Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | - Cẩm Phả, Hạ Long - Sơn Dương - Quỳnh Nhai - Nông Sơn | - Quảng Ninh - Tuyên Quang - Sơn La - Quảng Ngãi |
Dầu mỏ | - Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,… | - Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | - Tiền Hải | - Thái Bình |
Bô-xit | - Đăk Nông, Di Linh | - Tây Nguyên |
Sắt | - Tùng Bá - Trấn Yên - Trại Cau | - Hà Giang - Yên Bái - Thái Nguyên |
A-pa-tit | - Lào Cai | - Lào Cai |
Đá vôi xi măng | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá |
Titan | - Kỳ Anh - Phú Vàng - Quy Nhơn | - Nghệ An - Huế - Bình Định |
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tham khảo
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1873 | - Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân Việt Nam kháng cự quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. - Tháng 2/1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. - Tháng 2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, sau đó mở rộng đánh chiếm Gia Định. - Tháng 2/1862, Pháp đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. - Tháng 6/1862, Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì sôi nổi. - Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì. - Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kì. | - Nguyễn Tri Phương - Trương Định - Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Hữu Huân - Nguyễn Đình Chiểu - ...
|
1873 - 1884 | - Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước Nhâm Tuất. - Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An, nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng. - Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. | - Nguyễn Tri Phương - Hoàng Diệu - Lưu Vĩnh Phúc |
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
tham khảo
- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.
+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.
+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...
* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.
- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Các huyện đảo của Việt Nam:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
Tham khảo
Nhóm đất | Giá trị sử dụng |
Đất feralit | - Trong nông nghiệp: đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu; cây ăn quả,… - Trong lâm nghiệp: đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất và nhiều loại cây gỗ lớn,… |
Đất phù sa | - Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. - Trong thủy sản: + Đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. + Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. + Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn. |
Tham khảo
- Các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta:
+ Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển, đảo.
+ Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động làm sạch bờbiển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo…
+ Tích cực tham gia các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương.
+ Tổ chức học tập và thực hành các kĩ năng sống thích ứng với những thay đổi của tự nhiên vùng biển đảo…
Tham khảo
- Vị trí các điểm cực trên đất liền của nước ta:
+ Cực Bắc (23023’B, 105020’Đ): tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
+ Cực Nam (8034’B, 104040’Đ): tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Cực Tây (22022’B, 102009’Đ): tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
+ Cực Đông (12040’B, 109024’Đ): tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là: tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh,...
tham khảo
- Môi trường biển, đảo nước ta:
+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.
+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.
- Tài nguyên môi trường biển, đảo:
+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.
+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..
+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tham khảo
Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...
Tham khảo
Nhóm đất
Đất Feralit
Đất phù sa
Đặc điểm
- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
- Đất thường có màu đỏ vàng.
- Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.
- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.
- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu.
Giá trị sử dụng
- Đối với nông nghiệp:
+ Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,...
+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất.
- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.
- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Tham khảo
Nhóm đất
Đất Feralit
Đất phù sa
Đặc điểm
- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ
thoát nước.
- Đất thường có màu đỏ vàng.
- Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua,
nghèo các chất badơ và mùn.
- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.
- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu.
Giá trị sử dụng
- Đối với nông nghiệp:
+ Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm,
cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi
gia súc lớn,...
+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực
phẩm và cây lương thực.
- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển
rừng sản xuất.
- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây
lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.
- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản.