
24-10-1945
193 thành viên
Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực lớn quốc tế và các mục tiêu chung
- Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố
- Bảo vệ người tị nạn
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội,...
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
1945
190 thành viên
Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo
- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán
- Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu...
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
1995
164 thành viên
Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuân lợi và minh bạch, nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên
- Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO.
- Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại.
- Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia
- Hỗ trợ kĩ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
11-1989
21 thành viên
- Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên;
- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực
- Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
- Hình thành cơ chế buôn bán mở cửa toàn cầu