K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2023

- Đoạn thơ thể hiện sự yêu mến của tác giả với Bác Hồ. Ca ngợi sự vĩ đại, hi sinh để đổi lấy độc lập của người.
- Ẩn dụ đặc sắc
+ Nhấn mạnh rằng Bác vẫn mãi sống trong tim người dân Việt Nam

7 tháng 10 2019

Đáp án B

Ẩn dụ và nhân hóa

29 tháng 9 2017

Hình ảnh ẩn dụ trong bài hình ảnh “mặt trời” – hình ảnh của Bác Hồ. Mặt trời của thiên nhiên đem tới nguồn sáng, hạnh phúc soi đường cho toàn dân tộc. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ trở nên thật đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.

Tác giả xây dựng hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện được sự tôn trọng, kính mến của tác giả và toàn dân đối với Bác – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.

+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''

+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''

- Tác dụng :

+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.

+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.

=> Ca ngợi sự vĩ đại của người

10 tháng 10 2021

Ta thấy có 2 từ mặt trời trong câu thơ trên:

Mặt trời thứ nhất chỉ mặt trời chiếu sáng cho muôn loài.

Mặt trời thứ 2 chỉ Bác Hồ trong lăng.

=> Biện pháp nghệ thuật trong câu trên là phép " ẩn dụ"

Có giá trị là để tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng "

- Điệp ngữ: " mặt trời "

- Ẩn dụ: " Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ".

10 tháng 4 2023

- Nhân hóa
- Điệp ngữ
- Ẩn dụ

11 tháng 4 2022

Đại ý của đoạn thơ trên là :

+ Tác giả thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là niềm tôn kính của dân tộc Việt Nam với Bác.

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

1. Ẩn dụ ( 2 câu thơ đầu )

=> Tác giả dùng mặt trời để ví với Bác, vầng mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, là lí tưởng của Bác mãi mãi tỏa sáng để soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.

2. Hoán dụ ( 2 câu thơ cuối):

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được liên tưởng đến những đóa hoa thực sự kính dâng, ngợi ca Người.

+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm trong cuộc đời của Bác. Hình ảnh “mùa xuân” là hình ảnh thơ đẹp và giàu sức biểu cảm nhằm tôn vinh một con người vĩ đại đã trở thành bất tử.

Đề 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trên lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi qua trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân”                                   (SGK Ngữ Văn 9,tập 2)1.Đoạn Trích trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào ?Trả lời:Đoạn trích trên được trích trong bài “Viếng Lăng Bác”.Của Tác giả Viễn Phương.2.Kể tên các...
Đọc tiếp

Đề 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi qua trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân”

                                   (SGK Ngữ Văn 9,tập 2)

1.Đoạn Trích trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào ?

Trả lời:Đoạn trích trên được trích trong bài “Viếng Lăng Bác”.Của Tác giả Viễn Phương.

2.Kể tên các biện pháp tu từ được dùng trong khổ thơ trên.Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh “Mặt trời trong lăng”

3.Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu)trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả khi vào lăng viếng Bác.Có sử dụng thành phần biệt lập và phép thế.

0
7 tháng 4 2022

Tham khảo:

Nếu khổ thơ thứ nhất là cảm xúc của Viễn Phương khi đứng đợi ở ngoài lăng, tập trung vào hình ảnh hàng tre, thì khổ thơ thứ 2 là cảm xúc của nhà thơ khi đứng đợi ở ngoài lăng, tập trung hình ảnh mặt trời và dòng người :

Trích thơ

Điệp ngữ " ngày ngày " nhấn mạnh sự tuần hoàn vs nối tiếp của thời gian. Ở đây có 2 hình ảnh mặt trời : " mặt trời trên lăng " và " mặt trời trong lăng ". Một mặt trời đi qua trên lăng thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Nghệ thuật nhân hóa đã làm hình ảnh trở nên sinh động và gần gũi hơn. Hình ảnh ẩn dụ đẹp, đầy sáng tạo " mặt trời trong lăng " chỉ Bác Hồ. Nếu mặt trời của tự nhiên ngày ngày tỏa sáng đem đến sức sống cho muôn vật muôn loài thì mặt trời trong lắng - Bác- một vầng dương tỏa sáng, soi đường chỉ lối đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ. Trong cảm nhận của tác giả thì hình ảnh mặt trời rất đỏ còn là nhiệt huyết của cách mạng, là sức nóng của trái tim và là ánh sáng của trí tuệ.

Trong khổ thơ có xuất hiện 2 cặp hình ảnh thực và ẩn dụ đối nhau. 2 câu thơ đầu là hình mặt " mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng ". 2 câu tiếp theo là hình ảnh " dòng người " và " tràng hoa ".

Dòng người như dòng chảy liên tục ko ngừng vào viếng lăng Bác trong thương nhớ. Cuộc đời mỗi người là 1đóa hoa, muôn đóa hoa kết lại thành 1 tràng hoa để dâng lên Bác. Hình ảnh " 79 tuổi xuân " là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc dời của Người. Người đã đi qua 79mùa xuân và mang đến cho dân tộc VN 1mùa xuân đẹp nhất

Như vậy với thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng mà sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp mà gợi cảm đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc biết ơn thành kính của VP khi vào viếng lắng Bác đồng thời ca ngợi công lao vĩ đại của Người