K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2023

Khái niệm về hình thức đẻ con là mô tả khái quát về các phương pháp đẻ con có thể được sử dụng, bao gồm phương pháp tự nhiên, phương pháp đẻ bằng cách phẫu thuật (như sinh mổ), phương pháp sinh đôi, vv. Trong khi đó, đặc điểm về hình thức đẻ con là các chi tiết và đặc điểm cụ thể của từng phương pháp đẻ con, bao gồm chi tiết về quá trình, thời gian, độ an toàn, vv. Vì vậy, đặc điểm về hình thức đẻ con cung cấp các thông tin cụ thể chi tiết, trong khi khái niệm về hình thức đẻ con chỉ là một mô tả chung.

 

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới mà k kèm theo sự kết hợp tinh trùng và trứng. Ở đa số các động vật sinh sản vô tính, sinh sản dựa hoàn toàn và nguyên phân.

Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giao tử đơn bội hình thành tế bào lưỡng bội, hợp tử. Con vật phát triển từ hợp tử đến lượt mk lại tạo giao tử qua giảm phân.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

- Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh.

- Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ

- Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.

- Không đa dạng di truyền.

- Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau.

- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Có sự đa dạng di truyền.

Ý nghĩa

→ Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

→ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

2 tháng 5 2022

Tham khảo

undefined

26 tháng 10 2021

Trên mạng có rất nhiều những định nghĩa về từ tượng thanh và từ tượng hình nhưng để chính xác nhất các em nên dựa theo sách giáo khoa đề cập.

Theo đó từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.

Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.

Điểm chung: Cả từ tượng thanh và từ tượng hình hầu hết đều là từ láy. Đây là điểm cơ bản.

6 tháng 11 2023

- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Hiện thực lịch sử: 

+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).

- Nhận thức lịch sử:

+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.

VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".

- Khái niệm Sử học:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

12 tháng 12 2017

trong SGK có mà

14 tháng 7 2018

Có Trong SGK lớp 4,5,6

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Phân biệt đất và vỏ phong hóa:

+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).

+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.3.Đặc điểm chung của bò sát.4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.5.Vai trò của bò sát.6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.8.Giải thích đặc...
Đọc tiếp

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.

2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.

3.Đặc điểm chung của bò sát.

4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.

5.Vai trò của bò sát.

6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.

7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.

8.Giải thích đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.

10.Phân biệt các bộ của lớp thú.

11.Phân biệt các hình thức sinh sản ở thú.

12.Chứng minh được thú là lớp động vật tiến hóa nhất.

13.Giải thích các hình thức sinh sản của thú.

14.Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

15.Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học.?Ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học.?

16.Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học.

17.Vai trò của động vật trong đời sống của con người.

18.Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt là các động vật quý hiếm.

 P/s: Giúp mình nha! Được thì giải ngay và hết giùm mình trong hôm nay luôn nha! ^^ Cám ơn nhiều! <3

8
22 tháng 4 2016

Câu 8 

- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

22 tháng 4 2016

Câu 1 

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.

Bạn tham khảo nha: 

1. Từ đơn, từ phức 

- Khái niệm, đặc điểm: Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ mượn của nước ngoài như ra-đi-ô, ti-vi,… mặcdù có nhiều hơn 1 tiếng nhưng vẫn là từ đơn.

Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.

Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…

Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…

2. Ẩn dụ 

Khái niệm: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khi các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên một sự vật hiện tượng khác khi cả 2 có những nét tương đồng với nhau. Nhờ đó, việc diễn đạt của người dùng sẽ được tăng thêm phần gợi cảm, gợi hình.

Ví dụ: 

Ví dụ 1:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ "

3. Thành ngữ: 

- Khái niệm đặc điểm: Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

- Ví dụ: Ăn trắng mặc trơn

4. Từ đa nghĩa: 

- Ví dụ: Khái niệm đặc điểm: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. 

- Ví dụ: Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”

Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể

Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh

Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó

5. Từ đồng âm

- Khái niệm đặc điểm: Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa).

- Ví dụ:  tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

6. Từ mượn: 

- Khái niệm đặc điểm:Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

- Ví dụ:  Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.

7. Câu mở rộng vị ngữ bằng cụm từ:

- Khái niệm đặc điểm: Mở rộng vị ngữ (mở rộng thành phần) là câu được bổ sung thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

- Ví dụ: 

- Cả ngày chủ nhật, tôi chỉ ăn uống, học bài

Phân tích: 

+ Cả ngày chủ nhật: trạng ngữ

+ Tôi: chủ ngữ

+ Chỉ ăn uống: vị ngữ 1

+ Học bài: vị ngữ 2

 

 

 

12 tháng 12 2017

trong sgk lớp 6 tập 1 đấy bạn