K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
20 tháng 7 2023

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

27 tháng 12 2018

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

26 tháng 1 2022

a) 

* Về dân số

- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.

- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).

* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.

+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

26 tháng 1 2022

tk

a)

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

18 tháng 3 2017

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, nhận xét không đúng là tất cả các vùng đều có ít nhất 1 đô thị quy mô dân số từ 500001-1000000 người, vì có nhiều vùng không có đô thị quy mô từ 500001-1000000 người như Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên

=> Chọn đáp án D

16 tháng 4 2017

Chọn D

31 tháng 7 2019

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

+ Năm 1999:

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi khá lớn, chiếm 33,5% dân số.

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm 58,4% dân số.

Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 60 tuổi trở lên nhỏ nhất, chiếm 8,19% dân số.

+ Năm 2007:

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 tuổi khá lớn, chiếm khoảng 25% dân số.

Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm khoảng 66%.

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 9% dân số.

+ Năm 2007 so với năm 1999:

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm, tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.

Cơ cấu dân số nước ta đang có sự chuyển biến từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn là nước có kết cấu dân số trẻ.

- Cơ cấu dân số theo giới tính:

+ Ở nước ta, tỉ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới và đang tiến tới sự cân bằng.

 

+ Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi 0 - 14 tuổi, tỉ lệ nam cao hơn so với nữ; ở nhóm tuổi 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên, tỉ lệ nữ cao hơn so vơi nam.

5 tháng 1 2020

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quan sát tháp dân số năm 1999 và 2007 có đáy tháp thay đổi theo hướng thu hẹp dần => cho thấy dân số nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đang giảm dần.

=> Nhận xét tỉ trọng nhóm 0 – 14 có xu hướng tăng là không đúng

26 tháng 11 2018

Chọn D