Bài tập: Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bài văn mẫu tham khảo:
Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.
Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.
Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.
Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.
Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.
Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.
Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.
Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là………….., học sinh lớp ……. Trường …………………… Đến với buổi thảo luận ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu với thầy cô và các bạn về một số phẩm chất của con người Việt Nam.
Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.
Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.
Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.
Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.
Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.
Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.
Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.
Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.
Thuyết minh về thể loại thơ lục bát
Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.
5.
Tham Khảo:
Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình,.. những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.
Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững chãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc kháng chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét.
Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre.
Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Những lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọn về phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng.
Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cảnh mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.
Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho xiết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ... Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...
Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc,... những món đồ lưu niệm cho khách du lịch.
Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương.
Không những vậy, hình ảnh dáng tre vững chãi đã đi vào những cuộc kháng chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đánh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến... Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng
6.
Tham Khảo:
Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ . Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận. Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao. Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày. Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.
- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu:
+ Giáo sư Tạ Quang Bửu - Nhà đại trí thức Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trích Báo Đại biểu nhân dân Tỉnh Nghệ An)
+ GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ (Trích Báo Vietnamnet.vn)
+ Tạ Quang Bửu: Nhà trí thức cách mạng, nhà khoa học tài năng (Trích Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)
- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:
+ Bác Hồ: Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam (Trích báo Tuyên giáo.vn)
+ Võ Nguyên Giáp: Võ Đại tướng - Nhà trí thức cách mạng tiêu biểu (Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân)
+ Trần Đại Nghĩa: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với căn cứ địa Việt Bắc (Trích Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang)
Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân ,tỷ phú người Việt Nam-ông Vượng có rất nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Ông sở hữu số tài sản cực lớn, tập đoàn Vingroup mỗi năm thu về lãi suất khủng. Ông là người ham học, có ý chí, là người đã đưa thương hiệu của Việt Nam vươn ra thế giới. Ông đầu tư vào nhiều hạng mục nhằm phát triển đất nước, giúp đất nước thêm phồn thịnh.
Bài học rút ra: Bản thân em cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc Năm Châu, cố học hành chăm chỉ,đem hiểu biết của thân kiến thiết nước nhà...
tham khảo
Tự bao giờ, hình ảnh về con người Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế ngợi ca và bảy tỏ lòng tự hào, yêu mến chân thành, sâu sắc. Hẳn có lẽ đó là do con người Việt Nam luôn mang trong mình những đẹp và phẩm chất cao quý.
Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.
Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.
Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.